RAU ĐẮNG ĐẤT
-Tên gọi khác: Rau đắng lá vòng, trúc tiết thảo...
-Tên tiếng Anh: Knotgrass, Prostrate knotweed.
-Tên khoa học: Polygonum aviculare L.
-Tên đồng nghĩa : Glinus oppositifolius (L) Dc
Phân loại khoa học
Bộ (ordo): | Cẩm chướng ( Caryophyllales). |
Họ (familia): | Họ Cỏ bình cu (Molluginaceae). |
Chi (genus): | Rau râm (Polygonum) |
Loài(species): | Polygonum aviculare |
Phân bố
Cây của phân vùng Ấn Ðộ - Malaixia mọc hoang trên cát ở bờ biển hay vùng ngập từng thời kỳ, hố hồ, ruộng từ Nam Hà tới các tỉnh Ðồng bằng sông Cửu Long. Có thể thu háo cây quanh năm, tốt nhất lúc cây chưa có hoa, rửa sạch, phơi khô.
Mô tả
Rau đắng đất là loại cây thân thảo bò trên mặt đất, sống lâu năm.
-Thân: Là cọng nhỏ bằng que tâm, có nhiều đốt, mổi đốt mọc 2 lá và thường mang chồi, thân và chồi mọc bò dưới đất trong vườn nhà hay bờ ruộng tạo thành những mảng lớn.
-Lá: Lá rau đắng đất giống những chiếc lông chim màu xanh lục, bé bằng móng tay út, mọc từng đôi quanh thân cây. Lá mọc vòng 2-5 lá không đều nhau, có khi 6 lá, phiến lá hình mác hẹp, dài 2-2,5cm, có một gân chính. Lá kèm rất nhỏ, rụng sớm.
-Hoa: Hoa màu lục nhạt có cuống dài, tụ họp 2-5 cái ở nách lá. Hoa không có cánh hoa. Nhị 5, nhuỵ có 3 vòi nhuỵ.
-Quả: Quả nang.
-Hạt: Hạt hình thận.
Mùa hoa quả tháng 4-7.
Thành phần hóa học
Lá cây chiết bằng cồn ethanol, thu được spergulagenin A. một sapogenin triterpenoid bão hoà, trihydroxy-cetone.
Công dụng
a-Rau đắng đất dùng làm rau
Trong họ rau đắng, ăn ngon nhất là rau đắng đất. Rau đắng đất dùng để nấu canh hoặc ăn sống. Rau đắng đất mới ăn thì đắng, ăn quen sẽ thấy ngon ngọt không thể nào quên. Rau đem về nhặt lấy phần ngọn non mướt, rửa sạch để vào rổ cho ráo nước.
1-Làm ra sống: Rau đắng đất được dùng làm rau ghém ăn sống chung với nhiều rau rừng khác. Có thể ăn với cháo cá, với mắm kho, cá, thịt kho..
2-Nấu canh: Rau đắng đất được nấu canh với cá nước ngọt, cá nước lợ, tôm, cua, thịt bầm…rất bổ dưỡng.
b-Rau đắng đất dùng làm thuốc
Theo Đông y rau đắng đất có vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiêu hoá, khai vị, kháng sinh, lợi tiểu và nhuận gan.
Rau đắng làm mát gan do kích thích tiết mật, thông tiểu, nhuận tràng; dùng trong trường hợp nóng nảy trong người làm lở miệng, viêm nha chu, chảy máu răng; dùng lá rau đắng xông hơi trị ho cảm và viêm phổi; nước rau đắng uống nhiều lần trong ngày trị ngừa sạn thận và sỏi mật...
Ở Ấn Ðộ người ta dùng toàn cây sắc nước uống trừ sản dịch, dùng thân, lá giã ra thêm tí dầu thầu dầu hơ nóng làm thuốc đắp trị đau đầu. Dùng dịch lá cây để đắp trị bệnh ngoài da và ghẻ ngứa.
Trong nhân dân, rau đắng đất được dùng thay rau má trong "toa căn bản" làm thuốc hạ sốt, chữa bệnh về gan và chứng vàng da. Nhân dân ta còn dùng cây rau khô đem đốt thành tro dùng ngâm lấy nước gội đầu.
Các bài thuốc từ rau đắng đất
Sau đây là những toa thuốc căn bản từ cây rau đắng đất:
1. Cao thuốc trị đau vàng da, chậm tiêu, lói bù tay mặt, nổi u nhọt, mề đay: Dây Cứt quạ 1 thúng, Rau đắng đất 1 thúng, hai thứ nấu chung cho nhừ, lược bỏ xác, nấu nước thành cao, thêm đường hoặc mật nấu cho đặc, để lâu được. Mỗi sáng, trưa và tối 1 muỗng cà phê (theo Kinh nghiệm thời kháng chiến chống Pháp).
2. Thanh can giải độc: Rau đắng 6g, Nhân trần (Bồ bồ) 5g, Dành dành 5g, Cỏ xước 6g, Rau má 6g, Ké đầu ngựa 6g, dây khổ qua 6g, cỏ mực 8g, Muỗng trâu 6g rễ tranh 6g, Sài đất 6g. Cam thảo 3g sắc uống hoặc tán bột, luyện viên uống (theo Lương y Ðỗ Văn Tranh, An Giang).
3- Bị sỏi mật, vàng da, rụng tóc, gan không lọc máu: dùng mỗi ngày 200g rau đắng đất, 200gr dây cứt quạ, sắc với 750ml nước còn 0,5 lít uống khi khát (theo Lương y Dương Tấn Hưng).
4-Người luôn nóng nực, cổ họng ngứa ngáy, khô khan, khúc khắc: dùng 100g rau đắng, 100gr cây me đất, sao khử thổ, nấu trong 0,5 lít nước còn 250ml. Uống 3 lần sáng, trưa, tối. Trong 7 ngày. (theo Lương y Dương Tấn Hưng).
Rau đắng đất được coi là cây thuốc quí trong thiên nhiên bởi sự lành tính và lợi ích tuyệt vời của nó.
Rau đắng đất (có tên khoa học: Herba Glini oppositifolii)
Rau đắng đất là một loại cây dân dã gắn liền với đời sống của người dân miền Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Nó là gia vị không thể thiếu trong món cháo cá lóc hay món lẩu cá kèo, lẩu mắm của người dân nơi đây. Cháo rau đắng mới ăn thấy đắng ở đầu lưỡi nhưng khi nuốt qua cổ họng lại đọng lại dư vị ngọt thơm đến khó tả.
Người dân Nam Bộ thường ăn cháo cá lóc với rau đắng tươi còn người dân Nam Trung Bộ lại có thói quen ăn thứ cháo trắng trộn với tro của cây rau đắng, nấu ăn với nồi cá kho thịt và gừng.
Thứ rau giản dị, mộc mạc này đã trở thành niềm thương nỗi nhớ, đi cả vào trong những câu hát của nhạc sĩ Bắc Sơn “Nhớ lũy tre xanh dạo quanh khung trời kỷ niệm, chợt thèm rau đắng nấu canh”.
Rau đắng đất hiền hòa, dễ chịu như chính những người nông dân miền Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Cây rất dễ sống, do khả năng phân nhánh khỏe nên thường mọc thành đám ở ruộng trồng ngô, khoai, sắn, ở bãi sông, nương rẫy và thậm chí ở ven đường đi.
Rau đắng đất- vị thuốc chữa bệnh tuyệt vời
Từ lâu trong dân gian, rau đắng đất được sử dụng làm bài thuốc chữa viêm gan, làm mát gan và tiêu độc cho cơ thể rất hiệu quả.
Theo y học cổ truyền, toàn cây rau đắng đất có vị đắng, tính mát, quy vào kinh can, thận. Cây có tác dụng lợi tiêu hóa, nhuận gan, ích mật, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc.
Theo y học hiện đại, rau đắng đất có thành phần chính là các saponin, flavonoid, cây có chứa nhiều vitamin C, chất xơ rất có lợi cho người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao.
Rau đắng đất được coi là cây thuốc quí trong thiên nhiên bởi sự lành tính và lợi ích tuyệt vời của nó. Có lẽ vì vậy, các bà vợ vùng Nam Bộ luôn chuẩn bị một đĩa rau đắng đất dùng kèm cho các đức ông chồng trong những bữa nhậu lai rai để giải rượu hiệu quả, giúp cơ thể tránh mệt mỏi.
Rau đắng đất là dược liệu hoàn toàn sạch, không hề có hoá chất gây hại, thuốc bảo vệ thực vật, là nguồn thuốc quí trong dân gian. Kế thừa kinh nghiệm sử dụng cây rau đắng đất của dân gian với tác dụng nhuận gan, ích mật, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, Traphaco đã sử dụng rau đắng đất là một trong ba dược liệu chính sản xuất ra thuốc bổ ganBoganic. Rõ ràng, nguyên liệu có “sạch” thì gan mới được thải độc an toàn. Dược liệu mà không sạch vô hình trung, người dùng tự nạp thêm độc tố vào người, làm hại thêm lá gan của chính mình.
Trăn trở với việc đưa cây thuốc quí, hoàn toàn sạch trong tự nhiên như rau đắng đất trở thành dược liệu ứng dụng trong sản xuất thuốc hiện đại với sản lượng lớn, công ty cổ phần Traphaco đã hướng dẫn bà con nông dân thực hiện qui trình thu hái cây Rau đắng đất theo tiêu chuẩn GACP – WHO (thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc).
Sau nhiều năm lăn lộn nghiên cứu, Traphaco đã xác định được thời điểm thu hái tối ưu để rau đắng đất có hàm lượng hoạt chất đạt cao nhất; đồng thời đảm bảo được công tác bảo tồn phát triển cây thuốc. Rau đắng đất sau thu hái được sơ chế, rửa sạch theo qui trình chuẩn. Sau khi đem phơi, sẽ được đóng gói, ép kiện đảm bảo tiêu chuẩn sạch
Cùng với việc sử dụng “dược liệu sạch” rau đắng đất, Traphaco đã phối hợp với Actiso, Bìm bìm biếc – những dược liệu sạch theo tiêu chuẩn GACP WHO để sản xuất thuốc bổ gan Boganic. Vì vậy, sau hơn 15 năm có mặt trên thị trường, Boganic được đánh giá là loại thuốc bổ gan hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.
Boganic đã được sử dụng tại hơn 500 cơ sở điều trị khám chữa bệnh trên cả nước. Các kết quả nghiên cứu trên lâm sàng tại Bệnh viện K Trung ương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã cho thấy thuốc bổ gan Boganic cải thiện rõ rệt các triệu chứng suy giảm chức năng gan, viêm gan: Ăn kém, khó tiêu, đầy bụng, da xạm vàng, nước tiểu vàng, đau hạ sườn phải.
Boganic giúp hạ men gan với tỷ lệ lui bệnh 67% sau 10 ngày dùng. Ngày 2/6/2014 vừa qua, Boganic đã được Hội đồng chuyên gia Bộ Y tế bình chọn và trao giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt”.
Rau đắng đất mang lại hiệu kinh tế lớn
Rau đắng đất là loại cây có sức sống mạnh mẽ và có trữ lượng thu hoạch lớn vì thế Traphaco đã hướng dẫn bà con nông dân trồng, thu hoạch và sơ chế sạch cây rau đắng đất trong tự nhiên và đảm bảo hợp chất trong cây có hàm lượng cao nhất. Rau đắng đất được kiểm soát kĩ lưỡng tiêu chuẩn hàm lượng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Trước đây, người nông dân thu hoạch cây để đem bán không theo thời điểm cụ thể, phơi ngoài sân thậm chí ngoài đường, trên mặt đất nên cây thường không “sạch”, có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, không đảm bảo hàm lượng hoạt chất được cao nhất.
Traphaco đã hướng dẫn bà con nông dân qui trình thu hái cây khi cây phát triển được từ 5 – 7 tháng. Đây là thời điểm cây phát triển mạnh, ra hoa kết quả, hàm lượng hoạt chất đạt cao nhất. Việc thu hoạch vào thời điểm này còn có ý nghĩa bảo tồn cây thuốc bởi lẽ khi thu hái, người nông dân sẽ rũ sạch đất ra khỏi rễ, hành động này sẽ giúp phát tán hạt của cây ra xung quanh, vì thế vừa thu hoạch vừa đảm bảo công tác bảo tồn, phát triển được cây con mới từ hạt.
Rau đắng đất thu hái về được rửa sạch tại bồn rửa, rửa lại bằng máy rửa ozone, được phơi tại sân sạch, trên một tấm lưới ngăn cách tiếp xúc với mặt đất. Ban đêm, rau đắng đất được chuyển vào nhà kho cạnh sân phơi để tránh sương, mưa….Sau khi đem phơi, sẽ được đóng gói, ép kiện đảm bảo tiêu chuẩn sạch. Ngoài là một vị thuốc, đây còn là sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế lớn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét