- 5 thực phẩm dưới đây tốt cho khả năng sinh lý của cánh mày râu, nhớ bổ sung vào thực đơn mỗi ngày.
Hàu biển
Trong các thực phẩm tốt cho nam giơi thì những con hàu biển là một trong những loại thực phẩm có khả năng tăng tăng cường sức mạnh nam giới vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, khi bạn thường xuyên ăn hàu biển có chứa rất nhiều thành phần có giá trị dinh dưỡng cao như kẽm giúp cho cơ thể người đàn ông thúc đẩy quá trình sản sinh nội tiết tố testosterone bên trong cơ thể cải thiện chuyện chăn gối hiệu quả.
Thịt bò
Trong thành phần dinh dưỡng của thịt bò được biết đến là một thực phẩm giàu dưỡng chất, giúp tăng cường sức mạnh cho nam giới trong chuyện ân ái. Theo các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng thịt bò có có hiệu quả cao trong việc tăng cường sinh lý nam giới và ngăn ngừa vô sinh.
Lý do là thịt bò có hàm lượng kẽm giúp tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể. Bên cạnh đó, thịt bò còn chứa nhiều dưỡng chất giúp bạn giảm bệnh hoa mắt chóng mắt hiệu quả.
Trứng cút lộn
Trong thành phần dinh dưỡng của trứng cút lộn cũng là thực phẩm chính là thực phẩm vàng tốt cho những chàng trai bị yếu sinh lý. Ngoài ra, trong trứng cút lộn còn chứa nhiều chất khoáng chất canxi, sắt và các vitamin A, Vitamin B1, B2 rất tốt cho sức khỏe của cơ thể của bạn. Nhất là trứng cút lộn còn có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau giúp bạn thay đổi dưỡng chất mỗi ngày.
Cá chép
Trong thành phần dinh dưỡng của cá chép không những là loại thực phẩm ngon và bổ dưỡng rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Ngoài ra, trong thành phần dinh dưỡng của cá chwps còn chứa nhiều chất bổ, khoáng chất cần thiết cho cơ thể bạn như lipid, protid, khoáng chất và vitamin có tác dụng , hạ khí thông nhũ, bổ thận tráng dương, bổi bổ sức khỏe, giúp nam giới có thể gia tăng ham muốn và khả năng làm cha của cánh mày râu.
Bông cải xanh
Trong thành phần dinh dưỡng của bông cải xanh được biết đến là một loại rau rất giàu acid folic. Chất acid folic là một chất rất cần thiết trong việc tạo tinh trùng, tăng khả năng sinh sản cho người nam giới.
Ngoài ra, trong dinh dưỡng của bông cải có chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin K chất xơ, Mangan, sắt và kali,… giúp cho cơ thể của bạn vô cùng khỏe mạnh, giảm hẳn bệnh hoa mắt chóng mặt.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội – Bệnh viện YHCT TƯ, ngoài những tác dụng và hiệu quả giảm nhanh tình trạng đau nhức, cứng cơ vai gáy thì liệu pháp bấm huyệt còn có nhiều ưu điểm mà người bệnh đau vai gáy nên áp dụng như:
– Điều trị bảo tồn, sử dụng hoàn toàn đôi bàn tay không có sự can thiệp của dụng cụ y tế an toàn và không gây đau cho người bệnh.
– Bấm huyệt chữa đau vai gáy là phương pháp điều trị không dùng thuốc nên người bệnh không phải phụ thuộc vào thuốc cũng như tránh được những tác dụng phụ nguy hại khi lạm dụng thuốc.
– Tác động đến hệ cơ, mạch máu, gân, dây thần kinh cho hiệu quả giảm đau vai gáy và phục hồi vận động nhanh chóng, duy trì hiệu quả lâu dài cho người bệnh.
– Thời gian và liệu trình điều trị ngắn, tiết kiệm chi phí cho người bệnh.
– Bấm huyệt đặc biệt phù hợp với các cơn đau vai gáy, căng cứng vai gáy cấp. Đối với các bệnh lý xương khớp mãn tính gây đau cổ, vai, gáy thì bấm huyệt được xem là liệu pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh cũng khẳng định, tác dụng cũng như những ưu điểm của bấm huyệt chữa đau cổ vai gáy chỉ hiệu quả khi được thực hiện đúng cách, bài bản tại đơn vì uy tín, do bác sĩ có chuyên môn trực tiếp trị liệu. Trường hợp, bấm huyệt sai cách có thể gây ra những biến chứng như: tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ, bong gân, gãy xương, tình trạng đau nhức, cứng cơ, khớp nặng hơn.
Cách xác định huyệt vùng vai gáy và bấm huyệt chữa đau vai gáy chuẩn khoa học
Theo bác sĩ Vân Anh, bấm huyệt hiệu quả và an toàn khi đáp ứng đủ các yếu tố sau đây:
Được thực hiện bởi bác sĩ, kỹ thuật viên YHCT giỏi và giàu kinh nghiệm
Bấm huyệt đau vai gáy đúng quy trình, thận trọng theo từng bước
Kỹ thuật đôi bàn tay của người bấm huyệt nặng – nhẹ phù hợp với vị trí các huyệt đạo
Tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân trong quá trình trị liệu
Bấm chính xác các huyệt đạo có tác dụng trong giảm đau vai gáy
Vị trí 3 huyệt chính cần tác động để trị đau vai gáy bao gồm:
– Huyệt Phong trì: Vị trí lõm nhất của bờ thang cơ ức, xương đòn chũm và cơ thang bờ ngoài bám vào đáy hộp sọ. Tác dụng khu phong, sơ phong tán tà, thanh nhiệt, giải biểu. Trị đau cứng cổ gáy, đau đầu, các bệnh ở não…
– Huyệt Đại chùy: Nằm ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai của đốt sống cổ số 7. Tác dụng thông dương, thông khí toàn thân, điều khí, tăng cường đề kháng. Chủ trị đau cứng cổ vai gáy, mệt mỏi…
– Huyệt Kiên tỉnh: Nằm tại giao điểm của đường ngang nối huyệt Đại chùy với điểm cao nhất vùng xương đòn phía ngoài. Bấm huyệt chủ trị chứng đau lưng, đau cứng cổ, vai, gáy, bại liệt do trúng phong.
Ngoài ra, cần phối hợp với các huyệt kiên trung du, phong môn, kiên ngung, ngung tiền, kiên trinh, thiên tông, cách du, các huyệt giáp tích với mục đích làm giãn cơ, lưu thông khí huyết vùng cổ, vai, gáy.
Bấm huyệt là liệu pháp chữa bệnh đã có từ lâu đời, song hành với sự phát triển của Y học cổ truyền. Xoa bóp bấm huyệt đem lại hiệu quả cao trong điều trị nhiều bệnh như: Đau đầu, đau bụng kinh, nhóm bệnh về thần kinh, cơ xương khớp… dưới tác động của đôi bàn tay không cần thuốc. Bài viết sau gửi đến người bệnh và bạn đọc quan tâm thông tin chi tiết về tác dụng, cách bấm huyệt chuẩn khoa học tại đơn vị Y học cổ truyền uy tín.
Bấm huyệt là gì? Cơ chế trị bệnh của xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt trở thành xu hướng trị bệnh không dùng thuốc hiệu quả và an toàn được nhiều người lựa chọn hiện nay. Bấm huyệt là liệu pháp sử dụng đôi bàn tay (các ngón tay, ô mô ngón tay, gốc bàn tay, đốt ngón tay, lòng bàn tay…) tác động vào vị trí các huyệt đã được xác định trên cơ thể. Khi các huyệt đạo được kích thích sẽ tác động và kích hoạt khả năng tự hồi phục và chữa lành của cơ thể thông qua hệ thống kinh lạc.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, cơ thể người có 108 huyệt đạo (72 huyệt cơ bản, 36 huyệt quan trọng), nối với 12 đường kinh và 8 mạch kỳ kinh. Huyệt, kinh mạch và tạng phủ có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Bấm huyệt tác động đến da thịt, hệ thống dây thần kinh, mạch máu, cơ quan thụ cảm làm xuất hiện những thay đổi về thần kinh, nội tiết, thể dịch. Từ đó tăng khả năng lưu thông khí huyết, sản sinh hormone endorphin giảm đau nội sinh, giảm đau theo tiết đoạn thần kinh, giãn cơ và đạt được mục đích điều trị như mong muốn.
Tác dụng của bấm huyệt trong điều trị bệnh không dùng thuốc
Với cơ chế trị bệnh kể trên, xoa bóp bấm huyệt đem lại nhiều tác dụng kỳ diệu trong điều trị bệnh không dùng thuốc. Một trong những tác dụng trong điều trị và chăm sóc sức khỏe của liệu pháp bấm huyệt là:
Giải phóng nhanh các cơn đau nhức, thư giãn cơ và giảm áp lực lên hệ thần kinh. Đẩy lùi ngoại tà, thông kinh hoạt lạc, điều hòa và tăng cường chức năng phủ tạng, hỗ trợ tiêu hóa thông qua hệ thống kinh lạc. Tùy vào vị trí huyệt đạo tác động mà bấm huyệt phát huy hiệu quả điều trị các vấn đề bệnh lý cơ thể gặp phải khác nhau.
Tác động trong quá trình trị liệu giúp tăng cường hệ miễn dịch và thể lực, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng và phòng nhiều bệnh lý. Đồng thời, liệu pháp bấm huyệt tại nhà có tác dụng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp da.
Xoa bóp bấm huyệt giúp thư giãn tinh thần, điều chỉnh và lập lại sự cân bằng của hoạt động thần kinh, giải tỏa căng thẳng, stress. Bấm huyệt đặc biệt có hiệu quả đối với các bệnh lý liên quan đến hệ thống dây thần kinh ngoại biên, thần kinh trung ương, bệnh cơ xương khớp, mất ngủ, các chứng bệnh nan y, mãn tính.
Bấm huyệt là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và an toàn không gây đau, cơ thể không phải phụ thuộc vào thuốc. Chính vì vậy, châm cứu bấm huyệt trở thành xu hướng trị bệnh của thế kỷ 21 được nhiều người lựa chọn.
Bấm huyệt chữa bệnh gì và kỹ thuật chuẩn khoa học
Với tác dụng to lớn của bấm huyệt, liệu pháp được áp dụng trong trị liệu rất nhiều các bệnh lý khác nhau, trong đó có cả các bệnh nan y, mãn tính. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ YHCT sẽ xác định các huyệt cần tác động phù hợp. Một số bệnh lý được điều trị hiệu quả bằng liệu pháp xoa bóp bấm huyệt gồm:
Bấm huyệt chữa đau bụng kinh
YHCT gọi đau bụng kinh là thống kinh gây ra do khí huyết ứ trệ, khí huyết hư nhược mà dẫn dẫn đến đau. Bấm huyệt đau bụng kinh nhằm lưu thông khí huyết với các động tác xoa, miết, day, nhào vùng bụng dưới. Căn cứ vào thể thống kinh gặp phải mà bấm huyệt giảm đau bụng kinh xác định vị trí các huyệt sau:
Thể thực hàn: Day bấm huyệt Huyết hải, Tử cung, Tam âm giao, Quan nguyên, Trung cực, Tỳ du, Thận du
Thể hư hàn: Day ấn huyệt Huyết hải, Tử cung, Tam âm giao, Quan nguyên, Trung cực, Tỳ du, Thận du, Khí hải, Nội quan.
Thể huyết ứ: Bấm huyệt Tam âm giao, Trung đô, Huyết hải và day các huyệt Hợp cốc, Thiên khu.
Thể khí trệ: Day huyệt Tam âm giao, Huyết hải, Quan nguyên, Túc tam lý.
Bấm huyệt chữa đau đầu giảm nhanh cơn đau
Đau đầu, đau nửa đầu có căn nguyên do tâm căn suy nhược, ngoại tà xâm nhập, tạng phủ rối loạn. Xoa bóp bấm huyệt trị đau đầu tác động đến các huyệt vị tăng cường lưu thông máu đến não, giảm áp lực và căng thẳng lên hệ thần kinh giúp giảm đau nhanh chóng.
Để thực hiện bấm huyệt giảm đau đầu, cần thực hiện các động tác xoa, xát, miết, day, lăn các huyệt vị tại vùng cổ, vai, gáy nơi có mạch máu và đầu mối dây thần kinh trung ương. Vị trí các huyệt cần tác động bao gồm:
Huyệt Bách hội: Chính giữa đỉnh đầu
Huyệt Thái dương: Chỗ lõm phía sau đuôi lông mày và đuôi mắt 1 thốn.
Huyệt Tứ thần thông: Ở 4 phía huyệt Bách hội cách 1 thốn về 4 phía.
Huyệt Thượng tinh: Chính giữa đường đỉnh đầu, nằm ở giữa huyệt Bách hội và Ấn đường.
Huyệt Phong trì: Phần lõm nhất của bờ thang cơ ức sau gáy, xương đòn chũm và cơ thang bờ ngoài bám đáy hộp sọ.
Huyệt Hợp cốc: Nằm ở bờ ngoài xương bàn tay ngón 2. Bấm huyệt bàn tay có tác dụng thanh tiết phế khí, giải nhiệt, khu phong…
Ngoài ra, căn cứ vào căn nguyên gây đau đầu do khí hư, huyết hư, nhiệt hỏa, đàm thấp, cảm mạo, huyết áp cao (thấp) mà bác sĩ YHCT có thể kết hợp day ấn thêm các huyệt liên quan. Mỗi lần thực hiện 1 lần và mỗi lần 30 phút.
Bấm huyệt chữa mất ngủ để dễ ngủ hơn
Mất ngủ là tình trạng người bệnh khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc, thường bị tỉnh giấc. Theo YHCT, mất ngủ được xếp vào chứng thất miên do ngũ chí mất cân bằng. Xoa bóp bấm huyệt trị mất ngủ giúp thư giãn tinh thần, ổn định ngũ chí giúp dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Các vị trí thực hiện bấm huyệt dễ ngủ gồm vùng đầu, cổ, vai gáy, tay và chân. Các huyệt tác động gồm: Huyệt Bách hội, Thái dương, Thượng tinh, Phong trì.
Bên cạnh đó, tùy vào căn nguyên gây mất ngủ mà thầy thuốc có thể day ấn thêm các huyệt Nội quan, Hợp cốc, Tam âm giao, Thần môn, Thái bạch… Thực hiện bấm huyệt chữa mất ngủ 30 phút/ lần/ ngày, 1 liệu trình kéo dài 15 – 30 ngày.
Bấm huyệt chữa đau lưng
Đau lưng cấp tính, mãn tính do nhiễm phong hàn, thấp nhiệt gây bế tắc kinh lạc, huyết hư, huyết ứ, thận âm hư. Bấm huyệt đau lưng giúp giảm nhẹ cơn đau, dễ dàng vận động cúi, đứng lên, ngồi xuống khi thực hiện tuần tự các động tác xát, xoa, miết, phân, hợp, bóp, chặt vùng lưng, thắt lưng, vùng bị đau. Các huyệt cần day ấn gồm:
Huyệt A thị: Nằm ở điểm đau nhất ở vùng lưng.
Huyệt Hoa đà giáp tích: Nhóm huyệt nằm ở đốt sống L1 – L5 đo ngang ra 0,5 tấc từ mỗi mỏm gai đốt sống.
Huyệt tương ứng với vùng đau, Vỗ huyệt Mệnh môn (chỗ lõm đốt sống 14) và kết hợp vận động cột sống.
Bấm huyệt trị ho do viêm họng, viêm phế quản:
Các cơn ho dai dẳng do viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, hen phế quản… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt của nhiều người. Với phương pháp bấm huyệt chữa, cách xoa bóp, day ấn huyệt giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết, tăng cường chức năng của tạng phủ, nhất là tạng phế, giảm ho nhanh chóng.
Bấm huyệt chữa viêm họng, ho thường tác động đến các huyệt Dũng tuyền (nằm giữa lòng bàn chân), huyệt Xích trạch (giữa khuỷu tay phía trước), huyệt Khổng tối (nằm ở vùng cẳng tay), huyệt Thái uyên (nằm ở cổ tay).
Bấm huyệt chữa đau vai gáy
Đau vai gáy dẫn đến tê mỏi vùng vai gáy, tay chân, lan lên đầu. Theo Đông y, hội chứng vai gáy thường do cơ thể nhiễm phong hàn thấp, tổn thương kinh lạc, khí huyết ứ trệ. Kỹ thuật xoa bóp, bấm huyệt tập trung vào vùng vai gáy kết hợp với xoay và vận động khớp cổ. Vị trí các huyệt cần tác động gồm: Phong trì, Phong phủ, Thiên trụ, Đại chùy, Kiên trung du, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Kiên trinh, Thiên tông, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, Lạc chẩm…
Bấm huyệt hạ huyết áp
Huyết áp tăng cao do thần kinh căng thẳng. Người bệnh chỉ cần dành ra 5 phút để bấm huyệt hạ huyết áp bằng cách xoa bóp bấm huyệt vùng tai (từ sụn tai xuống giữa xương cổ, từ đỉnh của phần dái tai xoa và xoay nhẹ theo chiều ngược kim đồng hồ). Day các huyệt Phong trì, Thái dương. Xoa mặt, bóp gáy nhẹ nhàng.
Bấm huyệt giảm cân
Béo phì là tình trạng cơ thể thừa quá nhiều lượng mỡ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và ngày càng phổ biến hiện nay. YHCT quan niệm béo phì liên quan đến chứng đàm ẩm dẫn đến trệ khí. Bấm huyệt giảm mỡ bụng, giảm cân nhằm khắc phục căn nguyên gây béo phì do ăn uống và sinh hoạt, ổn định chỉ số BMI.
Các động tác xoa, xát, miết, day, nhào cơ vùng bụng và toàn bộ cơ thể. Đồng thời bấm các huyệt: Túc tam lý, Giải khê, Dương lăng tuyền, Phong long, Thái xung, Ủy trung, Thừa sơn. Thông thường, mỗi lần xoa bóp bấm huyệt giảm cân cần thực hiện 30 phút, liệu trình kéo dài 50 – 60 ngày, và có thể diễn ra trong 2 – 3 liệu trình để đạt được kết quả mong muốn.
Xoa bóp bấm huyệt chữa viêm xoang
Viêm xoang thường phát sinh do phong hàn, phế khí và vệ khí hư, phong nhiệt, nhiệt độc gây ra. Xát, day, miết vùng mặt, tác động đến các huyệt: Hợp cốc, Bách hội, Thượng tinh, Thông thiên, Ấn đường, Toản trúc, Dương bạch, Cự liêu, Nghinh hương, Phong trì, Nội đình.
Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình
Bệnh thường do các vấn đề về huyết áp, xơ cứng động mạch, thoái hóa cột sống cổ, thiếu máu, bệnh ở não… xuất phát từ can thận âm hư, huyết hư, đàm thấp… Các kỹ thuật xoa, vuốt, miết, phân, hợp, véo, day, bóp, gõ, chặt vùng đầu, mặt, cổ có tác dụng trong điều trị rối loạn tiền đình. Các huyệt cần day ấn gồm: Bách hội, Phong phủ, Thượng tinh, Thiên trụ, Phong trì, Thái dương, Hợp cốc, Nội quan, Tam âm giao, Giác tôn.
Ngoài các bệnh lý kể trên, bấm huyệt chữa bệnh được áp dụng trong các trường hợp liệt dây thần kinh ngoại biên, chữa đau răng, bấm huyệt mặt nhằm thông cơ mặt hoặc nâng cơ mặt, bấm huyệt chữa tự kỷ, câm điếc, bệnh cơ xương khớp và nhiều bệnh nan y, mãn tính khác.
Những lưu ý theo ý kiến chuyên gia
Để xoa bóp bấm huyệt đạt được hiệu quả như mong muốn và đảm bảo an toàn, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
Có nên thực hiện tại nhà không?
Xoa bóp, bấm huyệt tuy là phương pháp đơn giản và an toàn. Tuy nhiên, phương pháp chỉ thực sự đem lại hiệu quả và an toàn khi được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm. Việc tự ý bấm huyệt tại nhà có thể xảy ra những sai sót ngoài ý muốn như: Bấm sai huyệt, day ấn quá mạnh dẫn đến gãy rạn xương, tổn thương cơ và dây thần kinh có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Hơn nữa, bấm huyệt có phạm vi chữa trị rất rộng gồm nhiều bệnh nan y, mãn tính nhưng không phải bệnh lý nào cũng có thể áp dụng. Thực tế, bấm huyệt chống chỉ định với một số tình trạng bệnh lý. Do đó, người bệnh nên thăm khám và thực hiện trị liệu đại đơn vị YHCT uy tín.
Vậy, xoa bóp bấm huyệt chỉ định và chống chỉ định trong trường hợp nào?
Xoa bóp bấm huyệt được chỉ định trong phòng và điều trị nhiều bệnh lý như: Bệnh cơ xương khớp, bệnh về dây thần kinh, các cơn đau cấp và mãn tính, bệnh đường tiêu hóa, viêm xoang…
Bấm huyệt chống chỉ định khi: Tổn thương cơ xương khớp do chấn thương kín hoặc hở, huyệt vùng da viêm, sưng tấy, lở loét; các bệnh ngoại khoa như viêm ruột thừa, viêm vòi trứng, xuất huyết dạ dày; bệnh ác tính; suy tim, gan, thận nặng; vị trí các hạch bạch huyết…
Xoa bóp bấm huyệt bao lâu thì khỏi bệnh?
Tùy thuộc vào thể bệnh, mức độ bệnh và thể trạng sức khỏe của người bệnh mà thời gian trị liệu xoa bóp, bấm huyệt khác nhau ở mỗi người. Thông thường mỗi lần thực hiện trị liệu kéo dài trong 30 phút. Mỗi liệu trình khoảng 15 – 20 ngày.
Tùy thuộc vào hiệu quả trị liệu, kết hợp thêm phương pháp điều trị theo YHCT mà người bệnh cần 2 – 3 liệu trình đối với các chứng bệnh cấp và mãn tính dạng nhẹ. Trường hợp nặng và bệnh nan y thời gian trị liệu kéo dài hơn.
Theo như cuốn sách “châm cứu và bấm huyệt” của bác sĩ Nogier đã được xuất bản vào năm 1978 tại New York đã chỉ ra rằng, để có thể biết chính xác thận của bạn có bị nhiễm độc hoặc suy giảm chức năng hoạt động hay không, bấm huyệt chính là một phương pháp đơn giản có thể giúp bạn làm được việc đó.
Cách bấm huyệt giải độc thận
Sử dụng ngón tay cái nhấn vào vị trí của huyệt thái khê (huyệt này nằm ở đỉnh cao nhất, ở ngay giữa gân gót và mắt cá chân trong). Nếu như trong quá trình ấn vào huyệt thái khê, bạn cảm thấy đau tức thì điều đó có nghĩa thận của bạn đang bị suy giảm chức năng hoạt động, nếu như càng ấn càng cảm thấy đau nhiều thì chức năng giải độc của thận đang hoạt động kém đi.
Vị trí huyệt thái khê nằm ở đâu
Cách bấm huyệt giải độc thận: Để giải quyết trường hợp này, bạn sử dụng ngón tay cái day trực tiếp vào huyệt thái khê trong thời gian 1 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Chỉ cần thực hiện phương pháp này trong thời gian dài một cách đều đặn sẽ giúp chức năng của thận được cải thiện rõ rệt hơn như đi tiểu tốt, giảm nhanh dấu hiệu đau mỏi gối, đau lưng và ngủ ngon giấc hơn.
Bổ thận tráng dương là cách mà nhiều quý ông chọn để “tăng cường sinh lực” khi đã bước vào tuổi ngũ tuần. Ngoài sử dụng thuốc bổ thận, thực phẩm chức năng, phái mạnh có thể tham khảo và áp dụng ngay 8 món cháo bổ thận tráng dương mà chúng tôi giới thiệu trong bài viết dưới đây.
Cháo ba kích hầm thịt trai
Rượu ngâm cùng ba kích hẳn không còn xa lạ với nam giới, bởi ba kích có vô số công dụng tốt cho việc bổ thận, tráng dương như sinh tinh, ích khí, hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị các bệnh mà nam giới tuổi trung niên trở lên hay gặp phải như bệnh liệt dương, di tinh.
Với những công dụng tuyệt vời như vậy, món cháo ba kích hầm trai sẽ là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, hữu ích, là món ăn không thể thiếu tên trong 8 món cháo bổ thận tráng dương cho phái mạnh.
Cách tiến hành rất đơn giản: Ba kích chuẩn bị khoảng 20g, trai tươi rửa sạch, luộc đến khi trai há miệng rồi tách vỏ, lấy phần thịt rồi nặn sạch chất bẩn, giữ lấy nước luộc trai. Sau đó cho cả hai vào trong nồi cháo đã ninh sẵn, hầm nhừ trong vòng 3 tiếng là có món cháo ba kích hầm trai ngon bổ.
Cháo gan gà ninh với tơ hồng
Gan gà, tơ hồng rất sẵn có, dễ dàng tìm mua dù ở bất cứ đâu. Cách làm rất nhanh chóng, nam giới dù không biết nấu ăn nhưng đọc qua vẫn có thể thực hiện được. Chuẩn bị tơ hồng 10g, gan gà nên chọn loại tươi, cần khoảng 4 buồng, gạo ngon 200g, gia vị tiêu, hành, bột canh. Bắc nồi cháo lên bếp để ninh cho nhừ, tiếp theo rửa sạch gan lợn, thái mỏng, cho cả 2 vào ninh cho đến khi nhừ thì thêm gia vị, ăn lúc nóng.
Cháo hạt sen kết hợp long nhãn
Món cháo này không chỉ nằm trong danh mục 8 món cháo bổ thận tráng dương, mà còn giúp lưu thông khí huyết, chữa chứng mất ngủ hiệu quả, cả nam giới và nữ giới đều dùng được. Để thực hiện món cháo này, cần: gạo nếp ngon 200g, hạt sen 10g, long nhãn 10g, táo đỏ 4 quả. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ lưng nồi nước (không quá đầy tránh tràn cháo). Ninh trong vòng 2 tiếng đến khi cháo chín thì ăn ngay lúc nóng.
Cháo tôm kết hợp thịt dê
Nhiều người lần đầu nghe đến món cháo này chắc hẳn rất ngạc nhiên khi biết ăn vào có công dụng bổ thận tráng dương. Theo Đông y, 2 loại thực phẩm này khi kết hợp sẽ thành vị thuốc tuyệt vời cho phái mạnh.
Chuẩn bị thịt dê 300g, tôm bóc vỏ 30g, gia vị vừa đủ. Ướp thịt dê với gia vị, thái mỏng, cho cả hai vào trong nồi cháo đã ninh nhừ, tiếp tục đun thêm 30 phút nữa đến khi có mùi thơm đặc trưng, nếm thấy nhừ thì bắc ra ăn ngay lúc nóng.
Cháo cá trạch
Cá chạch có giá thành rất rẻ, cho tác dụng tốt cho ngời bệnh thận, bổ thận tráng dương, trị liệt dương rất tốt. Cần mua 4 con, nên mua về tự làm cho tươi, đem ướp với 4 thìa canh mật ong nửa tiếng rồi hầm trong nồi với cháo trắng. Ăn ngay lúc còn nóng hổi thực sự rất thơm ngon bổ dưỡng.
Cháo đuôi lợn hầm tục đoạn (có bán tại các hàng thuốc Bắc)
Cần mua một khúc đuôi lợn khoảng 100g, tục đoạn 30g, đỗ đen 20g. Đuôi lợn làm sạch, cho vào nồi hầm cùng các nguyên liệu vừa chuẩn bị. Vì rất nhanh nhừ nên nếu để lửa lớn chỉ khoảng 30 phút là ăn được, có tác dụng bổ phận rất tốt.
Cháo tỏa dương dê
Tỏa dương là bộ phận sinh dục của dê. Theo dân gian món cháo là một trong 8 món cháo bổ thận tráng dương cực tốt. Ngoài tỏa dương dê, người bệnh cần chuẩn bị thêm các vị thuốc khác như nhục thung dung. Sau khi làm sạch thì ninh thật lâu với cháo trắng, tạo ra món ăn thơm ngon hấp dẫn, lại có công dụng trị bệnh hiệu quả.
Cháo thục địa kết hợp hoài sơn
Theo Đông y, món này có khả năng chữa chứng liệt dương ở nam giới, lại có tác dụng bổ huyết, bổ thận âm rất tốt. Chỉ cần mua 20g thục địa, hoài sơn 20g, gạo, đường vừa đủ. Trộn tất cả vị thuốc lại nấu thành cháo loãng, gần được thêm đường vừa khẩu vị. Nên thực hiện 1 tuần ít nhất từ 2-3 lần.
Nhiều người đặt câu hỏi “Thận quan trọng như thế nào?”. hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi này cho mọi người.
Thận quan trọng như thế nào?
Thận là một trong ngũ tạng, có cấu tạo giống như hình 2 hạt đậu và được che phủ bởi phúc mạc, mặc sau được che chắn bởi các cơ thịt mềm mại của vùng lưng. Người trưởng thảnh, không có dị tất hay bệnh liên quan tới thận sẽ có thận nặng khoảng 134-148gram và kích thước là 10x5x4cm đối với người nam, còn nữ thì nhỏ hơn xíu. Thường thì 2 quả thận có kích thước không bằng nhau, do cấu tạo cơ thể nên thận trái nặng hơn thận phải một ít.
Nội dung chính
Thận quan trọng như thế nào đối với con người?
Vai trò của thận rất quan trọng, nó là một phần không thể thiếu trong hệ bài tiết của cơ thể. Thận có vị trí sát thành sau của bụng, cạnh bên cột sống gần thắt lưng. Hai bên thận năng ngang hàng với đột không cuối cùng của khoang ngực (T12) cho tới đốt sống thắt lưng thức 3 (L3), thuộc khung xương sườn. Thận phải có vị trí hơi thấp hơn thận trái do có lá gan nằm ngay bên trên. Mỗi một bên thận đều gồm có bao thận, tủy thận, vỏ thận, nhục thận và cuối cùng là rốn thận.
Thận quan trọng như thế nào đối với con người?
Mộ số chức năng để giải đáp thận quan trọng như thế nào:
Đầu tiền là lọc máu: đây là chức năng cực kì quan trọng, thận sẽ giữ lại những protein và những tế bào máu, còn hững chất khác sẽ được thải ra ngoài.
Điều hòa lượng máu trong vòng tuần hoàn: Vai trò này rất quan trọng trong việc kiểm soát được thể tích ngoại bào trong cơ thể, tùy vào trạng thái cơ thể mà thận có thẻ sản ra nhiều hay ít nước tiểu.
Thận có vai trò nữa là giúp cơ thể điều hòa được nồng độ của các ion và độ Ph của các ngoại bào có trong máu chúng ta
Điều hòa cả các quá trình tổng hợp nên các tế bào máu nuôi cơ thể.
Ngoài ra, thận còn giúp cơ thể tổng hợp Vitamin D, kiểm soát hàm lượng ion Ca trong cơ thể thận quan trọng như thế nào?
Cách phát hiện sớm bệnh thận
Cách phát hiện sớm bệnh thận
Đầu tiên
Chúng ta cần chú ý đến những “tín hiệu” của bệnh. Mặc dù không phải bệnh nhân nào cũng có triệu chứng giống nhau nhưng một số triệu chứng thông thường như: mệt mỏi, suy nhược, mí mắt và mặt nặng nề, phù chi dưới, nước tiểu có nhiều bọt, nước tiểu bất thường, đau đớn hoặc đi tiểu khó, tiểu đêm… thì ai cũng có thể quan sát được.
Nếu bạn phát hiện mình có một trong những triệu chứng trên thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Việc rối loạn chức năng thận sẽ khiến người mất cảm giác ăn uống ngon miệng, buồn nôn, nôn mửa, đau lưng, huyết áp cao (nhất là với người trẻ tuổi), hơi thở hôi, ngứa, run cơ, tê mỏi, khó tập trung và giảm trí nhớ… Nếu có những triệu chứng như vậy cần đến bệnh viện để kiểm tra chức năng thận ngay.
Thứ hai
Cần đi khám sức khoẻ định kỳ. Trên thực tế; khám sức khoẻ định kỳ là phương pháp chính để phát hiện bệnh thận mãn tính ở người khỏe mạnh. Người khỏe mạnh cần kiểm tra thường xuyên nước tiểu và chức năng thận mỗi năm một lần. Các bài kiểm tra sức khoẻ định kỳ bao gồm thói quen đi tiểu; định lượng protein urê 24 giờ; albumin / creatinin nước tiểu; creatinin huyết thanh, và siêu âm màu thận.
Thứ ba
Các nhóm người có nguy cơ cao bao gồm những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp, bệnh chuyển hóa (ví dụ như béo phì, tăng acid uric máu, rối loạn lipid máu) bệnh nhân có tiền sử gia đình, bệnh nhân bị bệnh tự miễn dịch, nhiễm trùng toàn thân, người độ tuổi trên 65… cần càng phải chú ý hơn. Những người này nên chú ý tới huyết áp, lượng đường trong máu, lipid máu, acid uric máu và các chỉ số khác, ít nhất là làm xét nghiệm nước tiểu mỗi 6 tháng 1 lần để theo dõi lượng albumin / creatinin niệu chức năng thận nhằm phát hiện sớm tổn thương thận nếu có.
Những lưu ý quan trọng trong công tác phòng bệnh suy thận
Để ngăn ngừa có hiệu quả bệnh thận mãn tính, trước tiên chúng ta phải biết những yếu tố nguy cơ nào có thể đẩy nhanh tiến triển của bệnh thận. Các yếu tố nguy cơ bao gồm chế độ ăn giàu chất đạm, suy dinh dưỡng, protein niệu liên tục, cao huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, nhiễm trùng, thuốc, sỏi tiết niệu và các loại bệnh tương tự.
Sử dụng lâu dài hoặc liều lượng lớn các loại thuốc kháng viêm giảm đau như các thuốc giảm đau, indomethacin, acetaminophen và aspirin sẽ gây hại cho thận rất nhiều. – vi.wikipedia.org
Protein niệu là yếu tố cho thấy một người có nguy cơ bị suy thận hay không. Nếu nước tiểu có chứa nhiều protein sẽ có màu đục. Đặc biệt khi nhỏ giấm hoặc acid sulfosalicylic sẽ xayra hiện tượng kết tủa; vẩn đục. Cho nên; nếu có protein niệu thì cần nhanh chóng đi đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thận.
Kiểm soát huyết áp cao:
Huyết áp cao không kiểm soát về lâu dài sẽ tiếp tục làm hư hại các mạch máu ở thận; gây ra hiện tượng “cao ba” cầu thận; cuối cùng dẫn đến xơ vữa động mạch và xơ hóa thận, dẫn đến suy giảm chức năng của thận.
Kiểm soát bệnh tiểu đường:
Khi bệnh tiểu đường nặng lên và kéo dài thì các tiểu cầu sẽ dần dần cứng lại; xơ hóa, protein niệu tăng cao và làm suy giảm chức năng thận.
Tránh nhiễm trùng:
Khi bị viêm đường mũi họng hay amida hoặc đường tiêu hóa; cần được chữa khỏi nhanh chóng để tránh bệnh chuyển thành viêm cầu thận cấp.
Các xét nghiệm nước tiểu và các xét nghiệm chức năng thận được thực hiện trước khi phụ nữ mang thai sẽ giúp họ phát hiện nhiễm trùng đường tiết niệu kịp thời khi chưa có triệu chứng rõ ràng. Việc này giúp bác sĩ có phương án điều trị kịp thời; tránh để bệnh ảnh hưởng và tăng gánh nặng lên thận trong khi thời gian mang thai; có thể dẫn đến rối loạn chức năng thận.
Mọi người đều phải chủ động kiểm soát những yếu tố nguy cơ trên này để trì hoãn sự tiến triển của bệnh thận.