Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Cây hẹ - Kháng sinh từ thiên nhiên


Hẹ không những là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn như tôm xào lá hẹ, hẹ xào gan dê, cháo hẹ, mì vằn thắn..
Hẹ không những là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn như tôm xào lá hẹ, hẹ xào gan dê, cháo hẹ, mì vằn thắn... Không những thế, nó còn là vị thuốc quý - kháng sinh từ thiên nhiên trị nhiều bệnh.
Cây hẹ còn gọi cửu thái, tên khoa học là Alllium tuberosum, họ Hành - Allaceae. Cây được trồng làm gia vị, có chứa hợp chất sunfua, saponin, chất đắng, hoạt chất odorin, giàu vitamin C và có tác dụng kháng khuẩn tốt, đặc biệt đối với đường hô hấp và đường ruột.
Thành phần của cây hẹ chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh như allcin, odorin, sulfit mạnh hơn cả kháng sinh penicillin, chống được tụ cầu và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus hemolyticus, Salmonella tryphi, Shigella flexneri, Shigella shiga, Coli bethesda, Bacillus subtilis…
Nhờ vậy chúng có thể chữa được ngứa ghẻ, chín mé, nhiễm trùng da bằng cách đắp lá giã nhỏ lên vết thương; tiện lợi trong việc trị giun kim cho trẻ mà không sợ tác dụng phụ của thuốc tân dược. Trường hợp viêm lợi đau nhức cũng có thể dùng hẹ để kháng viêm, diệt khuẩn bằng cách giã nát và ngậm trong miệng. Trẻ em bị viêm tai có thể lấy nước lá hẹ nhỏ vào để diệt vi khuẩn.
Kháng sinh trong lá hẹ cũng diệt được trùng roi âm đạo nên chúng cũng trở thành bài thuốc phụ khoa hữu hiệu cho chị em hay tiết dịch âm đạo, viêm nhiễm, khí hư. Trong trường hợp này, phụ nữ có thể dùng bằng cách uống nước lá và rửa ngoài âm đạo.
Trị cảm sốt, ho ở cả người lớn, trẻ em: lấy một nắm lá hẹ tươi rửa sạch, thái nhỏ trộn với ít đường phèn hấp trong nồi cơm hoặc chưng cách thủy, để nguội, người lớn ăn cả nước và cái, trẻ em uống nước (dùng lá hẹ tươi sống, không nên đun sôi sẽ làm mất tác dụng của kháng sinh).
Hen suyễn cấp: củ hẹ 10g hay lá hẹ 20g giã nát, ép nước cốt uống.
Đau, sưng họng: nhai lá hẹ tươi với vài hạt muối. Hoặc hẹ tươi 10 - 12g, giã vắt lấy nước uống.
Chảy máu cam, đi lỵ ra máu: củ hay lá tươi giã nát lấy nước uống.
Đại tiện lỏng mạn tính: xào hẹ hay ăn canh hẹ thường xuyên. Ăn liên tục trong tháng rưỡi vào mùa đông, xuân.
Trĩ: giã hẹ xào nóng, bọc vải màn, chườm nóng, ngày chườm giờ.
Chai chân: lá hẹ 40g, lá gai 10g, hạt gấc 2 hạt. Tất cả giã nát rồi đắp vào chỗ chai.
Táo bón: hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần uống 5g, hòa nước sôi uống ngày 2 lần.
Côn trùng chui vào tai: giã lá hẹ, ép nước nhỏ vào tai.
Chứng đái dầm ở trẻ em: gạo 50g, rễ hẹ 25g. Gạo vo sạch nấu cháo, rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng. Dùng liên tục 10 ngày.
Tiểu đêm nhiều lần: lá hẹ, dây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, kỷ tử, nữ trinh tử mỗi vị 40g. Tất cả phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với nước ấm.
Mộng tinh, tiểu són: hạt hẹ 5g nấu cháo đặc, ăn 5 ngày liền.
Khí hư: ăn cháo hẹ 1 tuần hoặc dùng 300g hạt hẹ sao giòn luyện mật ong bằng hạt đậu, ngày uống vài chục viên.
Phụ nữ sau đẻ bị chóng mặt: củ hẹ 10g, hành tăm 10g. Hai thứ giã nhỏ, trộn dấm. Nướng viên gạch cho đỏ, đổ hẹ và hành lên, xông hơi.
Đau răng: lấy một nắm lá hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, liên tục cho đến khi khỏi.
Ra mồ hôi trộm: lá hẹ tươi 200g, thịt rắn 100g. Hai thứ cùng hấp chín, nêm gia vị, ăn hằng ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét