Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Tỏa dương

Tỏa dương: Bài thuốc bổ toàn thân (liệt tinh, di tinh, bổ thận ...).

toa duong

Các nhà khoa học đã phát hiện Tỏa dương có công dụng ngừa ung thư, kháng độc bệnh, làm chậm sự lão hóa của cơ thể. Đặc điểm và công dụng Tỏa dương thường được dùng làm thuốc bổ máu, bổ thận, kích thích ăn ngon miệng, chữa nhức mỏi chân tay, chữa đau lưng mỏi gối, di tinh, liệt dương, phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh,...

Một số bài thuốc có vị tỏa dương:
Chữa liệt dương: Tỏa dương 12g, thục địa 15g, sơn thù nhục 15g, sơn dược 15g, phục linh 12g, câu kỷ 15g, nhục thung dung 12g, dâm dương hoắc diệp 30g, ba kích nhục 12g, bạch nhân sâm 12g, lộc nhung 6g, sao táo nhân 12g, thỏ ti tử 12g, thiên môn đông 9g, cam thảo 9g. Tất cả đem tán mịn trộn mật làm thành viên, mỗi viên nặng 9g. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống với nước đun sôi để nguội. Kiêng ăn thức ăn tanh, lạnh.

Món ăn, bài thuốc hỗ trợ tráng dương: Tỏa dương 5g, nhục thung dung 5g, thịt dê 50g, bột mì 200g. Trước tiên sắc riêng Tỏa dương và nhục thung dung, lấy nước thuốc này nhào với bột mì, cán mỏng, cắt thành sợi, cho vào nấu với thịt dê, nêm gia vị vừa miệng, làm thức ăn điểm tâm hằng ngày.

Hoạt tinh, di tinh, sinh lý yếu, mệt mỏi: Tỏa dương 120g, tang phiêu tiêu 120g, long cốt 40g, bạch phục linh 40g. Tất cả tán mịn, viên to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 15-20g với nước muối loãng. Ngày uống hai lần.

Bổ thận, chữa đau lưng mỏi gối, các khớp đau nhức, đại tiện khô táo kết gây đau bụng: Tỏa dương, hoàng bá, quy bản, hoàng cầm, đỗ trọng, ngưu tất, tri mẫu, mỗi vị 16g; địa hoàng, đương quy, mỗi vị 10g; phá cố chỉ, tục đoạn, mỗi vị 8g. Tất cả các vị thuốc tán bột mịn, trộn đều với rượu và hồ hoàn thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20g.

Đại táo - bài thuốc bổ thận tráng dương (dùng cho người cao tuổi dương hư, thận suy, yếu mệt, liệt dương, di tinh kém ăn, mất ngủ): Tỏa dương 10g, nhân sâm 12g, hoàng kỳ 16g, đỗ trọng 16g, nhục thung dung 8g, thỏ ty tử 12g, xa sàng tử 12g, phúc bồn tử 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, thục địa 16g, ba kích 12g, dâm dương hoắc 12g, lộc nhung 12g, kỷ tử 12g, đại táo 5 quả, long nhãn 10g, cam thảo 6g, xuyên khung 8g, hà thủ ô đỏ 12g. Tất cả cho vào 750ml nước vào sắc kỹ còn 250ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống 7 thang liền thì cơ thể sẽ khỏe, ăn ngon, ngủ yên, dai sức hết mệt mỏi di tinh, liệt dương. Cùng bài thuốc trên với số lượng gấp 5 lần mỗi vị cho vào 5 lít rượu, ngâm trong 3 tuần, chắt ra, cho thêm 500ml mật ong loại tốt, mỗi ngày uống 3 lần trước bữa ăn, mỗi lần 20 - 30ml.

Chữa xuất tinh sớm: Thục địa 30g, Tỏa dương 20g, đỗ trọng 30g, đuôi lợn 150g, gừng tươi 15g, đại táo 8 quả. Đuôi lợn cạo bỏ lông, rửa sạch, chặt thành từng khúc. Gừng tươi giã nát. Các vị thuốc rửa sạch. Tất cả cho vào nồi hầm lửa nhỏ trong 2,5-3 giờ là được, cho thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Bài thuốc có công dụng: Tư bổ thận tinh, dùng cho những người bị chứng xuất tinh sớm với các triệu chứng như xuất tinh sớm, tinh dịch ít và loãng, cơ thể hao gầy, suy giảm ham muốn tình dục, da mặt nhợt nhạt, tóc rụng nhiều, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng loãng, chất lưỡi nhợt, thường có bệnh mạn tính kèm theo như tiểu đường, u phì đại tiền liệt tuyến mạn tính, suy giảm công năng tuyến thượng thận...

Xuất tinh sớm và liệt dương: Tỏa dương 20g, tang thầm (quả dâu tằm chín đen) 20g. Hai thứ tán nhỏ, hãm trong phích nước sôi với 10g mật ong. Sau 15 phút là uống được. Uống thay nước trà hàng ngày. Chú ý, người bị tiêu chảy không nên dùng loại nước này.

Phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh: Tỏa dương sau khi thu hái về, tước bỏ những phiến của lá bắc và bao hoa, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, sao qua, rượu 35 - 40 độ. Cứ 1 phần tỏa dương, 5 phần rượu. Ngâm trên 1 tháng mới dùng được, hoặc càng lâu càng tốt. Khi đó rượu có màu đỏ sẫm, vị hơi đắng, chát. Nếu khó uống có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong cho dễ uống. Ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần uống 1 chén con (khoảng 30ml) .

Các phương thuốc bổ thận, tráng dương từ tỏa dương cho đấng mày râu.


Trong dân gian có rất nhiều phương thuốc có công hiệu trị tình trạng yếu sinh lý, xuất tinh sớm..., Sau đây xin giới được thiệu một số phương thuốc tiêu biểu có hiệu quả cả cho các đấng mày râu và phái yếu.
Bổ thận dương, chữa liệt dương: Canh cẩu pín với Toả dương. Dùng hai thứ này xào hoặc nấu canh để ăn. Thêm gia vị gừng, hành để phối hợp tác dụng và khử tanh. Có thể thay ngẩu pín chó bằng ngẩu pín dê, bò, tinh hoàn gà...
Cháo tráng dương: Toả dương nấu với chim sẻ, chim cút, gà, thịt chó, thịt dê, thịt bò, trai, sò, tôm (những thức ăn có tác dụng tráng dương).
Bổ thận dương, ích tinh huyết: Hai quả thận (lợn, chó, bò, dê...) còn nguyên phần đỏ phía trên, bổ dọc, bỏ phần lõi ở giữa. Rửa sạch với nước gừng, rắc bột toả dương vào giữa, úp hai phần lại với nhau, cuốn dọc hành hẹ, nướng vỉ hoặc hấp chín để ăn. Khi ăn có thể thái mỏng. Chấm nước mắm gừng, tỏi...
Rượu toả dương (khai vị): Củ Toả dương thái mỏng với tỷ lệ 1 toả dương 5 rượu (40o). Ngâm 1 tháng. Rượu có màu đỏ sẫm, vị đắng chát, có thể thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống.
Thận, tâm, tỳ đều hư gây tảo tiết: Gà trống choai 1 con, Toả dương 20g, đảng sâm 50g, hoài sơn 50g, ngũ vị tử 20g. Gà làm sạch, mổ moi lấy lòng ra, cho thuốc vào hầm cách thuỷ cho chín, chia 2 lần ăn trong ngày. Tuần 1 lần, dùng 3 tuần. Không có gà, thay bằng dạ dày lợn làm sạch, nhồi thuốc để hầm.
Chữa liệt dương, ngũ canh tiết tả (buồn đại tiện lỏng sáng sớm ở người già do dương hư):Nấu Toả dương với đậu đen. Phải ăn đều mỗi chiều tối trong nhiều ngày.
Tư thận khí hư, tảo tiết, liệt dương, ra nhiều khí hư: Toả dương 5g, đảng sâm 3g, hoài sơn 3g, phúc bồn tử 2g, hồng trà 3g. Cho vào phích nước sôi hãm 10 – 15phút.
Lộc Nhung
Thận hư, di tinh, di niệu, liệt dương, khí hư ra nhiều: Toả dương 5g, long cốt 3g, nhục thung dung 3g, tang phiêu tiêu 3g, phục linh 3g, hồng trà 3g. Hãm trong phích nước sôi 10 – 15phút.
Tráng dương bổ thận: Lộc nhung 10g (thái lát); câu kỷ 30g, Toả dương 10g, ba kích 20g, ngưu tất, nhục quế 10g cho vào bình đổ 2 lít rượu 40o trở lên (vì có nhung hươu). Ngâm 1 tháng thì uống được.
Chữa thận yếu, đau lưng, mỏi gối, liệt dương: Đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn, đương quy, thục địa, ba kích, cẩu tích, cốt toái bổ, mạch môn, hoài sơn, mỗi vị đều 12g, sắc uống hoặc tán bột làm viên với mật ong, mỗi ngày dùng 15 - 20g, chia làm 2 lần. 
Hoặc dùng đỗ trọng 16g, tỳ giải 16g, cẩu tích 20g, dây đau xương 12g, rễ gốc hạc 12g, thỏ ty tử 12g, rễ cỏ xước 12g, cốt toái bổ 16g, củ mài 25g, sắc uống ngày 1 thang.
Bầu dục nướng
Chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, phụ nữ tử cung lạnh: Sâm cau 6g, thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục, mỗi vị 8g, hồi hương 4g sắc uống.
Chữa nam giới tinh yếu khó có con: Dùng hà thủ ô 20g, tầm gửi dâu, kỷ tử, ngưu tất đều 16g sắc uống ngày 1 thang.
Trị liệt dương, di tinh. Chọn một trong những món sau:
Chim sẻ 3 con, bỏ lông và nội tạng, chiên thơm với đậu phộng rồi xào với muối, ăn mỗi ngày 1 lần. Chủ trị chứng liệt dương, xuất tinh sớm.
Trứng chim sẻ luộc chín bỏ vỏ, mỗi lần 1 trứng, ngày 2 lần.
Ngẩu pín bò 1 cái, 30g hạt câu kỷ tử. Đem ngẩu pín bò rửa sạch, cắt khúc, hầm với hạt câu kỷ tử, thêm ít muối, ăn cái và uống nước, chia 2 lần ăn.
Ngẩu pín chó 3 cái, một lượng vừa phải rượu có độ cồn thấp. Đem ngẩu pín chó sấy khô trên nồi rang, nghiền thành bột, mỗi ngày 3 – 4g, uống với rượu ngày 2 – 3 lần.
Giun đất 100 – 200g, rửa sạch đất bùn, rang sấy cho khô, nghiền thành bột, uống với nước ấm hoặc rượu, mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 3 – 6g.
Chữa xuất tinh sớm: Tủy sống lợn 20g, ngũ vị tử 15g, sắc nước uống mỗi ngày 2 – 3 lần.
Chữa liệt dương, hoạt tinh: Dùng món ăn ngao xào hẹ có tác dụng bổ thận, tráng dương gồm thịt ngao 40g, rau hẹ 60g, hành, gừng, rau mùi, dầu, gia vị mỗi thứ một ít. Thịt ngao rửa sạch, thái nhỏ, rau hẹ rửa sạch thái khúc. Cho chảo lên bếp, đổ dầu thực vật vào phi thơm hành rồi cho thịt ngao và rau hẹ vào đảo nhanh, nêm gia vị là được. Mỗi ngày ăn 1 lần cùng cơm.
Chữa xuất tinh sớm, liệt dương: Dùng món ăn bổ thận, tráng dương gồm ngẩu pín hươu, chó hầm câu kỷ tử: Ngẩu pín hươu 50g, ngẩu pín chó 100g, câu kỷ tử, hạt tơ hồng đều 20g, thịt gà 500g, hành, mỡ, gia vị, gừng, rượu đủ dùng. Ngẩu pín ngâm nước nóng cho nở, rửa sạch, cắt miếng nhỏ; gà chặt miếng; các gia vị khác rửa sạch cho vào một túi vải buộc chặt. Đun qua ngẩu pín hươu và chó cho bớt mùi hôi rồi cho thịt gà, các gia vị khác vào, đổ nước, hầm khoảng 30 phút là được. Có thể ăn kèm với cơm.

Tỏa dương " Cu chó", vị thuốc chữa liệt dương cho đàn ông.

Tỏa dương có hình thù như dương vật của chó, và có ý kiến vì nó có tác dụng tráng dương như dương vật chó (cẩu pín) nên có tên gọi khác là Cu chó.

toa duong
ảnh minh họa
Hình dáng bên ngoài như cây nấm màu đỏ, nâu sẫm. Hoa tím mùi hôi. Có ở khu vực miền bắc và nam miền trung. Đông y dùng Toả dương để bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, mạnh tình dục, bổ tỳ vị, nhuận tràng, thông tiểu. Chủ trị yếu sinh lý, liệt dương, lãnh cảm, đau lưng, mỏi gối, biếng ăn...
Để dùng vị tỏa dương có hiệu quả cao

Theo Biển thước tâm thư: Già lão thì khí suy nên chân tay không ấm, nguyên khí ở đan điền bị hư tổn, hoạt động ngày càng chậm chạp, khó khăn; dương khí toàn thân không có đầy đủ thì nơi xa nhất như đầu ngón chân tay mỏi, bị lạnh, tê nhức với cảm giác kiến bò trong xương (không phải phong thấp). Để bổ sung dương khí lúc này nên dùng toả dương.

Người bị dương khí hư do hoạt động tình dục quá mức đến nỗi dương vật không còn sức cương được nữa, phải dùng đến thuốc thì dùng toả dương. Trong đó nguyên khí hư kết hợp nhân sâm, trung khí hư kết hợp bạch truật, vệ khí hư kết hợp hoàng kỳ...

Muốn ôn bổ thận dương nên tư bổ thận âm, nhằm quân bình âm dương. Ở trường hợp này toả dương và nhục thung dung có tác dụng giống nhau thì toả dương mạnh hơn nhưng lại gây ôn táo. Còn nhục thung dung tráng dương yếu hơn nhưng lại có tác dụng ích âm và sinh huyết. Có ý kiến có thể thay toả dương và nhục thung dung cho nhau nấu cháo ăn rất tốt. Khi tư âm mà lo địa hoàng gây nê trệ có thể dùng toả dương là vị tư âm trợ dương.

Về phương diện bổ thận tráng dương, thì toả dương chữa liệt dương, xuất tinh sớm (tảo tiết), chưa kịp giao hợp tinh đã xuất. Ngoài ra Tỏa dương được dùng để bổ máu làm ăn ngon miệng, hồi phục sức khỏe, ốm dậy, sau sinh đẻ, chữa tê mỏi chân, tay, lưng, gối.

Các cách sử dụng hiệu quả với Tỏa dương.

Bổ thận dương, chữa liệt dương: Canh hợp đồng cu của con chó với củ cây cu chó (cẩu pín vớiToả dương). Dùng hai thứ này xào hoặc nấu canh để ăn. Thêm gia vị gừng, hành để phối hợp tác dụng và khử tanh. Có thể thay dương vật chó bằng dương vật dê, bò, tinh hoàn gà...
Cháo tráng dương: Toả dương nấu với chim sẻ, chim cút, gà, thịt chó, thịt dê, thịt bò, trai, sò, tôm (những thức ăn có tác dụng tráng dương).

Bổ thận dương, ích tinh huyết: Hai quả thận (còn nguyên phần đỏ phía trên) bổ dọc, bỏ phần lõi ở giữa. Rửa sạch với nước gừng, rắc bột Toả dương vào giữa, úp hai phần lại với nhau, cuốn dọc hành hẹ, nướng vỉ hoặc hấp chín để ăn. Khi ăn có thể thái mỏng. Chấm nước mắm gừng, tỏi...
Rượu Toả dương: Khai vị, cường tráng: củ toả dương thái mỏng với tỷ lệ 1 toả dương 5 rượu (40o). Ngâm 1 tháng. Rượu có màu đỏ sẫm, vị đắng chát thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống. Hoặc toả dương 30g (thái lát), rượu trắng 500g ngâm 1 tuần.

Thận, tâm, tỳ đều hư gây tảo tiết: Gà trống choai 1 con, toả dương 20g, đảng sâm 50g, hoài sơn 50g, ngũ vị tử 20g. Gà làm sạch mổ moi lấy lòng ra cho thuốc vào hầm cách thuỷ cho chín chia 2 lần ăn trong ngày. Tuần 1 lần, dùng 3 tuần. Không có gà thay bằng dạ dày lợn làm sạch, nhồi thuốc để hầm.

Chữa liệt dương, ngũ canh tiết tả (buồn đại tiện lỏng sáng sớm của người già do dương hư): Nấu Toả dương với đậu đen. Phải ăn đều mỗi chiều tối trong nhiều ngày.

Tư thận khí hư, tảo tiết, liệt dương, ra nhiều khí hư: Toả dương 5g, đảng sâm 3g, hoài sơn 3g, phúc bồn tử 2g, hồng trà 3g. Cho vào phích nước sôi hãm 10-15phút.

Thận hư, di tinh, di niệu, liệt dương, khí hư ra nhiều: Toả dương 5g, long cốt 3g, nhục thung dung 3g, tang phiêu tiêu 3g, phục linh 3g, hồng trà 3g. Hãm trong phích nước sôi 10-15phút.

Tráng dương bổ thận: Lộc nhung 10g (thái lát); câu kỷ 30g, toả dương 10g, ba kích 20g, ngưu tất, nhục quế 10g cho vào bình đổ 2 lít rượu ngon 40o trở lên (vì có nhung hươu). Ngâm 1 tháng thì uống được.

Ôn dương nhuận tràng: Chữa dương hư táo bón người già.
Bài 1: Toả dương 15g, vừng đen 12g, vừng vàng 12g, chỉ xác 10g, ngưu tất 10g. Sắc lấy nước uống lúc đói. Ngày 1 lần.
Bài 2: Toả dương 500g, nhục thung dung 500g. Sắc 2 nước dồn lại cô tiếp rồi cho 250g mật ong quấy đều để nguội cất vào lọ dùng dần vào trước bữa cơm uống với nước sôi môi lần 2-3 thìa (thìa canh).

Tỏa dương - Thần dược cho nam giới


Tỏa dương còn có tên khác  là cu chó ,củ gió đất, củ ngọn núi, hoa đất, thường ký sinh trên rễ những cây gỗ lớn trong rừng sâu ẩm thấp, thường tìm thấy ở các khu vực miền núi phía bắc và khu vực miền trung. Tỏa dương được dùng làm thuốc bổ thận, chữa đau lưng mỏi gối, di tinh, liệt dương; hoặc điều trị chứng mệt mỏi kém ăn, nhức mỏi chân tay.

Cu chó có hình thù như một cây nấm, màu đỏ nâu sẫm, cấu tạo bởi một cán hoa lớn, trên mang hoa dày đặc, có mo bao bọc, màu tím, mùi hôi. Nó vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng bổ thận, tráng dương, đại bổ nguyên khí, ích tinh huyết, nhuận tràng, thông tiện. Mỗi ngày dùng 8-12 g dưới dạng thuốc sắc.

Một số bài thuốc có vị tỏa dương:

Hoạt tinh, di tinh, sinh lý yếu, mệt mỏi: Tỏa dương 120 g, tang phiêu tiêu 120g, long cốt 40 g, bạch phục linh 40 g. Tất cả tán mịn, hoàn to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 15-20 g với nước muối loãng. Ngày uống hai lần.

Tỏa dương hoàn: Tỏa dương, hoàng bá, quy bản, hoàng cầm, đỗ trọng, ngưu tất, tri mẫu mỗi thứ 16 g, địa hoàng, đương quy mỗi thứ 10 g, phá cố chỉ, tục đoạn mỗi thứ 8 g. Tán bột mịn, trộn đều với rượu và hồ hoàn viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20 g. Thuốc có tác dụng bổ thận, nhuận trường, thông tiện; chữa các chứng đau lưng mỏi gối, các khớp đau nhức, đại tiện khô táo kết gây đau bụng, các bệnh xương khớp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét