Cây mật gấu còn gọi là cây lá đắng được dùng trong các món ăn, nấu nước uống hay ngâm với rượu. Lá cây mật gấu giúp kiểm soát đường huyết ổn định nhờ hợp chất đắng trong lá, tốt cho người bệnh đái tháo đường và thay thế cho quinin để chữa sốt rét, sỏi mật và bệnh thận cho đến phòng ngừa ung thư và hạ huyết áp.
Thành phần hóa học của cây mật gấu
Cây mật gấu nổi bật với vị đắng của lá do chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside. Các hợp chất sinh học khác như terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene có vai trò trong điều trị và hỗ trợ điều trị các bệnh.
Trong thành phần lá của cây mật gấu còn chứa các chất khoáng như magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1, B2, protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.
Tác dụng của cây mật gấu với sức khỏe
Hạ sốt: Cây mật gấu có chứa flavonoid có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ trong điều trị một số vấn đề sức khỏe như bệnh sốt. Các chất khác như andrographolide lactones, glucoside, diterpene cũng có trong lá phối hợp với nhau để điều trị và giảm sốt và các triệu chứng của nó.
Giảm huyết áp: Hàm lượng andrographolide trong cây mật gấu giúp hạ huyết áp. Nhai cây mật gấu tươi hoặc uống nước ép chiết xuất từ lá thường được biết là làm giảm mức độ đường trong máu và kiểm soát huyết áp do vị đắng.
Điều trị đau dạ dày: Theo Đông y, ăn sống hoặc xay nhuyễn để lấy nước ép dùng trong điều trị các khó khăn ở bụng như tiêu chảy, đau dạ dày và các bệnh về đường tiêu hóa như kiết lỵ và các vấn đề khác liên quan.
Tốt cho xương và răng: Vitamin C là một khoáng chất chống oxy hóa mạnh có trong cây mật gấu có vai trò đặc biệt đối với cơ thể là duy trì xương và răng cũng như ngăn ngừa sự thiếu hụt liên quan đến vitamin thiết yếu này. Vitamin K duy trì xương khỏe mạnh và ngăn ngừa sự yếu của các mô xương được gọi là loãng xương.
Tăng cường trao đổi chất: Hàm lượng vitamin B1 được gọi là thiamine đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa lipid, axit amin và glucose trong cơ thể con người. Thiamine là một chất bổ sung chế độ ăn uống quan trọng từ cây mật gấu giúp oxy hóa các axit béo khác để tạo ra sự tổng hợp lipid.
Kháng khuẩn hiệu quả: Chất sesquiterpenoids làm nên đặc tính của vị đắng trong cây mật gấu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm cực tốt.
Phòng chống bệnh ung thư: Sự hiện diện của đặc tính chống ung thư trong cây mật gấu phát huy hiệu quả ngăn ngừa hydatidiform, khối u trophoblastic và u phổi - mầm mống của bệnh ung thư. Andrographolide và labdane diterpenoid của cây mật gấu có công năng phòng chống các gốc tự do hiệu quả, cản trở phát triển của ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt.
Cải thiện khả năng sinh sản ở phụ nữ: Cây mật gấu có khả năng cải thiện nội tiết tố sinh dục nữ rất quan trọng góp phần phát triển và điều hòa sinh sản. Nó ngăn ngừa độc tính của immunoglobulin cản trở phát triển hoóc môn giới tính nữ estrogen và khả năng sinh sản.
Giải độc cơ thể: Chất chất alkaloids và saponin có tác dụng loại bỏ độc tố trong gan, thận cũng như phổi và toàn bộ cơ thể con người. Lợi ích của cây mật gấu là thanh lọc cơ thể, bài trừ các chất độc tồn tại lâu trong cơ thể.
Giúp giảm cân: Hàm lượng chất xơ trong cây mật gấu như một loại rau trong bữa ăn hàng ngày hoặc chỉ ăn một vài lá tươi mỗi ngày hoặc uống nước ép giúp giảm lượng calo dư thừa có thể gây tăng cân. Nó cũng làm tan lượng mỡ dư thừa trong cơ thể vốn là cholesterol xấu.
Một số tác dụng khác của cây mật gấu: Bên cạnh tất cả các lợi ích sức khỏe được chỉ ra ở trên, cây mật gấu có các đặc tính để điều trị vết thương ngoài da, nó cũng có thể giúp điều trị viêm miệng, nhiễm trùng da, đau răng, thương hàn, viêm tai, lao và các bệnh về đường hô hấp.
Các cách sử dụng cây mật gấu hiệu quả
Có nhiều cách chế biến và sử dụng loại dược liệu này. Tuy nhiên người ta thường lấy cây mật gấu để ngâm rượu (thân) và sắc nước uống (lá).
Phương pháp ngâm rượu: Thân mật gấu còn được dùng phổ biến để ngâm rượu. Cây này rửa sạch rồi chẻ nhỏ ra đủ kích cỡ lọt bình ngâm. Thời gian ngâm trong 1 tháng trở lên là có thể dùng được. Tác dụng của rượu cây mật gấu là điều trị các triệu chứng về rối loạn tiêu hoá, bệnh đường ruột, tê thấp, đau nhức xương khớp.
Phương pháp sắc nước uống: Bạn có thể dùng lá mật gấu uống thay trà hàng ngày. Lấy 15-20g thân cây mật gấu cho vào nồi đun sôi với 800ml nước trong thời gian khoảng 15 phút, uống hàng ngày có tác dụng mát gan, giải độc và giã rượu.
Những chú ý khi dùng cây mật gấu
Thực tế cây mật gấu là thảo dược còn mới mẻ đối với y học cổ truyền trong nước. Chữa nhiều các nghiên cứu bài bạn về loại cây này. Trong cây mật gấu có chất kháng sinh, chất này rất tốt cho bệnh nhân viêm gan, tiểu đường, loãng xương và chống ung thư. Tuy nhiên, đã là kháng sinh thì không được tự ý sử dụng và không được dùng kéo dài. Bạn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ sự kiểm tra của thầy thuốc cũng như nên định kỳ thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh cũng như chức năng gan, thận… Sử dụng bắt đầu liều thấp, không ngưng đột ngột các thuốc đang điều trị đặc hiệu (thuốc hạ áp, hạ đường…) và theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể.
Một số trường hợp dị ứng, không tương thích với các thành phần của cây mật gấu sẽ có tác dụng không mong muốn. Biểu hiện trên cơ thể có thể là dị ứng, phát ban, đau bụng, đi ngoài, vã mồ hôi… Bạn nên cẩn trọng và cần được bác sĩ thăm khám.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét