Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

CÂY CÂU KỶ TỬ


CÂU KỶ TỬ

Fructus Licii
Tên khác: Kỷ tử, Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử, Khủ khởi.
Tên khoa học: Lycium sinense Mill., họ Cà (Solanaceae).
CÂY CÂU KỶ TỬ Mô tả:
Cây: Cây nhỏ, mọc đứng thành bụi sum sê, cao 0,5 – 1m. Cành cứng đôi khi có gai ngắn ở kẽ lá. Lá nguyên mọc so le hoặc tụ tập 4 -5 cái, hình mũi mác, mép uốn lượn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt; cuống lá ngắn.
Hoa nhỏ, mọc đơn độc hoặc 2 – 3 cái ở kẽ lá, màu tím nhạt hoặc tím đỏ, tràng hình phễu, 5 cánh, có lông ở mép, nhị 5 đính ở đỉnh của ống tràng.
Quả mọng, hình trứng, khi chín màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ; hạt nhiều, hình thận dẹt.
Ngoài ra còn có loài câu kỷ quả tím đen (Lycium ruthenicum Murray) cũng được dùng.
Dược liệu: Quả hình trứng dài hay trái soan, hai đầu hơi lõm, dài 6 – 20 mm, đường kính 3 – 10 mm. Mặt ngoài màu đỏ cam, mềm, bóng, thường nhăn nheo. Gốc quả có vết cuống quả màu trắng còn sót lại, đỉnh quả có điểm nhỏ hơi nhô lên. Quả có nhiều hạt nhò hình thận dẹt, hai mặt hơi cong phồng hoặc có một mặt lõm. Hạt màu vàng nâu có nội nhũ, rốn hạt là một điểm lõm nhỏ ở mép hạt. Chất mềm, vị ngọt hơi chua.
CÂY CÂU KỶ TỬ Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô của cây Câu kỷ tử hay Khủ khởi (Lycium sinense Mill.), họ Cà (Solanaceae).
CÂY CÂU KỶ TỬ Phân bố: Cây này có trồng ở nước ta, vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
CÂY CÂU KỶ TỬ   Thu hái: Vào mùa Hạ và mùa Thu khi quả đã chuyển màu đỏ vàng. Sau khi phơi âm can để vỏ ngoài nhăn lại, lấy ra phơi nắng hoặc sấy nhẹ đến khi vỏ ngoài quả khô và cứng, thịt quả mềm. Loại bỏ cuống.
CÂY CÂU KỶ TỬ Tác dụng dược lý
1. Tăng cường miễn dịch:
Nước sắc câu kỳ tử làm tăng cường khả năng thực bào của đại thực bào, tăng số lượng và hiệu giá kháng thể.
2. Hạ cholesterol huyết, đường huyết, bảo vệ gan:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét