I. ĐỊNH NGHĨA:
Châm và cứu đều có đặc điểm chung là kích thích vào huyệt tạo nên những phản ứng thích hợp với trạng thái bệnh lý, điều hòa chức năng bị rối loạn và giảm đau.
- Châm là dùng kim kích thích vào huyệt tùy theo chứng bệnh có thể châm sâu, nông, kích thích mạnh hoặc nhẹ.
- Cứu là dùng sức nóng kích thích vào 1 huyệt trên da nhằm điều khí giảm đau để phòng và chữa bệnh. Cứu dùng ngải tác động vào huyệt trong thời gian dài hay ngắn, ấm hay nóng tùy thuộc trạng thái của bệnh.
II. CÁC HÌNH THỨC CHÂM CỨU:
1. Hào châm: Kim châm ngắn dài khác nhau từ 1 - 7cm, thân tròn làm bằng thép không gỉ.
2. Kim tam lăng: Mũi nhọn có 3 cạnh dùng để châm nặn máu.
3. Mai hoa châm: Gồm 7 - 9 kim nhỏ buộc thành bó, cắm trên 1 cái cán gõ lên mặt da, mũi kim nằm trên 1 mặt phẳng và thẳng góc với mặt da.
4. Thủy châm: Tiêm thuốc vào huyệt như vitamin B1, B6, B12, Novocain, Lidocain...
5. Điện châm: Dùng dòng xung điện kích thích lên kim châm.
6. Chôn chỉ: Dùng chỉ tiêu phẫu thuật (catgut) cấy trong huyệt.
7. Chích nặn máu: Châm kim vào huyệt rồi nặn máu.
8. Nhĩ châm: Kim châm các huyệt ở loa tai.
* Ngoài ra còn có các hình thức châm khác như:
- Tỵ châm: Châm các huyệt ở mũi.
- Diện châm: Châm các huyệt ở mặt.
* Hiện nay có dùng tia lade, tia hồng ngoại, điện từ (nam châm) để kích thích lên vùng huyệt.
III. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CHÂM CỨU:
1. Giải thích theo y học hiện đại:
1.1. Phản ứng tại chỗ:
- Châm cứu vào huyệt gây kích thích 1 cung phản xạ mới có tác dụng ức chế cung phản xạ bệnh lý: làm giảm cơn đau, giải phóng sự co cơ.
- Những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thực vật làm ảnh hưởng đến sự vận mạch, nhiệt và sự tập trung bạch cầu... làm thay đổi tính chất của tổn thương, giảm xung huyết, bớt nóng, giảm đau...
- Phản ứng tại chỗ hay xung quanh nơi bị tổn thương Đông y gọi là thống điểm, A thị huyệt hay Thiên ứng huyệt.
1.2. Phản ứng theo tiết đoạn thần kinh:
Cơ thể có 31 tiết đoạn, mỗi đoạn gồm đôi dây thần kinh tủy sống, một khoanh tuỷ, đôi hạch giao cảm và 1 số cơ quan bộ phận thuộc tiết đoạn đó, khi một bộ phận trong tiết đoạn có bệnh sẽ gây nên sự thay đổi bất thường ở da (ấn đau điện trở giảm) ở cơ co rút gây đau.
Bất cứ 1 kích thích nào cũng liên quan đến hoạt động vỏ não, như vậy sự phân chia phản ứng cục bộ, phản ứng tiết đoạn chỉ có giá trị về mặt vị trí cơ thể vµ sự liên quan cục bộ từng vùng thông qua hoạt động của não với nội tạng.
1.3. Phản ứng toàn thân:
Bất cứ một kích thích nào, từ ngoài cơ thể hoặc từ trong các nội tạng đều được truyền lên vỏ não. Dựa vào phản ứng toàn thân ở vỏ não:
- Dùng những huyệt ở xa vùng bệnh nhưng có tác dụng đặc hiệu tới vùng bệnh
- Khi châm kim vào huyệt đạt "cảm giác đắc khí" (căng, tê, tức, nặng) dấu hiệu báo kích thích đã đến mức độ cần thiết (ngưỡng kích thích).
2. Giải thích theo y học cổ truyền:
Châm cứu có tác dụng điều khí, làm thông kinh lạc do đó lập lại sự cân bằng âm dương trong cơ thể và giảm đau.
2.1. Về sinh lý :
Dưới sự thúc đẩy của kinh khí, khí huyết, tuần hoàn không ngừng trong kinh lạc đưa dinh dưỡng đến lục ph ngũ t¹ng, làm cho cơ thể trong ngoài - trên dưới giữ được cân bằng sinh lý trong trạng thái bình thường.
2.2. Về bệnh lý :
Kinh lạc là đường liên hệ nối thông phần ngoài cơ thể với nội tạng. Trong trạng thái bình thường kinh lạc có thể giữ được sự cân bằng, điều khiển nhịp nhàng hoạt động của cơ thể. Nhưng nếu sự điều hòa tổng hợp của kinh lạc không bình thường sẽ xuất hiện bệnh.
2.3. Về chẩn đoán:
Mỗi nhánh của kinh lạc đều có bộ vị tuần hành nhất định và liên hệ với các tạng phủ nào đó. Cho nên bệnh của tạng phủ có thể biểu hiện qua kinh lạc trên bề mặt da cơ thể.
2.4. Về trị liệu:
Nếu một tạng phủ nào đó bị bệnh ta có thể theo 1 kinh đại diện tạng phủ mà dùng huyệt khôi phục lại công năng bình thường của kinh lạc
* Sự mất cân bằng âm dương phản ánh qua 4 trạng thái:
+ Hư là chính khí suy giảm.
+ Thực tà là khí quá mạnh.
+ Hàn là sức nóng của cơ thể giảm sút.
+ Nhiệt là sức nóng của cơ thể quá tăng.
* Dựa vào các trạng thái trên để định phép châm cứu.
+ Hư châm bổ (châm sâu - lưu lâu - kích thích nhẹ...)
+ Thực châm tả (châm nông - kích thích mạnh ...).
+ Hàn thì cứu hoặc ôn châm.
+ Nhiệt bốc hỏa không cứu chỉ châm hoặc nặn máu.
- Mối quan hệ giữa các tạng phủ: tuân theo quy luật âm dương, ngũ hành. Các chức năng hoạt động của các tạng phủ được tiến hành đều đặn, ăn khớp nhịp nhàng là nhờ khí huyết lưu chuyển trong các kinh lạc. Nếu kinh lạc bị bế tắc sẽ sinh bệnh. Châm cứu là thông kinh hoạt lạc, làm cho khí huyết lưu thông, nhờ vậy điều chỉnh được sự mất cân bằng âm dương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét