Sài hồ
Tên khoa học:
Radix Bupleuri
Nguồn gốc:
Dược liệu là rễ của cây Bắc sài hồ (Bupleurum chinense DC.) hoặc Hiệp diệp sài hồ (Sài hồ lá hẹp – Bupleurum scorzononaefolium Wild.), họ Cần (Apiaceae).
Vị thuốc phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.
Vị thuốc phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Tinh dầu, saponin.
Công dụng:
Chữa cảm sốt, ngực sườn đầy tức, sốt rét, chóng mặt nhức đầu, trĩ, rối loạn kinh nguyệt.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4-8g dạng thuốc sắc, hoàn tán. Không dùng cho người huyết áp cao.
Chú ý:
Trên thực tế chữa bệnh ở Việt Nam người ta dùng rễ phơi hay sấy khô của cây Sài hồ nam (Pluchea pteropoda Hemsl.), họ Cúc (Asteraceae), còn gọi là cây Lức, Hải sài.
Rễ, thân, cành cây Cúc tần (Pluchea indica Less.), họ Cúc cũng được dùng với tên gọi Sài hồ nam.
Rễ, thân, cành cây Cúc tần (Pluchea indica Less.), họ Cúc cũng được dùng với tên gọi Sài hồ nam.
Sài hồ, tên khoa học: Bupleurum chinesnis DC., họ hoa tán (Apiaceae). Ngoài sài hồ bắc, người ta còn dùng rễ cây lức (gọi là hải sài hồ, sài hồ nam tên khoa học là Pluchea pteropoda - Hemsl), thường mọc ở bãi cát ven biển; có nơi dùng cả rễ cây cúc tần (Pluchea indica Less.) nên cần chú ý khi sử dụng. Bộ phận dùng là thân rễ phơi hay sấy khô.
Theo Đông y, sài hồ vị đắng, tính mát; vào can, đởm. Có tác dụng tán nhiệt giải biểu, làm thông lợi gan, giảm đau, thăng cử dương khí và cắt cơn sốt rét. Dùng cho trường hợp sốt nóng, sốt rét, cảm cúm (hàn nhiệt vãng lai), đau vùng ngực bụng, kinh nguyệt không đều, trung khí hạ hãm (các loại thoát vị, sa dạ dày, ruột, tử cung, sổ bụng), viêm gan mạn tính, sốt rét cơn.
Một số cách dùng sài hồ làm thuốc
Tán nhiệt, giải biểu (thang tiểu sài hồ) gồm: Sài hồ 12g, hoàng cầm 12g, pháp bán hạ 12g, cam thảo 4g, sinh khương 8g, đảng sâm 12g, đại táo 3 quả. Sắc uống. Trị chứng thiếu dương, lúc sốt lúc rét, ngực hông đầy tức, miệng đắng họng khô, tim hồi hộp, hay nôn oẹ, chán ăn; cũng dùng trị sốt rét.
Thông lợi, giảm đau:
Bài 1: Sài hồ 40g, đương quy 40g, bạch mao căn 40g, sái thảo 40g, xích thược 40g, địa long 40g, chỉ thực 40g, bồ hoàng 40g, ngũ linh chi 40g, thanh bì 20g, kê nội kim 30g, miết giáp 70g, gan lợn khô 140g. Các vị tán bột mịn, luyện với mật thành hoàn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 12g, uống với nước sôi để nguội. Trị viêm gan mạn tính, gan mới xơ cứng, đau nhức vùng gan, bụng đầy trướng.
Chú ý: Phụ nữ có thai, người xơ gan giãn tĩnh mạch thực quản kiêng dùng.
Bài 2:Sài hồ 16g, bạch thược 12g, mộc hương 6g, uất kim 12g, đại hoàng 16g, hoàng cầm 12g. Sắc uống. Trị viêm túi mật cấp tính và nhiễm khuẩn đường mật.
Bài 3:Sài hồ 12g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 12g, mộc hương 12g, bạch thược 20g, binh lang 20g, sử quân tử 30g, vỏ rễ xoan 30g, mang tiêu 12g. Sắc uống. Trị giun đũa lên ống mật.
Một số món ăn - bài thuốc có sài hồ
Sài hồ ẩm: Sài hồ 15g, huyền hồ 15g. Hai vị nghiền vụn, cho nước sôi pha hãm trong 15 phút để uống thay nước trà, ngày 1 lần. Dùng cho bệnh nhân có hội chứng lỵ cấp, viêm ruột cấp, đau đầu, choáng váng, nôn ói, tiêu chảy đau quặn bụng.
Cháo sài hồ quyết minh tử cúc hoa: Sài hồ 15g, quyết minh tử 20g, cúc hoa 15g, đường phèn 15g, gạo tẻ 100g. Cả 3 vị thuốc nấu lấy nước, bỏ bã. Lấy nước sắc được nấu với gạo; khi cháo được, thêm đường phèn 15g, khuấy tan đều. Ngày nấu 1 lần chia 2 lần ăn. Dùng cho trường hợp đau đầu, bồn chồn kích động giận dữ mất ngủ (hội chứng can uất hóa hỏa).
Cháo sài hồ địa long: Sài hồ 15g, địa long (đã chế biến) 10g, đào nhân 10g, xích thược 10g, gạo tẻ 60g. Sắc thuốc lấy nước, bỏ bã. Lấy nước sắc nấu với gạo, khi cháo chín cho thêm đường đỏ (đường hoa mai) lượng thích hợp khuấy đều. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn lúc nóng. Liên tục trong 7 - 20 ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm mũi, trĩ mũi mạn tính gây tắc ngạt mũi, đờm ít quánh dính, giảm khả năng ngửi kèm theo có đau đầu ù tai, quên lẫn.
Kiêng kỵ: Âm hư và can dương vượng kiêng dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét