Câu hỏi:
Tôi được chuẩn đoán hẹp khe giữa hai đốt sống L4, 5. Bệnh gây ra tình trạng đau sau lưng, đau lan xuống 1 trong 2 chân. Cơn đau xuất hiện khi thời tiết thay đổi hoặc khi cơ thể mệt mỏi, khi đau vật nặng, đau tái phát nhiều lần. Hiện tôi vẫn đi lại, làm việc bình thường, chơi các môn thể thao nhẹ nhưng cơn đau cứ âm ỉ, khó chịu. Thời gian đau đã lâu (>5 năm). Nhờ bác sĩ tư vấn, có thể tin tưởng sử dụng con lăn DOCTOR100 để điều trị chứng bệnh của tôi không?
Trả lời
Trường hợp của bạn được chẩn đoán hẹp khe giữa 2 đốt sống L4, 5 sẽ dẫn đến chèn ép các rễ thần kinh đi ra từ khe đốt sống. Mà những rễ này là một bộ phận hợp thành của dây thần kinh tọa đưa xuống chân. Cho nên bạn có những cơn đau như bạn miêu tả. Nguyên nhân xuất hiện hẹp khe giữa hai đốt sống đó có thể xuất phát từ trong sinh hoạt của bạn (lao động, chơi thể thao, mang vật nặng … sai tư thế, kết hợp với dinh dưỡng không đầy đủ khiến cho những dây chằng, đĩa đệm,… các bộ bận liên quan tới khe khớp L4,5 thiếu nuôi dưỡng.). Vì vậy, khi điều trị cần phải quan tâm tới 3 yếu tố:
1. Điều chỉnh tinh: Điều chỉnh ăn uống (bao gồm cả uống thuốc);
2. Điều chỉnh khí: Điều chỉnh hô hấp, vận động (tập luyện)
3. Điều chỉnh thần: Điều chỉnh thân nhiệt, tư duy, cảm xúc, thái độ….
Dù là Đông y hay Tây y, khi điều trị chứng bệnh của bạn đều có chỉ định dùng vật lý trị liệu để tác động vào vùng cột sống bị hẹp, tổn thương.
Hình: Sơ đồ rễ thần kinh.
Hình: Sơ đồ thoát vị đĩa đệm.
Bệnh lý đĩa đệm
Hay gặp hơn nhiều so bệnh lý xương cột sống.
Thoái hoá đĩa đệm:
Do vỡ vòng xơ bao quanh nhân đĩa đệm, nhân phân tán trong khe khớp giới hạn bởi hệ thống dây chằng liên đốt sống. Không có dấu hiệu thoái hoá cột sống. Không có dấu hiệu x quang bất thường nếu không có trật khớp liên mấu khớp. Nếu có bán trật khớp, khe khớp sẽ hẹp, lổ liên hợp hẹp, dần dần xuất hiện thoái hoá khớp liên mấu khớp.
Thoái hoá đĩa đệm-đột sống:
Thoái hoá đĩa đệm là hậu quả của thoái hoá cột sống với các dấu hiệu diện khớp đặc xương và không đều, gai xương trước bên và sau.
Thoát vị đĩa đệm cứng:
Đĩa đệm bị thoái hoá trong thoái hoá đĩa đệm-đốt sống. Dây chằng sau bị giãn hay rách, thành phần đĩa đệm thoát ra sau ống sống rồi xương hoá dần thành khối cứng.
Sa lồi đĩa đệm:
Được xem là thoát vị đĩa đệm mềm. Chỉ một phần nhỏ đĩa đệm di chuyển ra sau, có kèm tổn thương dây chằng hay hoặc không. Đặc điểm chính là sự hồi phục sau vận động hoặc kéo cột sống.
Thoát vị đĩa đệm thông thường:
Một phần nhỏ hay lớn đĩa đệm thoát vào mặt sau của thân đốt sống trên hay dưới (thoát vị dưới dây chằng) hoặc lọt vào ống sống qua khe rách dây chằng (thoát vị qua dây chằng). Đây cũng là loại thoát vị đĩa đệm mềm, thường vị trí cận giữa hoặc bên và vùng thắt lưng thấp, gây chèn ép rễ L5, S1 với triệu chứng thần kinh toạ.
Thoát vị đĩa đệm thể tự do:
Phần lớn hoặc toàn bộ đĩa đệm thoát vị hoàn toàn khỏi khe khớp, choán chỗ ống tuỷ chèn ép mạnh các rể thần kinh thắt lưng-cùng, gây hội chứng đuôi ngựa.
Viêm đĩa đệm:
Nhiều loại bệnh nhiểm khuẩn ở đĩa đệm. Có thể viêm đĩa đệm đơn thuần với hình ảnh hẹp khe khớp. Thông thường là viêm đốt sống đĩa đệm, tổn thương đồng thời đĩa đệm và diện khớp hoặc thân đốt sống. Hình ảnh x quang: mất chất khoáng xương, hẹp hoặc mất khe khớp, phần mềm cạnh cột sống dày hoặc có hình thoi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét