Cột sống là trụ cột của sự sống, khi cột sống bị biến đổi, mất cân bằng thì cơ thể sẽ bị bệnh. Một tổn thương nhỏ ở cột sống cũng gây nên những phiền toái lớn cho sức khỏe của con người.
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm cũng là dấu hiệu gai cột sống
Khi khối thoát vị lồi ra, nó kéo theo màng xương cạnh nó và lâu ngày xương sẽ mọc ra theo tạo thành những vành xương như những cái gai nhọn nên gọi là “gai” cột sống. Gai xương cột sống chính là các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp. Chúng thường được hình thành do sự tổn thương bề mặt của khớp và cản trở cử động của xương, đồng thời gây ra đau đớn ở các mức độ khác nhau.
Vị trí thường mọc gai là mặt trước và bên của cột sống, hiếm khi mọc ở phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh. Gai cột sống khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt sống khi cử động, đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động. Nhìn chung, bất cứ phần nào của cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gai cột sống, nhưng thông thường khu vực thắt lưng và cổ hay mắc chứng bệnh này nhất.
Vị trí thường mọc gai là mặt trước và bên của cột sống, hiếm khi mọc ở phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh. Gai cột sống khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt sống khi cử động, đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động. Nhìn chung, bất cứ phần nào của cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gai cột sống, nhưng thông thường khu vực thắt lưng và cổ hay mắc chứng bệnh này nhất.
2. Các dấu hiệu khác
Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải đi khám là đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay…, đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng. Khi chụp x. quang cột sống người ta phát hiện có “gai”. Thật ra đây là sự phát hiện tình cờ vì người bệnh đau là do quá trình viêm, không phải do gai “đâm” gây đau như người ta vẫn nghĩ. Có nhiều trường hợp chụp x. quang cột sống thấy có gai nhưng người ta không bị đau lưng, ngược lại có nhũng trường hợp người bệnh đau lưng nhưng khi chụp phim cột sống không thấy có gai.
Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi “cái gai” đáng ghét này! Nhưng thực tế không hề có chỉ định và không thể “mổ cắt gai cột sống”. Việc điều trị bệnh “gai cột sống” (thực ra là điều trị đau lưng) thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ… để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.
Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét