Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

CÁCH CHỮA và ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

CÁCH CHỮA và ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM 

Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến hiện nay. Người bị bệnh thoát vị đĩa điệm thường gánh chịu những cơn đau quái ác về xương khớp trong sinh hoạt hàng ngày. Và gần đây, tôi cũng nghe rất nhiều những tâm sự bi quan của nhiều bệnh nhân bị bệnh thoát vị đĩa đệm. Họ tìm đến các địa chỉ, các phòng khám, các chuyên khoa... với hy vọng tìm ra được cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, một căn bệnh về xương khớp rất khó chữa đã làm cho biết bao người phải điêu đứng khổ sở. Và dưới đây ban biên tập website giới thiệu đến bạn đọc bài viết của thạc sĩ Nguyễn Văn Long, bài phân tích thực trạng căn bệnh này tại nước ta để quý vị tham khảo thêm và tìm ra được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
 

TÌM HIỂU VỀ THUỐC CHỮA VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Tôi xin tự giới thiệu tôi là Nguyễn Văn Long – Chủ tịch hội đồng sáng lập Đề án thành lập Bệnh viện xương khớp Đông y Việt Nam, trong bài viết này tôi xin chia sẻ với quý vị những kiến thức cơ bản trong điều trị các chứng bệnh xương khớp đồng thời cung cấp một số phương pháp điều trị an toàn với chi phí hợp lý dưới góc độ chuyên môn.

Sở dĩ tôi đặt tiêu đề “Một sự lãng phí ghê ghớm” là vì trên thực tế tôi thấy có quá nhiều người bỏ công sức, tiền của, thời gian để điều trị căn bệnh này trong khi chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng những dược liệu hay bài thuốc rẻ tiền an toàn mà hiệu quả tuyệt đối do cha ông ta để lại.

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp thoát vị đĩa đệm ở vị trí thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Và khi thoát vị đĩa đệm có đè ép vào rễ dây Thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau tọa lưng). Khi thoát vị ở vị trí cổ, sẽ gây đau cổ gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép. Khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm nặng người bệnh sẽ có cảm giác đau lưng suốt đêm ngày, mỗi lần đi lại là thấy đau nhức khắp trong người, tê bì tay chân và nếu bệnh tiến triển ở giai đoạn năng thì sẽ làm cho người bệnh teo cơ yếu liệt.

Về cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm , ở giai đoạn nhẹ bệnh nhân cần áp dụng xen kẽ việc nằm nghỉ trên nền cứng, làm nóng tại chỗ bằng chiếu tia, xoa bóp. Dùng phương pháp kéo nắn cột sống để làm giảm áp lực cho nó và giúp đẩy đĩa đệm về vị trí cũ; châm cứu để làm giãn cơ , huy động máu huyết đến các khối cơ, kiện thận; bệnh nhân cần tránh những động tác quá sức như mang vác nặng, cúi gập người… Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân phải dùng thuốc giảm đau, dãn cơ hoặc tiêm corticoid tại chỗ.

Về vấn đề chung căn bệnh viêm khớp: Viêm khớp xảy ra khi sụn đệm các đầu xương trong khớp ngày càng bị bào mòn theo thời gian do lượng dịch khớp cạn kiệt, các lớp sụn này chà xát trực tiếp lên nhau khi vận động gây đau. Khi bề mặt nhẵn mịn của sụn khớp trở nên thô ráp , gây kích ứng. Cuối cùng, nếu sụn khớp này xẹp xuống hoàn toàn có thể xương trên xương – đầu xương trở nên hư hỏng và các khớp xương trở nên đau đớn nhiều hơn. Giai đoạn sau của bệnh viêm khớp sẽ hình thành các gai xương, gây chèn ép các dây thần kinh, gây đau đầu, tê nhức tứ chi.

Theo đông y:

Các bệnh liên quan đến xương khớp dù có sưng, nóng, đỏ, hay chỉ tê mỏi, nặng, ở các khớp thì đều thuộc chứng Tý, nghĩa là bế tắc không thông, dân gian gọi là phong thấp. 

Nguyên nhân gây các bệnh về xương khớp là do sức đề kháng của cơ thể không đầy đủ nên các yếu tố gây bệnh cùng phối hợp xâm phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp. Hậu quả là sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn, gây sưng đau hoặc tê mỏi, nặng ở một khu vực xương khớp hoặc toàn thân. Một số khác thì do chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày hoặc do cao tuổi, các chức năng hoạt động cơ thể suy yếu nên khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được các cân mạch, gây thoái hóa xương khớp và đau. 

* Các chứng xương khớp thường gặp như:

  • Bệnh khô khớp (khô dịch khớp) 
  • Bệnh thoái hóa khớp (gối, cột sống, đốt sống cổ …) 
  • Bệnh vôi hóa khớp (gối, cột sống …) 
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm 
  • Bệnh viêm đa khớp dạng thấp 

Ở Việt Nam hiện nay tình trạng mắc phải bệnh xương khớp khá phổ biến với cả nam và nữ. Điều trị bằng phương pháp nào để đạt hiệu quả và an toàn vẫn là vấn đề mà các nhà nghiên cứu y học cả đông và tây y rất quan tâm. Thực trạng hiện nay thường áp dụng các phương pháp điều trị như sau: 

Cách 1: Khi người bệnh chớm xuất hiện các các triệu chứng về bệnh xương khớp, người bệnh thường có tâm lý thờ ơ với bệnh chỉ cho là đau đơn giản, ban đầu người bệnh thường tìm đến các phương pháp lưu truyền hiện nay như sử dụng mật gấu, lá bưởi, chườm nóng, chườm lạnh… xoa bóp nhằm giảm thiểu các cơn đau và có hi vọng chữa khỏi. 


  • Ưu điểm: Đều là những sản phẩm từ tự nhiên vì vậy khi người bệnh sử dụng mang lại tính an toàn cao và với chi phí thấp. 
  • Nhược điểm: Khó thực hiện, thời gian điều trị quá dài, không phải ai cũng có thời gian để duy trì lâu dài, các triệu chứng giảm không đáng kể, việc sử dụng lâu dài mà không có kết quả, như vậy gây nên tình trạng bệnh phát triển ngày một nặng thêm. 

Cách 2: Sau một loạt các phương pháp điều trị lưu truyền mà bệnh vẫn không khỏi người bệnh không còn mặn mà với phương pháp điều trị trên nữa mà chuyển sang sử dụng thực phẩm chức năng được quảng cáo nhan nhản trên các phương tiện truyền thông là an toàn và hiệu quả cao như : Jex, viên khớp Tâm Bình, viên khớp P-V, Bonistas… vv. 


  • Ưu điểm: dễ mua dễ sử dụng, sản phẩm là những viên nang dùng để uống hằng ngày. 
  • Nhược điểm: Tình trạng bệnh gần như không thuyên giảm hoặc giảm không đáng kể ( vì thực tế đây chỉ là sản phẩm hỗ trợ điều trị chứ không phải sản phẩm điều trị ), chi phí điều trị cao, thời gian điều trị kéo dài từ 3 đến 9 tháng. 

Cách 3: Quá trình điều trị dài mà không có hiệu quả, có thể nói với suy nghĩ có bệnh thì vái tứ phương người bệnh đã trải qua các phương pháp chữa trị ai mách gì làm đấy dẫn đến tình trạng bệnh đã không khỏi lại ngày càng phức tạp hơn. Trong tâm trạng đó người bệnh thường được khuyên đến các bệnh viện công lập hoặc chuyên khoa của các bệnh viện đa khoa để khám và điều trị. Tại Việt Nam các bác sĩ sau khi có kết luận chính thức từ việc chụp chiếu của các máy móc, người bệnh thường được các bác sĩ kê đơn thuốc, tùy từng loại bệnh và mức độ mà các bác sĩ sẽ kê: Korulac, Paracetamol, Diclofenac, Arcoxia, Bonlutin, Artrodar, Fenalgic, Ibuprofen, Profenid, Voltaren, Mobic ....về điều trị tại nhà. 


  • Ưu điểm: Việc chữa trị trong các chuyên khoa hoặc bệnh viên công lập giúp bệnh nhân yên tâm về mặt tâm lí do ở Việt Nam thường có tâm lí tin tưởng bác sĩ ở các bệnh viện công lập. 
  • Nhược điểm: Với hàm lượng dược lý mạnh những thuốc này có tác dụng tức thời, cơn đau giảm một cách rõ rệt trong những ngày đầu và giảm hẳn trong khoảng 10 đến 15 ngày đi kèm với chế độ tập luyện. Quá trình ngưng sử dụng thuốc người bệnh trở về với cuộc sống và công việc hằng ngày. Quá trình này thường không kéo dài vì các bác sĩ thường kê các loại thuốc giảm đau và kháng viêm và khi hàm lượng dược lý của thuốc đã hết trong cơ thể dần dần các cơn đau âm ỉ bắt đầu xuất hiện trở lại, người bệnh hoang mang lo lắng không biết giải quyết thế nào vì đã chữa ở bệnh viện của nhà nước mà không khỏi dứt điểm ? 

Cách 4: Việc điều trị ở các chuyên khoa không khỏi khiến người bệnh mất niềm tin hoàn toàn về các chuyên khoa của nhà nước Lúc này qua các phương tiện thông tin đại chúng tivi báo đài người bệnh biết đến các phòng khám đa khoa tư nhân như: Phòng khám Kim Giang, Phòng khám Bạch Mai, phòng khám Kim Mã, phòng khám Năm Châu…Việc thông tin quảng cáo thiếu sự kiểm soát của các cơ quan chức năng khiến cho người bệnh lầm tưởng đây là những địa chỉ chữa bệnh xương khớp giỏi nhất Việt Nam và nhất cả thế giới: chữa trong vài ba ngày khỏi hoàn toàn, chữa một lần khỏi dứt điểm không tái phát… 


  • Ưu điểm: Thái độ phục vụ nhiệt tình,thân thiện, quan hệ giữa các bác sĩ và bệnh nhân khá tốt trong quá trình điều trị. 
  • Nhược điểm: Việc điều trị tại những phòng khám này ngoài những tân dược đã nêu ở trên một số phòng khám còn sử dụng những tá dược mạnh không rõ nguồn gốc và có nhiều phản ứng phụ tới gan, thận và mật, dạ dày…Chi phí điều trị cho một ca bệnh thường từ 10 đến 15 triệu. Một chi phí quá cao so với mức sống của đại bộ phận người dân hiện nay. Kết quả không khỏi người bệnh đòi rút lại tiền như cam kết thì bị gây khó dễ (các phòng khám thường đưa ra hang trăm lí do để trả một phần nào đó: tiền công,tiền thuốc, tư vấn…vv)  

Cách 5: Tin tưởng vào lời quảng cáo nhưng không khỏi bệnh hoặc bị tái phát nhanh chóng người bệnh không biết tin vào ai nữa. Lúc này ai mách gì chữa nấy theo thói quen có bệnh thì vái tứ phương người bệnh tự chữa ở nhà hoặc đi chữa ở các nhà thuốc gia truyền, những thầy Lang trong vùng…Tùy vào trình độ của từng nhà thuốc và thầy Lang mà bệnh có thể khỏi hoặc tạm dứt nhưng thường không được lâu.


Trên đây tôi nêu một số nhìn nhận và đánh giá về các phương pháp điều trị bệnh xương dưới góc độ chuyên môn. Những đánh giá có thể chưa lột tả hết được nhưng cũng phần nào giúp quý vị hiểu biết căn bản về thực trạng điều trị căn bệnh này ở nước ta.

Với mong muốn giúp khoảng 25 triệu người mắc chứng bệnh viêm khớp (theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ y tế) thoát khỏi căn bệnh này với hiệu quả cao nhất, chi phí rẻ nhất và phương pháp điều trị an toàn nhất, người viết bài này xin gửi tới quý vị một công trình nghiên cứu bài thuốc dân gian của Trung tâm xương khớp Đông Y Việt Nam trong đề án quốc gia về Ứng dụng các dược liệu quý trong điều trị chứng bệnh xương khớp tại Việt Nam. 

Tên bài thuốc: "Dược liệu trị bệnh xương khớp" 

Dược liệu chữa bệnh xương khớp - Trung tâm xương khớp Đông Y Việt Nam 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét