1. Sơ lược lịch sử thuốc Đông Dược: Dân tộc Việt Nam đã có trên 4.000 năm lịch sử, có truyền thống xây dựng đất nước, đánh giặc giữ nước, phát triển văn hoá. Nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm phòng bệnh và chữa bệnh bảo vệ sức khỏe và đã có một nền y học dân tộc không ngừng phát triển qua các thời kỳ lịch sử:
- Thời kỳ dựng nước: (Thời kỳ Hùng Vương: 2.900 năm trước CN) Theo các truyền thuyết lưu lại thì tổ tiên ta đã biết dùng: Gừng, Riềng làm thức ăn gia vị và chữa bệnh, biết ăn trầu để làm ấm cơ thể, biết nhuộm răng để bảo vệ răng ... Đến đầu thế kỷ thứ 2 trước CN đã có hàng trăm vị thuốc được phát hiện và sử dụng ở nước ta như: quả Giun, Sắn dây, Sen, Quế ...
- Thời kỳ đấu tranh giành độc lập lần thứ nhất: (Năm 111 trước CN - 938 sau CN) Thời kỳ này có sự giao lưu các vị thuốc của ta qua Trung Quốc như: Trầm Hương, Đồi mồi, Tê giác.
- Thời kỳ độc lập giữa các triều đại: Ngô - Đinh - Lê - Lý - Trần - Hồ (năm 939 - 1406) Sau chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta trên sông Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc ách thống trị 1.000 năm bắc thuộc. Lúc này Thái y viện ngoài việc chăm lo sức khoẻ cho nhà vua, còn tổ chức việc trồng thuốc: di tích hiện nay còn lại ở xã Đại Yên, khu Ba đình Hà Nội.
Danh y nổi tiếng sử dụng thuốc Nam đó là Tuệ Tĩnh, ông đã để lại bộ sách: Nam dược thần hiệu: có 11 quyển gồm 580 vị thuốc có trong nước.
- Khi đất nước được độc lập: Bác Hồ là người trước hơn ai hết quan tâm đến vấn đề kết hợp nền y học hiện đại với nền y cổ truyền dân tộc để xây dựng nền y học Việt Nam: Thư Bác gửi cho Hội nghị ngành y tế ngày 27-2-1955 Người viết: "Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc Bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây". Phong trào trồng và sử dụng thuốc nam tại xã, có nơi quy mô toàn huyện, thực hiện khẩu hiệu: thầy tại chổ, thuốc tại nhà. Nhà nước thành lập Viện dược liệu để nghiên cứu các cây con làm thuốc và cũng đã di thực được một số vị thuốc xưa nay phải nhập như: Quy, Bạch truật, Huyền sâm, Sinh địa...
Hiện nay Nhà nước ta kêu gọi mọi người từ miền núi đến miền xuôi sưu tầm những cây con làm thuốc có giá trị cao, vận động các thôn bản, gia đình trồng cây vừa làm thuốc, làm cây cảnh, làm thực phẩm...
2. Nguồn gốc - thu hái - bảo quản:
2.1. Nguồn gốc: Thuốc Đông dược có nguồn từ:
- Thực vật: Sài đất, Cỏ tranh, Lạc tiên...
- Động vật: Rắn, Nhím, Bìm bịp...
- Khoáng vật: Thạch cao, Long cốt...
- Một số chế phẩm hoá học: A Sen, Thạch tính, Mang tiêu...
2.2. Thu hái: Các bộ phận cây thuốc có thời kỳ nhất định. Tỷ lệ hoạt chất cao nhất của các cây thuốc tuỳ theo từng bộ phận với thời gian thu hái khác nhau. Các bộ phận được tiến hành thu hái như sau:
- Gốc, củ, rễ, vỏ rễ: Thu hái về mùa Đông.
- Mầm, lá: Thu hái về mùa xuân, hè.
- Hoa: Thu hái lúc ngậm nụ hoặc mới nở.
- Quả: Thu hái lúc đã già, chín.
- Hạt: Thu hái lúc quả thật chín muồi.
2.3. Bảo quản: Các loại thuốc thực vật: cần tránh ẩm thấp, sâu, mọt mốc. Các vị thuốc có tinh dầu: tính nóng, phơi âm can...
3. Tính năng dược vật: Tính năng dược vật là tác dụng dược lý của vị thuốc để điều chỉnh lại sự mất thăng bằng về Âm Dương trong cơ thể. Tính năng của vị thuốc gồm: Khí, vị, thăng, giáng, phù, trầm và bổ tả.
3.1. Tứ khí còn gọi là tứ tính: tính chất của thuốc.
- Loại lạnh (hàn) như: Lô căn, Thạch cao, Tri mẫu...
- Loại mát (lương) như: Sinh địa, Bạch mao căn, Địa cốt bì...
- Loại ấm (ôn) như: Sinh khương, Bạch chỉ, Quế chi...
- Loại nóng (nhiệt) như: Can khương, Phụ tử, Nhục quế...
+ Loại hàn lương thuộc Âm gọi là Âm dược dùng để thanh nhiệt, tả hoả, giải độc, tính chất trầm giáng chữa chứng nhiệt: Dương bệnh.
+ Loại ôn nhiệt thuộc Dương gọi là Dương dược dùng để ôn trung, tán hàn, tính chất thăng phù để chữa chứng hàn: Âm bệnh. Ngoài ra còn có một loại thuốc tính bình dùng để chữa các bệnh thuộc Hàn hay Nhiệt đều được.
3.2. Vị của thuốc: Có 5 vị gọi là ngũ vị: Cay, Ngọt, Đắng, Chua, Mặn.
- Vị cay (Tân) hay tản (Tán) ra, hay chạy: dùng để chữa các bệnh ở phần Biểu như: Bạc hà, Tía tô, Sinh khương...
- Vị ngọt (Cam) có tác dụng bổ dưỡng, làm hòa hoãn, giảm cơn đau, giảm độc tính như: Cam thảo, Đại táo, Mật ong.. .
- Vị đắng (Khổ) có tác dụng làm mềm, làm khô, làm mát để thanh nhiệt táo thấp như: Hoàng bá, Hoàng liên, Khổ sâm...
- Vị chua (Toan) có tác dụng thu liễm, cố sáp giảm đau để chữa chứng bệnh ra mồ hôi, đái dầm, di tinh như: Kim anh tử, Khiến thực, Ô mai...
- Vị mặn (Hàm) có tác dụng đi xuống, làm mềm các chất rắn để chữa: táo bón, viêm hạch như: Mang tiêu...
Tóm lại ngũ vị có liên quan mật thiết với ngũ tạng, ngũ sắc, từ đó ta vận dụng để bào chế thuốc.
- Thời kỳ dựng nước: (Thời kỳ Hùng Vương: 2.900 năm trước CN) Theo các truyền thuyết lưu lại thì tổ tiên ta đã biết dùng: Gừng, Riềng làm thức ăn gia vị và chữa bệnh, biết ăn trầu để làm ấm cơ thể, biết nhuộm răng để bảo vệ răng ... Đến đầu thế kỷ thứ 2 trước CN đã có hàng trăm vị thuốc được phát hiện và sử dụng ở nước ta như: quả Giun, Sắn dây, Sen, Quế ...
- Thời kỳ đấu tranh giành độc lập lần thứ nhất: (Năm 111 trước CN - 938 sau CN) Thời kỳ này có sự giao lưu các vị thuốc của ta qua Trung Quốc như: Trầm Hương, Đồi mồi, Tê giác.
- Thời kỳ độc lập giữa các triều đại: Ngô - Đinh - Lê - Lý - Trần - Hồ (năm 939 - 1406) Sau chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta trên sông Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc ách thống trị 1.000 năm bắc thuộc. Lúc này Thái y viện ngoài việc chăm lo sức khoẻ cho nhà vua, còn tổ chức việc trồng thuốc: di tích hiện nay còn lại ở xã Đại Yên, khu Ba đình Hà Nội.
Danh y nổi tiếng sử dụng thuốc Nam đó là Tuệ Tĩnh, ông đã để lại bộ sách: Nam dược thần hiệu: có 11 quyển gồm 580 vị thuốc có trong nước.
- Khi đất nước được độc lập: Bác Hồ là người trước hơn ai hết quan tâm đến vấn đề kết hợp nền y học hiện đại với nền y cổ truyền dân tộc để xây dựng nền y học Việt Nam: Thư Bác gửi cho Hội nghị ngành y tế ngày 27-2-1955 Người viết: "Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc Bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây". Phong trào trồng và sử dụng thuốc nam tại xã, có nơi quy mô toàn huyện, thực hiện khẩu hiệu: thầy tại chổ, thuốc tại nhà. Nhà nước thành lập Viện dược liệu để nghiên cứu các cây con làm thuốc và cũng đã di thực được một số vị thuốc xưa nay phải nhập như: Quy, Bạch truật, Huyền sâm, Sinh địa...
Hiện nay Nhà nước ta kêu gọi mọi người từ miền núi đến miền xuôi sưu tầm những cây con làm thuốc có giá trị cao, vận động các thôn bản, gia đình trồng cây vừa làm thuốc, làm cây cảnh, làm thực phẩm...
2. Nguồn gốc - thu hái - bảo quản:
2.1. Nguồn gốc: Thuốc Đông dược có nguồn từ:
- Thực vật: Sài đất, Cỏ tranh, Lạc tiên...
- Động vật: Rắn, Nhím, Bìm bịp...
- Khoáng vật: Thạch cao, Long cốt...
- Một số chế phẩm hoá học: A Sen, Thạch tính, Mang tiêu...
2.2. Thu hái: Các bộ phận cây thuốc có thời kỳ nhất định. Tỷ lệ hoạt chất cao nhất của các cây thuốc tuỳ theo từng bộ phận với thời gian thu hái khác nhau. Các bộ phận được tiến hành thu hái như sau:
- Gốc, củ, rễ, vỏ rễ: Thu hái về mùa Đông.
- Mầm, lá: Thu hái về mùa xuân, hè.
- Hoa: Thu hái lúc ngậm nụ hoặc mới nở.
- Quả: Thu hái lúc đã già, chín.
- Hạt: Thu hái lúc quả thật chín muồi.
2.3. Bảo quản: Các loại thuốc thực vật: cần tránh ẩm thấp, sâu, mọt mốc. Các vị thuốc có tinh dầu: tính nóng, phơi âm can...
3. Tính năng dược vật: Tính năng dược vật là tác dụng dược lý của vị thuốc để điều chỉnh lại sự mất thăng bằng về Âm Dương trong cơ thể. Tính năng của vị thuốc gồm: Khí, vị, thăng, giáng, phù, trầm và bổ tả.
3.1. Tứ khí còn gọi là tứ tính: tính chất của thuốc.
- Loại lạnh (hàn) như: Lô căn, Thạch cao, Tri mẫu...
- Loại mát (lương) như: Sinh địa, Bạch mao căn, Địa cốt bì...
- Loại ấm (ôn) như: Sinh khương, Bạch chỉ, Quế chi...
- Loại nóng (nhiệt) như: Can khương, Phụ tử, Nhục quế...
+ Loại hàn lương thuộc Âm gọi là Âm dược dùng để thanh nhiệt, tả hoả, giải độc, tính chất trầm giáng chữa chứng nhiệt: Dương bệnh.
+ Loại ôn nhiệt thuộc Dương gọi là Dương dược dùng để ôn trung, tán hàn, tính chất thăng phù để chữa chứng hàn: Âm bệnh. Ngoài ra còn có một loại thuốc tính bình dùng để chữa các bệnh thuộc Hàn hay Nhiệt đều được.
3.2. Vị của thuốc: Có 5 vị gọi là ngũ vị: Cay, Ngọt, Đắng, Chua, Mặn.
- Vị cay (Tân) hay tản (Tán) ra, hay chạy: dùng để chữa các bệnh ở phần Biểu như: Bạc hà, Tía tô, Sinh khương...
- Vị ngọt (Cam) có tác dụng bổ dưỡng, làm hòa hoãn, giảm cơn đau, giảm độc tính như: Cam thảo, Đại táo, Mật ong.. .
- Vị đắng (Khổ) có tác dụng làm mềm, làm khô, làm mát để thanh nhiệt táo thấp như: Hoàng bá, Hoàng liên, Khổ sâm...
- Vị chua (Toan) có tác dụng thu liễm, cố sáp giảm đau để chữa chứng bệnh ra mồ hôi, đái dầm, di tinh như: Kim anh tử, Khiến thực, Ô mai...
- Vị mặn (Hàm) có tác dụng đi xuống, làm mềm các chất rắn để chữa: táo bón, viêm hạch như: Mang tiêu...
Tóm lại ngũ vị có liên quan mật thiết với ngũ tạng, ngũ sắc, từ đó ta vận dụng để bào chế thuốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét