1. Định nghĩa: Thuốc giải biểu là những thuốc dùng để đưa ngoại tà (Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt) ra ngoài cơ thể bằng đường mồ hôi.
2. Phân loại: Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh: Phong hàn, Phong nhiệt và Phong thấp mà người ta chia 3 loại chính:
* Thuốc phát tán Phong hàn: Đa số vị cay (Tân), tính ấm (Ôn) nên còn gọi là thuốc Tân ôn giải biểu.
* Thuốc phát tán Phong nhiệt: Đa số vị cay (Tân), tính mát (Lương) nên còn gọi là thuốc Tân lương giải biểu.
* Thuốc phát tán Phong thấp: Có nhiều vị cay ấm (Tân ôn) cũng có vị tính mát lạnh hoặc tính bình dùng để chữa các chứng bệnh phong thấp kèm thêm hàn, nhiệt khác nhau.
3. Tác dụng chung và chỉ định chữa bệnh:
* Phát tán giải biểu do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, phong thấp. * Chữa các chứng đau dây thần kinh, co cứng các cơ.
* Chữa ho hen suyển, tức ngực, khó thở.
* Giải độc, làm mọc các nốt ban chẩn.
* Lợi niệu, trừ phù thủng.
* Chữa đau các khớp xương.
4. Những điểm cần chú ý khi dùng thuốc giải biểu:
* Chỉ sử dụng thuốc này khi Tà còn ở biểu. Nếu Tà đã vào Lý mà Biểu chứng vẫn còn thì phối hợp với thuốc phần lý: gọi là biểu lý cùng giải.
* Mùa hè trời nóng thì dùng lượng ít, mùa đông lạnh dùng lượng cao .
* Phụ nữ sau đẻ, người già yếu, trẻ em thì dùng lượng ít và phối ngũ với các thuốc dưỡng Âm, bổ Huyết, ích Khí.
* Các vị thuốc phát hãn gây ra mồ hôi không nên dùng lâu.
* Khi uống thuốc cho ra mồ hôi, nên uống nóng, ăn cháo nóng, đắp chăn, mặc áo ấm để giúp cho việc ra mồ hôi tốt hơn.
5. Cấm kỵ:
* Các trường hợp ra mồ hôi: tự hãn, đạo hãn.
* Các trường hợp tân dịch hao tổn.
* Các mụn nhọt đã vỡ, các nốt ban đã mọc hết, bay đi.
* Sốt do âm hư.
2. Phân loại: Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh: Phong hàn, Phong nhiệt và Phong thấp mà người ta chia 3 loại chính:
* Thuốc phát tán Phong hàn: Đa số vị cay (Tân), tính ấm (Ôn) nên còn gọi là thuốc Tân ôn giải biểu.
* Thuốc phát tán Phong nhiệt: Đa số vị cay (Tân), tính mát (Lương) nên còn gọi là thuốc Tân lương giải biểu.
* Thuốc phát tán Phong thấp: Có nhiều vị cay ấm (Tân ôn) cũng có vị tính mát lạnh hoặc tính bình dùng để chữa các chứng bệnh phong thấp kèm thêm hàn, nhiệt khác nhau.
3. Tác dụng chung và chỉ định chữa bệnh:
* Phát tán giải biểu do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, phong thấp. * Chữa các chứng đau dây thần kinh, co cứng các cơ.
* Chữa ho hen suyển, tức ngực, khó thở.
* Giải độc, làm mọc các nốt ban chẩn.
* Lợi niệu, trừ phù thủng.
* Chữa đau các khớp xương.
4. Những điểm cần chú ý khi dùng thuốc giải biểu:
* Chỉ sử dụng thuốc này khi Tà còn ở biểu. Nếu Tà đã vào Lý mà Biểu chứng vẫn còn thì phối hợp với thuốc phần lý: gọi là biểu lý cùng giải.
* Mùa hè trời nóng thì dùng lượng ít, mùa đông lạnh dùng lượng cao .
* Phụ nữ sau đẻ, người già yếu, trẻ em thì dùng lượng ít và phối ngũ với các thuốc dưỡng Âm, bổ Huyết, ích Khí.
* Các vị thuốc phát hãn gây ra mồ hôi không nên dùng lâu.
* Khi uống thuốc cho ra mồ hôi, nên uống nóng, ăn cháo nóng, đắp chăn, mặc áo ấm để giúp cho việc ra mồ hôi tốt hơn.
5. Cấm kỵ:
* Các trường hợp ra mồ hôi: tự hãn, đạo hãn.
* Các trường hợp tân dịch hao tổn.
* Các mụn nhọt đã vỡ, các nốt ban đã mọc hết, bay đi.
* Sốt do âm hư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét