Loài Plumbago zeylanica L. (Cây Bạch Hoa Xà)
Bụi cao 0,5-1 m, cành yếu gần như mọc leo. Thân non tiết diện đa giác, thân già tiết diện gần tròn. Thân màu xanh lục, có nhiều sọc dọc màu xanh nhạt hơn hoặc màu đỏ, gốc thân màu tía nhạt. Lá đơn, mọc cách, phiến lá hình trứng đầu nhọn, màu xanh lục, mặt dưới nhạt hơn và phủ 1 lớp bột màu trắng, kích thước 6-8 x 4-4,5 cm, men dần theo cuống. Gân lá hình lông chim, 8-9 cặp gân phụ mọc cách, nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá ngắn hình lòng máng, kích thước 0,3x1 cm, màu xanh lục nhạt hơn phiến, có nhiều gân dọc. Trên phiến lá và cuống lá đôi khi có một vài lông dài, trắng. Cụm hoa: Chùm ở ngọn cành gồm 12-32 hoa. Trục cụm hoa hình trụ, màu xanh lục, dài 6-9 cm, có nhiều sọc dọc màu xanh nhạt và nhiều lông ngắn đầu tròn, màu xanh. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa hình trụ ngắn, màu xanh lục nhạt, dài 0,15-0,2 cm. Lá bắc hình trái xoan, đầu thuôn nhọn, màu xanh lục, có 1 gân giữa, kích thước 0,8-1x 0,35-0,4 cm. Lá bắc con giống lá bắc nhưng kích thước nhỏ hơn 0,6-0,7 x 0,1-0,15 cm. Lá đài 5, đều, dính, tồn tại, nhiều lông dài đầu tròn, màu xanh; ống đài hình trụ hơi phình to ở đáy, màu xanh lục, cao 1,2-1,3 cm, đường kính 0,2 cm, trên chia 5 răng hình tam giác nhọn, cao 0,15 cm, trên ống đài có 5 rãnh nông màu xanh nhạt hơn, tiền khai van. Cánh hoa 5, đều, màu trắng, dính; ống tràng hình trụ cao 2,2-2,5 cm, có 5 rãnh nông; 5 thùy hình trứng ngược, đầu nhọn, có những vân dọc, kích thước 0,8-0,9 x 0,4-0,5 cm, 1/2 ống tràng nằm trong ống đài. Tiền khai hoa vặn ngược chiều kim đồng hồ. Nhị 5, rời, gần đều. Chỉ nhị dạng sợi màu trắng, dài 1,4-1,6 cm, đứng trước cánh hoa, nhị không thò ra khỏi ống tràng; ở hoa non bao phấn hình bầu dục màu tím nhạt, ở hoa già đáy bao phấn hơi choãi ra 2 bên. Bao phấn dài 0,1 cm, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính giữa. Hạt phấn hình bầu dục, có rãnh dọc, màu vàng nhạt, kích thước 55 x 45 µm. Lá noãn 5, bầu trên, 1 ô, 1 noãn, đính noãn đáy. Bầu noãn hình tháp, màu xanh lục, có 5 gân dọc màu xanh đậm. 1 vòi nhụy dạng sợi, phía dưới hơi phình to, màu trắng, dài 1,5-1,6 cm. 5 đầu nhụy dạng sợi dài 0,1 cm, có những nốt màu trắng. Quả nang, hình trụ, mang đài tồn tại, kích thước 0,8-0,9 cm x 0,15-0,2 cm, quả non màu xanh, quả già màu nâu, mặt ngoài có nhiều nếp nhăn. Hạt 1, hơi dẹp, màu nâu sáng, mép sắc bén, có 4-5 gân hơi lồi, kích thước 0,5 x 0,1 cm.
Hoa thức và Hoa đồ:
Tiêu bản:
Đặc điểm giải phẫu:
Vi phẫu rễ hình tròn. Thụ bì 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác. Bần 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm. Nhu bì 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm với bần. Mô mềm vỏ đạo, 10-12 lớp tế bào hình đa giác hoặc bầu dục, một số ít tế bào hóa sợi. Libe 1 phân bố từng cụm, tế bào đa giác nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Libe 2, 3-5 lớp sát gỗ tế bào hình chữ nhật, các lớp bên ngoài tế bào hình gần đa giác, xếp thẳng hàng. Gỗ 2 chiếm tâm, mạch gỗ 2 hình tròn, đa giác hoặc bầu dục. Mô mềm gỗ 2 tế bào hình đa giác, xếp xuyên tâm. Tia tủy 1-3 dãy tế bào đa giác rộng hoặc hẹp. Hạt tinh bột hình tròn hay đa giác, kích thước từ 5-10 µm, xếp thành từng đám hoặc riêng lẻ, có nhiều trong mô mềm vỏ.
Thân:
Vi phẫu thân hình đa giác. Biểu bì 1 lớp tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, lớp cutin dày, rải rác có lỗ khí và tế bào biểu bì có hình dạng đặc biệt. Mô dày góc không liên tục, tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, phân bố nhiều ở góc lồi, 6-11 lớp, ở cạnh 1-2 lớp. Mô mềm vỏ đạo, 3-6 lớp tế bào thường hình bầu dục, một số tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Ngay bên ngoài cụm libe 1 là 2-3 lớp tế bào hình đa giác xếp lộn xộn vách cellulose, kế đến là 2-7 lớp tế bào hình đa giác, hóa sợi thành 1 vòng gần như liên tục; giữa những cụm sợi là một vài tế bào mô cứng. Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 2 theo kiểu hậu thể gián đoạn gồm nhiều bó libe-gỗ, mỗi bó gồm: libe 1 tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn, xếp từng cụm; libe 2, 2-5 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm; gỗ 2 gồm 4-16 mạch gỗ 2 hình tròn, bầu dục hoặc đa giác, xếp thành 1-2 dãy hoặc xếp lộn xộn; mô mềm gỗ 2 tế bào hình đa giác, xếp xuyên tâm; gỗ 1 phân hóa ly tâm, 1-2 bó, mỗi bó gồm 1-2 mạch gỗ hình tròn, mô mềm gỗ 1 tế bào hình đa giác vách tẩm chất gỗ, một số vách còn cellulose. Khoảng gian bó 6-10 dãy tế bào hình đa giác vách tẩm chất gỗ trong vùng gỗ, vách cellulose trong vùng libe. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình tròn hoặc đa giác, kích thước to, hóa mô cứng; 2-4 lớp mô mềm tủy sát gỗ 1 hình bầu dục hoặc đa giác, kích thước nhỏ, hóa mô cứng vách dày hơn.
Lá:
Gân giữa: Vi phẫu lồi ở cả 2 mặt, mặt dưới lồi và uốn lượn nhiều hơn. Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, ít khi đa giác, tế bào biểu bì trên kích thước to và lớp cutin dày hơn, lỗ khí ở cả 2 mặt. Mô dày góc, tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Mô dày trên 6-7 lớp chỉ có ở chỗ lồi, mô dày dưới 2-5 lớp. Mô mềm giậu, 2 lớp tế bào hình bầu dục rộng có ở 2 bên cụm mô dày trên. Mô mềm đạo, đa số tế bào hình tròn ít khi hình đa giác, kích thước to. Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 1 gồm 10-11 bó (4 bó lớn), mỗi bó gồm: gỗ ở trên, 4-18 mạch gỗ 1 hình tròn, bầu dục hoặc đa giác, kích thước không đều xếp lộn xộn; libe ở dưới, 1-4 lớp sát gỗ tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm, các lớp còn lại tế bào hình đa giác nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn; xung quanh bó libe-gỗ là 3-4 lớp tế bào mô mềm hình đa giác hoặc bầu dục, kích thước nhỏ.
Phiến lá: Biểu bì giống ở gân giữa, lỗ khí nhiều ở cả 2 mặt. Mô mềm giậu 1-2 lớp tế bào hình bầu dục rộng. Mô mềm khuyết tế bào hình tròn, đa giác hoặc bầu dục, khuyết nhỏ. Bó gân phụ rải rác với gỗ ở trên, libe ở dưới.
Ở vi phẫu lá cũng có những tế bào biểu bì có hình dạng đặc biệt như ở thân.
Cuống lá:
Hình dạng, cấu tạo cuống lá giống cấu tạo gân giữa của vi phẫu lá. Hai bên có cánh cấu tạo như sau: Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin dày, tế bào biểu bì dưới kích thước nhỏ hơn, lỗ khí có ở 2 mặt. Mô dày góc có ở biểu bì dưới, 2-3 lớp tế bào hình đa giác, xếp lộn xộn. Mô mềm khuyết tế bào hình tròn, bầu dục hoặc đa giác, khuyết nhỏ. Rải rác có bó gân phụ với gỗ ở trên, libe ở dưới.
Thân:
Vi phẫu thân hình đa giác. Biểu bì 1 lớp tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, lớp cutin dày, rải rác có lỗ khí và tế bào biểu bì có hình dạng đặc biệt. Mô dày góc không liên tục, tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, phân bố nhiều ở góc lồi, 6-11 lớp, ở cạnh 1-2 lớp. Mô mềm vỏ đạo, 3-6 lớp tế bào thường hình bầu dục, một số tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Ngay bên ngoài cụm libe 1 là 2-3 lớp tế bào hình đa giác xếp lộn xộn vách cellulose, kế đến là 2-7 lớp tế bào hình đa giác, hóa sợi thành 1 vòng gần như liên tục; giữa những cụm sợi là một vài tế bào mô cứng. Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 2 theo kiểu hậu thể gián đoạn gồm nhiều bó libe-gỗ, mỗi bó gồm: libe 1 tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn, xếp từng cụm; libe 2, 2-5 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm; gỗ 2 gồm 4-16 mạch gỗ 2 hình tròn, bầu dục hoặc đa giác, xếp thành 1-2 dãy hoặc xếp lộn xộn; mô mềm gỗ 2 tế bào hình đa giác, xếp xuyên tâm; gỗ 1 phân hóa ly tâm, 1-2 bó, mỗi bó gồm 1-2 mạch gỗ hình tròn, mô mềm gỗ 1 tế bào hình đa giác vách tẩm chất gỗ, một số vách còn cellulose. Khoảng gian bó 6-10 dãy tế bào hình đa giác vách tẩm chất gỗ trong vùng gỗ, vách cellulose trong vùng libe. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình tròn hoặc đa giác, kích thước to, hóa mô cứng; 2-4 lớp mô mềm tủy sát gỗ 1 hình bầu dục hoặc đa giác, kích thước nhỏ, hóa mô cứng vách dày hơn.
Lá:
Gân giữa: Vi phẫu lồi ở cả 2 mặt, mặt dưới lồi và uốn lượn nhiều hơn. Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, ít khi đa giác, tế bào biểu bì trên kích thước to và lớp cutin dày hơn, lỗ khí ở cả 2 mặt. Mô dày góc, tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Mô dày trên 6-7 lớp chỉ có ở chỗ lồi, mô dày dưới 2-5 lớp. Mô mềm giậu, 2 lớp tế bào hình bầu dục rộng có ở 2 bên cụm mô dày trên. Mô mềm đạo, đa số tế bào hình tròn ít khi hình đa giác, kích thước to. Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 1 gồm 10-11 bó (4 bó lớn), mỗi bó gồm: gỗ ở trên, 4-18 mạch gỗ 1 hình tròn, bầu dục hoặc đa giác, kích thước không đều xếp lộn xộn; libe ở dưới, 1-4 lớp sát gỗ tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm, các lớp còn lại tế bào hình đa giác nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn; xung quanh bó libe-gỗ là 3-4 lớp tế bào mô mềm hình đa giác hoặc bầu dục, kích thước nhỏ.
Phiến lá: Biểu bì giống ở gân giữa, lỗ khí nhiều ở cả 2 mặt. Mô mềm giậu 1-2 lớp tế bào hình bầu dục rộng. Mô mềm khuyết tế bào hình tròn, đa giác hoặc bầu dục, khuyết nhỏ. Bó gân phụ rải rác với gỗ ở trên, libe ở dưới.
Ở vi phẫu lá cũng có những tế bào biểu bì có hình dạng đặc biệt như ở thân.
Cuống lá:
Hình dạng, cấu tạo cuống lá giống cấu tạo gân giữa của vi phẫu lá. Hai bên có cánh cấu tạo như sau: Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin dày, tế bào biểu bì dưới kích thước nhỏ hơn, lỗ khí có ở 2 mặt. Mô dày góc có ở biểu bì dưới, 2-3 lớp tế bào hình đa giác, xếp lộn xộn. Mô mềm khuyết tế bào hình tròn, bầu dục hoặc đa giác, khuyết nhỏ. Rải rác có bó gân phụ với gỗ ở trên, libe ở dưới.
Đặc điểm bột dược liệu:
Bột lá: Bột hơi mịn, màu xanh lục đậm. Thành phần: Mảnh biểu bì mang lỗ khí kiểu dị bào hay hỗn bào (nhìn từ trên xuống), mảnh mô mềm giậu (nhìn ngang), mảnh mô mềm, mảnh biểu bì có tế bào đặc biệt, mảnh mạch xoắn, vạch.
Bột rễ: Bột thô, có ít xơ, màu nâu đậm. Thành phần: Mảnh bần, hạt tinh bột hình tròn hay đa giác, kích thước từ 5-9 µm, mảnh mô mềm, mảnh mô mềm chứa tinh bột, sợi, mảnh mạch xoắn, vạch, mạng, vòng.
Bột rễ: Bột thô, có ít xơ, màu nâu đậm. Thành phần: Mảnh bần, hạt tinh bột hình tròn hay đa giác, kích thước từ 5-9 µm, mảnh mô mềm, mảnh mô mềm chứa tinh bột, sợi, mảnh mạch xoắn, vạch, mạng, vòng.
Phân bố, sinh học và sinh thái:
Bạch hoa xà mọc hoang và được trồng ở Ấn Độ, Tây Bengal và các nước ở vùng Đông Nam Á, bao gồm Malyasia, Philippin, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia. Còn gặp ở một số nước thuộc vùng nhiệt đới châu Phi.
Ở Việt Nam, Bạch hoa xà vừa là cây hoang dại, vừa được trồng ở một số nơi. Cây mọc rải rác ở các tỉnh miền Trung và đồng bằng trung du Bắc bộ. Tuy nhiên hiện nay chưa phát hiện thấy cây thuốc này ở các tỉnh miền núi có độ cao trên 1000 m.
Bạch hoa xà là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng. Sau khi bị chặt đến sát gốc, phần còn lại tiếp tục tái sinh thành cây mới.
Ở Việt Nam, Bạch hoa xà vừa là cây hoang dại, vừa được trồng ở một số nơi. Cây mọc rải rác ở các tỉnh miền Trung và đồng bằng trung du Bắc bộ. Tuy nhiên hiện nay chưa phát hiện thấy cây thuốc này ở các tỉnh miền núi có độ cao trên 1000 m.
Bạch hoa xà là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng. Sau khi bị chặt đến sát gốc, phần còn lại tiếp tục tái sinh thành cây mới.
Bộ phận dùng:
Rễ và lá (Radix et Folium Plumbaginis). Rễ và lá thu hái quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch, cắt thành từng đoạn ngắn rồi phơi khô để dùng dần. Lá thường được dùng tươi.
Thành phần hóa học:
Toàn cây Bạch hoa xà có flavonoid, hợp chất phenol, triterpen, acid hữu cơ, 0-cloroplumbagin, 3,3’-biplumbagin, chitranon, zeylenon, matrinon, 2-methyl napthazarin, plumbazeylanon, methylen-3,3’-diplumbagin, các acid plumbagic và vanilic. Rễ chứa plumbagin 0,91%. Hoa có 13 thành phần, plumbagin 81,85 %.
Tác dụng dược lý - Công dụng:
Tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng: Staphylococcus aureus, Bacillus antracis, Proteus mirabilis, Shigella flexneri, Enterobacter cloaceae, Salmonella typhi, S. paratyphi, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella aerogenes, E. coli, Nesseria gonorrhea, Samonella Dublin, mycobacterium pheli.
Tác dụng chống viêm, trị mụn cóc, lang ben và hói đầu.
Chế phẩm Bạch hoa xà có khả năng làm giảm đáng kế các rối loạn vi tuần hoàn; các tổn thương gan thận.
Tác dụng chống sinh sản, chống sự làm tổ của trứng thụ tinh.
Tác dụng chống đông máu ở chuột cống trắng.
Hoạt tính chống nấm đối với Entomophthora floccosum, Metarrhizium nana, Penicillium canadense, P.notatum, Rhinotrichum nigricans.
Tác dụng chống peroxy hóa lipid trong in vitro và in vivo trên chuột trắng.
Tác dụng tiêu diệt nhiều loài sinh vật độc hại: Acalymma vittata, Achaea janata, Mythimma separata, Corcyra cephalonica, Dysdercus cingulatus, Dysdercus cingulatus, Pectinophora gossypiella, Dysdercus koenigii, Heliothis virescens, Heliothis zea, Spilosoma oblique, Trichoplusiani.
Lá sao vàng sắc uống trừ hàn lãnh, huyết ứ của sản phụ. Dùng ngoài, chữa đinh nhọt, hắc lào, sưng vú (dùng lá, rễ tươi giã nát đắp).
Chữa chai chân đau không đi được (rễ tươi rửa sạch giã đắp, sau 2 giờ bỏ ra).
Nhân dân thường dùng rễ hay lá tươi giã nhỏ với cơm thành một thứ bột nhão, đắp lên những chỗ sưng đau. Có nơi người ta sắc rễ lấy nước bôi ghẻ, dùng lá Bạch hoa xà giã nát đắp lên đầu chốc lở đã rửa sạch đến khi thấy nóng thì bỏ ra.
Theo kinh nghiệm dân gian Trung Quốc, rễ khô Bạch hoa xà sắc uống chữa phong thấp đau xương, sưng khớp, gan lách sưng to, tâm vị đau tức. Giã lá hoặc rễ tươi đắp vết thương sưng đau, rắn cắn.
Tác dụng chống viêm, trị mụn cóc, lang ben và hói đầu.
Chế phẩm Bạch hoa xà có khả năng làm giảm đáng kế các rối loạn vi tuần hoàn; các tổn thương gan thận.
Tác dụng chống sinh sản, chống sự làm tổ của trứng thụ tinh.
Tác dụng chống đông máu ở chuột cống trắng.
Hoạt tính chống nấm đối với Entomophthora floccosum, Metarrhizium nana, Penicillium canadense, P.notatum, Rhinotrichum nigricans.
Tác dụng chống peroxy hóa lipid trong in vitro và in vivo trên chuột trắng.
Tác dụng tiêu diệt nhiều loài sinh vật độc hại: Acalymma vittata, Achaea janata, Mythimma separata, Corcyra cephalonica, Dysdercus cingulatus, Dysdercus cingulatus, Pectinophora gossypiella, Dysdercus koenigii, Heliothis virescens, Heliothis zea, Spilosoma oblique, Trichoplusiani.
Lá sao vàng sắc uống trừ hàn lãnh, huyết ứ của sản phụ. Dùng ngoài, chữa đinh nhọt, hắc lào, sưng vú (dùng lá, rễ tươi giã nát đắp).
Chữa chai chân đau không đi được (rễ tươi rửa sạch giã đắp, sau 2 giờ bỏ ra).
Nhân dân thường dùng rễ hay lá tươi giã nhỏ với cơm thành một thứ bột nhão, đắp lên những chỗ sưng đau. Có nơi người ta sắc rễ lấy nước bôi ghẻ, dùng lá Bạch hoa xà giã nát đắp lên đầu chốc lở đã rửa sạch đến khi thấy nóng thì bỏ ra.
Theo kinh nghiệm dân gian Trung Quốc, rễ khô Bạch hoa xà sắc uống chữa phong thấp đau xương, sưng khớp, gan lách sưng to, tâm vị đau tức. Giã lá hoặc rễ tươi đắp vết thương sưng đau, rắn cắn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét