Bạn có bao giờ tự hỏi, quá trình tiêu hóa thức ăn bên trong cơ thể chúng ta như thế nào không? Phải chăng nó rất... "kinh khủng"?
Chúng ta biết rằng, tiêu hóa là một trong những cơ quan đặc biệt quan trọng không chỉ của con người mà ở mọi sinh vật sống. Quá trình tiêu hóa của con người bắt đầu từ việc đưa thức ăn qua miệng, xuống dạ dày, ruột non, ruột già, và cuối cùng thải ra khi chúng ta... đi WC.
Tuy nhiên, bạn đã bao giờ tò mò và mong muốn được tận mắt chứng kiến quá trình đó? Nếu đủ can đảm, xin mời bạn đến với chuyến du hành tiêu hóa trong cơ thể chúng ta dưới đây. Quá trình này được ghi lại bởi các chuyên gia thuộc tạp chí National Geographic.
Tuy nhiên, bạn đã bao giờ tò mò và mong muốn được tận mắt chứng kiến quá trình đó? Nếu đủ can đảm, xin mời bạn đến với chuyến du hành tiêu hóa trong cơ thể chúng ta dưới đây. Quá trình này được ghi lại bởi các chuyên gia thuộc tạp chí National Geographic.
Quá trình tiêu hóa thực chất bắt đầu ngay từ khi thức ăn được đưa vào miệng. Răng nghiền thức ăn, còn lưỡi tiết ra nước bọt để bôi trơn.
Thức ăn sẽ có một hành trình dài 12 tiếng, qua một quãng đường dài 4m, đi qua dạ dày, ruột non, ruột già.
Thức ăn sẽ được đưa xuống ruột nhờ sự co bóp các cơ bên trong, được gọi là "quá trình nhu động ruột". Nhu động ruột này mạnh đến mức chúng ta vẫn có thể nuốt ngay cả khi... trồng cây chuối.
Thức ăn đi vào dạ dày thông qua một lỗ hổng nối với thực quản
Tại đây, thức ăn sẽ được nghiền nhỏ nhờ cơ bắp trong dạ dày.
Đồng thời, các axit và enzyme cực mạnh tại đây sẽ phân giải thức ăn thành các dung dịch lỏng hoặc hỗn hợp nhão. Dạ dày của chúng ta sẽ tự bảo vệ mình bằng một lớp màng nhày bao quanh thành dạ dày.
Sau khoảng một giờ, thức ăn sẽ được đưa xuống ruột non thông qua một lỗ hổng mang tên "cơ thắt môn vị".
Hệ thống ruột non dài hơn 3m là nơi chúng ta hấp thụ hầu hết các chất dinh dưỡng của thức ăn. Đầu tiên, tụy sẽ tiết ra dung dịch trung hòa axit, sau đó tuyến mật từ gan sẽ tiếp tục phân giải thức ăn thành từng giọt nhỏ cho ruột dễ hấp thụ dinh dưỡng.
Quá trình này diễn ra trong khoảng 1 tiếng rưỡi. Sau đó, phần thức ăn còn lại (hầu hết là bã và các tế bào chết từ ruột) sẽ tiến thẳng xuống ruột già qua phần ruột tịt (manh tràng) - có chức năng giữ thức ăn không bị trôi ngược lên trên.
Ruột già có nhiệm vụ tách nước bên trong những gì còn lại. Tại ruột già có rất nhiều vi khuẩn, với nhiệm vụ tiết ra enzyme phân giải các cấu trúc carbonhydrate phức tạp mà chúng ta chưa tiêu hóa được.
Cuối cùng sau khoảng 12h, toàn bộ thức ăn được nạp vào cơ thể đã sẵn sàng để chúng ta... tống khứ qua đường WC.
Thức ăn sẽ có một hành trình dài 12 tiếng, qua một quãng đường dài 4m, đi qua dạ dày, ruột non, ruột già.
Thức ăn sẽ được đưa xuống ruột nhờ sự co bóp các cơ bên trong, được gọi là "quá trình nhu động ruột". Nhu động ruột này mạnh đến mức chúng ta vẫn có thể nuốt ngay cả khi... trồng cây chuối.
Tại đây, thức ăn sẽ được nghiền nhỏ nhờ cơ bắp trong dạ dày.
Quá trình này diễn ra trong khoảng 1 tiếng rưỡi. Sau đó, phần thức ăn còn lại (hầu hết là bã và các tế bào chết từ ruột) sẽ tiến thẳng xuống ruột già qua phần ruột tịt (manh tràng) - có chức năng giữ thức ăn không bị trôi ngược lên trên.
Ruột già có nhiệm vụ tách nước bên trong những gì còn lại. Tại ruột già có rất nhiều vi khuẩn, với nhiệm vụ tiết ra enzyme phân giải các cấu trúc carbonhydrate phức tạp mà chúng ta chưa tiêu hóa được.
Cuối cùng sau khoảng 12h, toàn bộ thức ăn được nạp vào cơ thể đã sẵn sàng để chúng ta... tống khứ qua đường WC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét