Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

TRINH NỮ HOÀNG CUNG

Tên khác ; Hoàng cung trinh nữ, tỏi thái lan
Tên khoa học : Crinum latifolium L.
Họ : Thủy tiên Amaryllidaceae.
1. Mô tả phâ bố
Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ thân như củ hành tây, đường kính từ 10-15cm. Bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả dài 10-15cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80-100cm, rộng 3-8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lõm thành rãnh, măặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím. Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa trên một cánh hoa dài 30-60 cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ.
Trinh nữ hoàng cung được trồng khắp nơi ỏ nước ta, các nước Thailand, Campuchia cũng có.
cay trinh nu hoang cung
2. Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng là lá Trinh nữ hoàng cung tươi hoặc phơi khô. Một số nơi còn dùng cán hoa và thân cây thái nhỏ phơi khô
3. Thành phần hóa học
Dược liệu Trinh nữ hoàng cung có chứa gluco ancaloid là latisolin, ngoài ra còn có các ancaloid khác như pratorimin, pratosin …
duoc lieu trinh nu hoang cung
4. Công dụng, cách dùng
Dược liệu Trinh nữ hoàng cung dùng để chữa u xơ, ung thư tử cung đối với phụ nữ,cũng như u xơ và ung thư tuyến tiền liệt đối với nam giới.
Liều dùng : 3 lá khô /ngày

CÂY LẠC TIÊN

Tên khác : Nhãn lồng – Tây phiên Liêu
Tên khoa học : Passiflora foetrida L
Họ : Lạc tiên (Passifloraceae)
1. Mô tả và phân bố
Lạc tiên là loại dây leo bằng tua cuốn, lá mọc cách, hình tim chia làm 3 thùy nhọn; toàn thân, lá có lông mềm. Hoa đơn độc, có 5 cánh màu trắng hơi phớt tím. Quả hình tròn hay hình trạng,. bên ngoài được bao bởi lá bắc tồn tại (trông giống như cái đèn lồng); khi chín có màu vàng, trong chứa. nhiều hạt mọng có vị ngọt, thơm, ăn được. Lạc liên mọc hoang khắp nơi ở nước ta và nói chung các nước vùng nhiệt đới.
cay lac tien
2. Công dụng, cách dùng
dược liệu lạc tiên
Lạc tiên có tác dụng thanh tâm, an thần, dưỡng cản. Dùng chữa các bệnh như: suy nhược thần kinh, mất ngủ, kém ngủ, tim hồi hộp. Cách dùng: Uống với liều 10 – 30g/ngày, đang thuốc sắc, hoặc sirô.

KIM NGÂN

Tên khác: Nhẫn đông Booc kim ngân (Tày) – Chừa giang khằm (Thái)
Tên khoa học: Lonicera japonica Thumb.
Họ: Kim ngân (Caprifoliafeae)
1. Mô tả, phân bố
Kim ngân là loại dây leo bằng thân quấn. Thân non có lông màu nâu đỏ. Thường mọc thành bụi. Lá mọc đối, hình trứng và xanh tốt quanh năm. Hoa mọc kẽ lá màu trắng, sau ngả sang màu vàng. Quả hình cầu, màu đen.
Kim ngân mọc hoang hay được trồng nhiều Ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Ninh Bình, Hà Tây,…
cay kim ngan hoa
2. Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng làm thuốc của Kim ngân là Hoa (Kim ngân hoa) và Thân, cành, lá (Kim ngân cuộng).
Hoa được thu hái khi hoa chưa nở hay mới nở, đem sấy sinh rồi phơi hay sấy khô. Kim ngân hoa có màu vàng ngà, mùi thơm đặc biệt. Thân, cành và lá thu hái quanh năm, đem phơi sấy khô.
Dược liệu kim ngân hoa đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
3. Thành phần hóa học
Hoa của cây Lonicera japonica có flavonoid thuộc nhóm navon là linocerin, inozỉtol, carotenoid như ε-caroten, cryptoxanthin, auroxanthin.
Toàn cây có saponin, luteolin, inosilol, carotenoid là cryptoxanthin.
duoc lieu kim ngan hoa
4. Công dụng, cách dùng: .
Dược liệu kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ mụn nhọt chống dị ứng, kích thích hệ miễn dịch, giúp tiêu hóa, chống co thắt.
Dùng chữa các chứng bệnh: dị ứng, mụn nhọt, ban sởi, lở ngứa, mày đay,rôm sẩy, giải độc…
Cách dùng: Uống 12 – 16g. dạng thuốc sắc, hãm hay hoàn tán. Có thể dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

XÍCH THƯỢC


Tên dược: Radix paeoniae Rubra
Tên thực vật: 1) Paeonia lactiflora pall; 2) Paeonia veitchii Lynch.
Tên thông thường: rễ cây hoa mẫu đơn đỏ
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: rễ được đào vào mùa thu. Sau khi loại bỏ rễ xơ và bỏ vỏ, rễ được phơi khô, ngâm nước và thái miếng.
Tính vị: đắng và hơi lạnh
Quy kinh: can
Công năng: a) thanh nhiệt lương huyết; b) trừ huyết ứ và giảm sưng nề
Chỉ định và phối hợp:
  • Các bệnh có sốt trong đó nhiệt tà ngoại sinh xâm nhập phần dinh và huyết biểu hiện phát ban, nôn máu, chảy máu cam, chất lưỡi đỏ thẫm: dùng Xích thược phối hợp với Sinh địa hoàng và Mẫu đơn bì.
  • Huyết ứ biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, viêm cấp có sưng nóng đỏ đau do ngoại thương: dùng Xích thược phối hợp với Xuyên khung, Ðương qui, Ðào nhân và Hồng hoa.
  • Mụn nhọt: dùng Xích thược phối hợp với Kim ngân hoa và Liên kiều.  
Liều lượng: 3-10g
Thận trọng và chống chỉ định: không nên phối hợp vị thuốc này với Lê lô.

BẠCH THƯỚC (RỄ)

(Radix Paeoniae lactiflorae)
Tên khác: Thước dược – Thước
1. Nguồn gốc, đặc điểm
Là rễ đã bỏ vỏ và phơi sấy khô của cây Thước dược (Paeonia lactiflora Pall.), thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Bạch thước có dạng hình trụ tròn, thẳng, đôi khi hơi uốn cong, hai đầu phẳng, dài 10-20cm, đường kính 1-2cm. Mặt ngoài màu trắng hoặc hồng nhạt, nhẵn hoặc có nếp nhăn dọc và vết tích của rễ con. Bạch thước không mùi, vị hơi đắng và hơi chua.
Dược liệu Bạch thước đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
cay bach thuoc
2. Thành phần hóa học
Bạch thước có chứa các loại hoạt chất chính như: Terpen, Poliphenol, đường, alcol, acid béo, tanin, tinh dầu…
duoc lieu bach thuoc
3. Công dụng, cách dùng
Dược liệu Bạch thước có tác dụng nhuận gan, bổ máu, lợi tiểu, chống co thắt dạ dày, ngoài ra còn có tác dụng giảm huyết áp. Dùng chữa các chứng bệnh: Đau tức ngực, mồ hôi trộm, tả, lỵ, kinh nguyệt không đều, đau dạ dày.
Cách dùng: Uống 12 – 20g/ngày, dạng thuốc sắc hay hoàn tán.
Lưu ý: Người bị đầy bụng không nên dùng Bạch thước.

DỪA CẠN CHỮA BỆNH TIM MẠCH

Dừa cạn: Catharanthus roseus, họ Trúc đào (Apocynaceae) (Kartharos: tinh khiết, anthos: hoa)
1.  tả: Cây nhỏ, bộ rễ rất phát triển, thân gỗ ở phía gốc, mềm ở phía trên. Mọc thành bụi dày, có cành đứng
  • Lá mọc đối thuôn dài, đầu lá hơi nhọn, phía cuống hẹp nhọn
  • Hoa màu trắng hoặc hồng, mùi thơm, mọc riêng lẻ ở các kẽ lá phía trên
  • Quả gồm 2 đại mọc thẳng đứng, hơi ngả sang 2 bên, trên vỏ có vạch dọc, đầu quả hơi tù, trong chứa 12-20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng, trên mặt hạt có các hột nổi, thành đường chạy dọc
cay dua can
2. Phân bố: mọc hoang và được trồng ở nhiều nước nhiệt đới: Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia …
3. Bộ phận dùng: lá
4. Thành phần hóa học: có tới trên 70 alcaloid trong đó có các alcaloid quan trọng sau: ajmalicin, vinblastin (Vincaleucoblastin), vincristin (Leurocristin)…
5. Tác dụng  công dụng:
  •   Cao lỏng của dừa cạn có tác dụng hạ huyết áp, an thần gây ngủ và có độc tính nhẹ.
  • Vinblastin và vincristin có tác dụng chống ung thư trên mô hình thực nghiệm, đặc biệt tác dụng chống bệnh bạch cầu (tác dụng làm giảm bạch cầu)
  • Chế phẩm Vinblastin sunfat, lọ bột đông khô pha tiêm tĩnh mạch 10mg; Vincristin sunfat, lọ bột pha tiêm tĩnh mạch 1mg. Viên Vinca 3mg chữa cao huyết áp.
  • Nhân dân còn dùng lá dừa cạn dưới dạng thuốc sắc làm thuốc lợi tiểu, chữa huyết áp, tiểu đường. Rễ có tác dụng trừ giun, chữa sốt

BÁCH BỘ

Tên khác: Dây ba mươi – Dây đẹt ác – Dây trói trâu.
Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour.
Họ : Bách bộ (iStemonaceae)
1. Mô tả, phân bố
Bách bộ là loại dây leo, lá mọc đối phiến lá hình tim nhọn, gân lá song song, mép lá nhẵn. Hoa tự mọc ở kẽ lá, màu vàng đỏ. Quả nang hình trứng, trong có 4 hạt. Bách bộ mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi nước ta. Các tỉnh có nhiều Bách bộ là: Phú Thọ, Lào Cai, Thái Nguyên, Hòa Bình, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà tĩnh…
cay bach bo
2. Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng làm thuốc của cây bách bộ là rễ củ. Thu hái vào cuối thu năm trước đến đầu xuân năm sau. Đào lấy rễ củ, loại bỏ đất cát và rễ con, đổ qua hơi nước (hoặc nhúng vào nước sôi), lấy ra đem phơi hoặc sấy nhẹ cho khô. Những củ lo có thể bổ dọc làm đôi. Bách bộ không mùi, vị hơi ngọt, sau đắng. Bách bộ đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
3. Thành phần hóa học
Bách bộ có chứa nhiều alcaloid, trong đó hoạt chất chính là stemonin.
duoc lieu bach bo
4. Công dụng, cách dùng
Bách bộ có tác dụng nhuận phổi, tiêu đờm, sát trùng. Dùng các chứng bệnh: Ho mới hay ho lâu ngày, ho gà.
Cách dùng: Uống 3 – 9g/ ngày, dạng thuốc sắc, cao lỏng, hay bột.
Dùng ngoài có thể sắc lấy nước để chữa ghẻ, diệt chấy rận.

CÂY THẢO QUYẾT MINH

Tên khác: Cây Muồng ngủ – Cây đậu ma- Quyết minh tử (TQ)
Tên khoa học: Cassia tora L.
Họ: Đậu (Fabaceae)
1. Mô tả, phân bố
Cây thảo, sống hàng năm, cao 60 – 90cm. Lá kép một lần lông chim chẵn, mọc so le, gồm 2 – 3 đôi lá chét, hình trứng ngược. Hoa mọc 1 – 3 cái ở kẽ lá, màu vàng. Quả loại đậu, hình trụ, dài 8-14cm, trong chứa 8-20 hạt. Hạt hình trụ, hai đầu vát chéo giống viên đá lửa, màu nâu xám, bóng, xếp thành một hàng dọc.
Cây mọc hoang ở các bãi cỏ, ven đường vùng trung du và miền núi khắp đất nước ta. Các tỉnh có nhiềuThảo quyết minh là: Nghệ An, Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh…
cay thao quyet minh
2. Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng làm thuốc của Thảo quyết minh là hạt (semen Cassiae torae) thu hái vào mùa thu, khi quả già (bắt đầu đen vỏ ngoài), cắt cả cây đem về phơi khô, đập lấy hại, loại bỏ tạp chất rồi phơi lại cho thật khô. Độ ẩm không quá 12%, tạp chất không quá 2%.
Dược liệu Thảo quyết minh (hạt) đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
3. Thành phần hóa học
Hạt Thảo quyết minh có chứa antraglycosid, albumin, lipid, chất nhầy, chất màu, tanin.
duoc lieu thao quyet minh
4. Công dụng, cách dùng
Thảo quyết minh có tác dụng, nhuận tràng, tẩy (tùy liều dùng), mát gan, lợi mật, lợi tiểu, thanh nhiệt và làm sáng mắt… Dược liệu dùng chữa các chứng bệnh: Táo bón, nhức đầu, mắt đau sưng đỏ hay có màng mộng, mất ngủ , cao huyết áp…
Cách dùng. Uống 5 -log/ngày, dạng thuốc sắc, thuốc bột. Có thể dùng sống hoặc sao (sao thì tác dụng nhuận tẩy sẽ giảm). Thảo quyết minh thường được dùng phối hợp với các dược liệu khác.
Lưu ý: Người bị đi lỏng không dùng.

BA GẠC

Tên khoa học Rauwolfia verticillata, họ Trúc đào (Apocynaceae).
Tên khác: La phu mộc (dịch âm Trung Quốc của chữ Rauwolfia), santo (Sapa: santo là ba chạc: cây có 3 lá chia 3 cành), lạc toọc (Cao Bằng: nghĩa là 1 rễ)
1.  tả
  • Cây nhỏ, thân nhẵn, trên mặt thân có những lỗ sần nhỏ của bì khổng
  • Lá mọc đối nhưng thường mọc vòng 3 lá một.
  • Hoa hình ống, màu trắng
  • Quả hình trứng khi chín có màu đỏ tươiqua ba gac
2. Phân bố:
Mọc hoang ở vùng rừng núi Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai…
3. Bộ phận dùng: rễ
4. Thành phần hóa học : Tới nay đã phân lập được 50 alcaloid trong đó có các alcaloid quan trọng như: reserpin, ajmalin, raubasin…
5. Tác dụng  công dụng:
  • Reserpin là hoạt chất quan trọng nhất của ba gạc, có tác dụng làm hạ huyết áp, đối với hệ thần kinh trung ương nó có tác dụng ức chế gây an thần. Viên nén 0,1mg, 0,25mg, thuốc tiêm 5mg/2ml dùng điều trị bệnh cao huyết áp.
  • Ajmalin trong ba gạc có tác dụng làm mất nhịp tim không đều nên được dùng trong bệnh tim đập không đều( ngoại tâm thu, tim nhanh loạn nhịp). Dạng viên 50mg, ống tiêm 2ml được dùng điều trị loạn nhịp.
  • Raubasin có tác dụng làm giảm sức cản ở các động mạch nhỏ nên tăng cường lượng máu cung cấp cho các mô. Viên nén hay viên bọc đường 1-5mg, và 10mg, ống tiêm 10mg/3ml dùng trong các trường hợp tai biến mạch máu não, rối loạn tâm thần do chứng suy não ở người già, viêm động mạch chi dưới.
  • Ngoài ra còn có các chế phẩm viên Raucaxin, viên Raudixin.
Ba gạc Ấn Độ: Rauwolfia serpentina, họ Trúc Đào (Apocynaceae)
ba gac an do
  •  Cây nhỏ, ít có cành.
  •  Lá mọc vòng 3-4 lá, có khi mọc đối
  •  Hoa màu hồng, mọc thành chùm
  •  Quả nhỏ hình trứng, khi chín có màu tím đen

THỔ HOÀNG LIÊN

Tên khác: Hoàng liên đuôi ngựa – Mã vĩ hoàng liên (TQ)
Tên khoa học: Thalictrum foliolosum DC.
Họ: Hoàng liên (Ranumculaceae)
1. Mô tả, phân bố
Thổ hoàng liên thuộc loại cây thảo, sống nhiều năm, cao 40-100cm, thân mỏng mảnh. Lá kép 3lần lông chim, có cuống dài, lá chét hình trứng hoặc bầu dục, mép lá chét có khía răng cưa thưa, gân lá chét hình chân vịt. Cụm hoa hình cờ, phân nhánh nhiều, màu phớt tím, cuống hoa nhỏ dài. Quả nhỏ hình thoi, đầu hơi có mỏ. Thân rễ to, có nhiều mấu, bẻ ngang thịt rễ có màu vàng tươi.
Cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh vùng núi Tây Bắc nước ta; Trung Quốc, ấn Độ cũng có Thổ hoàng liên mọc.
cay tho hoang lien
2. Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng làm thuốc của cây Thổ hoàng liên là thân rễ (Rhizoma Thalictri). Thu hái tốt nhất là vào mùa thu, đông. Khi cây khô lụi, đào lấy rễ, dội nước cho sạch đất cát, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rễ con rồi phơi hoặc sấy khô Ở 50 – 60oC, đạt độ ẩm không quá 12%.
Dược liệu Thổ hoàng liên đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
3. Thành phần hóa học
Thân rễ có alcaloid, chủ yếu là berberin.
duoc lieu hoang lien
4. Công dụng, cách dùng
Dược liệu Thổ hoàng liên có lác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, thanh nhiệt. Dùng chữa các chứng bệnh: viêm ruột, lỵ trực khuẩn, viêm họng, viêm gan, đau mắt.
Dùng thay thế vị Hoàng liên trong các phương thuốc hay làm nguyên liệu chiết xuất berberin.
Cách dùng: Uống 4 – 12g/ngày, dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc viên.
Lưu ý: Người khí hư, tỳ vị hư hàn không dùng.

HOÀNG BÁ (VỎ)

(Cortex Phellodendri)
1. Nguồn gốc, đặc điểm
Là vỏ thận vỏ cành đã cạo bỏ lớp bần, phơi hoặc sấy khô của cây Hoàng bá (Phellodendron chinense Schneid), họ Cam (Rutaceae). Vỏ thân màu vàng nâu, dày 0,3 – 0,5cm, dài 20 – 40cm, rộng 3 – 6cm. Mặt ngoài còn sót lại lớp bần màu nâu đất có những vết lõm sần sùi và rãnh dọc; mặt trong màu nâu nhạt, có nhiều vết nhăn dọc; vết bẻ lởm chởm, thể chất rắn, nhẹ, màu vàng rơm.
Vỏ cành dày 0,15 – 0,2cm, mảnh, dài và cuộn lại thành hình ống. Mặt ngoài có màu nâu xám, mặt trong màu nâu nhạt, có những nếp nhăn nhỏ, dọc. Thể chất giòn, dễ bẻ, vết bẻ lởm chởm, màu vàng rơm,
cay hoang ba
2. Thành phần hóa học
Vỏ có alcaloid, chủ yếu là berberìn, palmatin, phellodendrin… Ngoài ra, còn có tanin, chất nhầy, chất béo.
duoc lieu hoang ba
3. Công dụng, cách dùng
Dược liệu Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn mạnh, thanh nhiệt; giải độc. Dùng chữa các chứng bệnh: nhiễm trùng (tả, lỵ, viêm ruột, viêm họng, viêm âm đạo…), đau mắt đỏ, đại tiện ra máu,…
Cách dùng:
Uống 6 – 12 g/ngày, dạng thuốc sắc, bột. Dùng làm nguyên liệu chiết xuất berberin.
Lưu ý. Người lạnh bụng, tỳ hư ỉa chảy không dùng.

QUẾ NHỤC

(Cortex Cinnamomi)
1. Nguồn gốc, đặc điểm
Là vỏ thân hoặc vỏ cành đã chế biến khô của cây (Cinnamomum cassia Presl.) hoặc một số loài Quế khác (Cinnamomum sp.), họ Long não (Lauraceae).
Đó là những mảnh vỏ dày 1 mm trở lên, dài 50cm, thường cuộn tròn thành ống. Mặt ngoài màu nâu đến nâu xám, có các lỗ vỏ và vết cuống lá. Mặt trong màu nâu hơi đỏ đến nâu sam, nhẵn. Quế rất dễ bẻ gãy, vết bẻ có màu nâu đỏ, có ít sợi tơ. Dược liệu Quế nhục có mùi thơm đặc trưng, vị cay, ngọt.
Quế đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
cay que
2. Thành phần hóa học
Vỏ quế có chứa chủ yếu là tinh dầu (2 – 5%), thành phần chính của tinh dầu là aldehyd cinamic, alcol cinamic, xymen, linanol, coumarin. Ngoài ra, còn có các thành phần khác như: tanin, glucid, diterpen vòng…
duoc lieu que nhuc
3. Công dụng, cách dùng
Quế là một dược liệu quý và rất thông dụng, có tác dụng bổ dương, tán hàn, thông huyết mạch do kích thích tuần hoàn, giảm đau, gây co bóp tử cung và nhu động ruột… Dùng chữa các chứng bệnh: Chân tay lạnh, lạnh lưng, đau gối, nôn mửa, đau bụng, bế kinh, tiểu tiện khó khăn.
Cách dùng :
Ngày uống 1 – 4g, dạng thuốc sắc, thuốc thang, hoàn tán.
Hiện nay đã có một số chế phẩm bào chế có thành phần là Quế đã lưu hành trên thị trường như: Bát vị quế phụ, Hoàng kì kiện trung thang, Vạn ứng cao…
Lưu ý: Người có chứng âm hư, dương thịnh, phụ nữ có thai không dùng.
Quế còn là nguyên liệu để chiết xuất tinh dầu, dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc và xuất khẩu.

SA NHÂN

Tên khác: Mắc nồng – Mè trẻ bà – Sục sa mật – Co nảnh (Tày)
Tên khoa học: Amomum xanthioides Wall.
Họ: Gừng (Zingiberaceae)
1. Mô tả, đặc điểm
Cây thảo, cao 1 – 2m, thân rễ nhỏ, mọc bò ngang trên mặt đất. Lá mọc so le, màu xanh thẫm, phiến hình mác rộng, mặt trên nhẵn bóng, đầu lá nhọn. Hoa màu trắng đốm vàng tía, mọc thành chum sát gốc. Quả nang hình cầu, có gai mềm, lúc chín có màu đỏ nâu, trong chứa 3 mảnh hạt.
Cây mọc hoang dưới tán cây râm mát ở các tỉnh miền núi nước ta như: các tỉnh Tây Bắc, Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Thanh Hóa…
cay sa nhan
2. Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng làm thuốc của cây Sa nhân là quả già. Thu hái khi vỏ quả ngoài vàng sam, kẽ gai đã thưa, bóp thấy còn cứng, bóc thấy róc vỏ, hạt hơi có màu vàng, nhấm thấy vị chát, cay nồng và chua là được Hái về, bóc lấy nhân, phơi hay sấy nhẹ cho khô. Dược liệu Sa nhân có mùi thơm, vị cay mát, hơi đắng. Độ ẩm không quá 14%, tro toàn phần không quá 7%, mảnh vụn nát không quá 10%, tạp chất hữu cơ không quá 1 % tỷ lệ hạt non không quá 2%.
Sa nhân đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002),
3. Thành phần hóa học
Sa nhân chứa chủ yếu là tinh dầu, thành phần chính của linh dầu là D-borneol, D-camphor, D-limonen, D-formylacetat, α-pinen, phellandren, paramethoxyethyl cinnamat. nerolidol, linalol.
duoc lieu sa nhan
4. Công dụng, cách dùng
Dược liệu Sa nhân có tác dụng trợ hô hấp, làm âm bụng, giúp tiêu hóa, giảm đau, an thần, chống nôn mửa và an thai. Dùng chữa các chứng bệnh: Bụng đầy trướng ăn không tiêu, đau bụng, nôn mửa, tả lỵ do lạnh, động thai.
Cách dùng:
Ngày dùng 3 – 6g, dạng thuốc sắc cùng các vị thuốc khác hay dạng hoàn tán.
Lưu ý. Người âm hư, nội nhiệt không dùng.