Cây Ba chạc
Ba chạc. Chè đắng. Chè cỏ. Cây dầu dầu – Euodia lepta (Spreing) Merr, thuộc họ Cam – Rutaceae.
Mô tả: Cây nhỡ cao 2-8m, có nhánh màu đỏ tro. Lá có 3 lá chét, với lá chét nguyên. Cụm hoa ở nách các lá và ngắn hơn lá. Quả nang, thành cụm thưa, có 1-4 hạch nhẵn, nhăn nheo ở cạnh ngoài, chứa mỗi cái một hạt hình cầu đường kính 2mm, đen lam, bóng. Hoa tháng 4-5. Quả tháng 6-7.
Bộ phận dùng: Lá và rễ – Folium et Radix Euodiae Leptae. Nơi sống và thu hái: Rất phổ biến khắp nước ta trên các đồi cây bụi, ở rìa rừng và trong rừng thưa, ở cả vùng đất núi và đồng bằng. Còn phân bố ở Trung Quốc, Philippin vv…
Thu hái rễ và lá quanh năm. Rửa sạch rễ thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng. Lá sấy khô hay phơi trong râm.
Thành phần hoá học: Rễ chứa alcaloid; lá có tinh dầu thơm nhẹ.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, mùi thơm, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau.
Cây thuốc đông y chữa đột quỵ! |
1. Lá thường được dùng chữa ghẻ, mọn nhọt, lở ngứa, chốc đầu. Chữa các chứng nhiệt sinh khát nước, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật. Ngày dùng 20-40g lá, dạng nước sắc hoặc cao. Thường nấu nước để tắm rửa hoặc xông. Có thể phối hợp với Kim ngân hoa (lượng bằng nhau) nấu nước uống.
2. Rễ và vỏ chữa phong thấp, đau gân, nhức xương tê bại, bán thân bất toại và điều hoà kinh nguyệt. Ngày uống 4-12g rễ và vỏ khô dạng thuốc sắc.
Ở Trung Quốc lá được dùng:
1. Phòng trị bệnh cúm truyền nhiễm, viêm não;
2. Ðột quỵ tim, cảm lạnh, sốt, viêm họng, sưng amydal;
3. Viêm phế quản tích mủ, viêm gan.
Rễ được dùng trị:
1. Thấp khớp, đau dây thần kinh hông, đau hông;
2. Ngộ độc lá ngón. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương nọc rắn, áp xe, vết thương nhiễm trùng, eczema, viêm mủ da, trĩ.
Liều dùng: Lá 10-15g, rễ 9-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy lá tươi đắp hoặc nấu nước rửa, hoặc phơi khô và tán bột làm thuốc đắp.
Ðơn thuốc: – Dự phòng cúm truyền nhiễm và viêm não: Ba chạc 15g. Rau má 30g. Ðơn buốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét