Để chữa các chứng suy giảm ham muốn tình dục, ngoài việc dùng thuốc thì cá là một trong những món ăn bổ dưỡng rất tốt cho nam giới bị suy nhược, liệt dương, xuất tinh sớm. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn – bài thuốc từ cá đơn giản, dễ làm có tác dụng bổ thận, tráng dương để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Cá trắm đen – phục linh: Tác dụng ích khí bổ huyết, dùng cho đối tượng suy giảm tình dục, mệt mỏi ăn ngủ kém hay quên. Cá trắm đen 500g, phục linh 50g, sơn dược 50g, trứng gà 1 quả. Gừng sống 3g, hành 10g, muối, giấm rượu vừa đủ.
Phục linh, sơn dược tán thành bột rây nhỏ. Cá trắm đen đánh vẩy bỏ mang ruột, rửa sạch thái lát. Cho lòng trắng trứng gà, bột phục linh, sơn dược, ít muối vừa đậm, rượu trộn đều để ngấm 20 phút, gừng tươi thái nhỏ hành bỏ rễ thái nhỏ. Cho dầu vào chảo, dầu nóng cho gừng hành xào thơm rồi cho cá vào cho đến khi thịt trắng cho bột phục linh, sơn dược, giấm rượu đảo nhanh tay rồi múc ra đĩa để ăn ngày ăn một lần trong 1 tháng.
Cá mè ngũ vị tử: Tác dụng tư âm tiềm dương, ích thận, điền tinh. Chỉ định chứng âm hư, dương kháng do sinh hoạt tình dục không điều độ (quá nhiều) làm kiệt âm tinh, xuất tinh sớm.
Cá mè hoa 1 con (500g) vỏ con hầu 10g, thịt lợn nạc 50g, ngũ vị tử 50g, long cốt 10g. Gia vị vừa đủ. Cá làm sạch cho vào nồi hấp 20 phút, thịt lợn băm nhỏ. Long cốt và hầu (mẫu lệ) nghiền bột rây. Cho dầu vào chảo sôi xong cho thịt băm, ngũ vị tử, long cốt, mẫu lệ vào xào sau đó cho đậu sị, muối, mì chính vừa đủ vào xào chín rồi múc ra đổ lên cá mè đã hấp chín là ăn được. Cách ngày ăn một lần, trong 1 tháng.
Cá diếc – tôm nõn: Chữa thiểu năng tình dục. Cá diếc 2 con (3 lạng/con) nuôi 1 ngày cho nhả hết bùn, đánh vây vẩy bỏ nội tạng và màng đen trong bụng. Tôm nõn 30g, thịt lợn nạc băm 100g, trứng gà 1 quả. Rượu vang đánh đều bọc tôm nõn đảo mỡ hành gừng cho thơm rồi cho lạnh, rượu vang, cá diếc đun sôi 5 phút. Sau đó có đổ tôm nõn, trứng vào nồi (có thể thêm mộc nhĩ nấm hương) đun cho tôm nổi lên. Nêm gia vị vừa ăn, tuần ăn 2 lần, ăn trong 1 tháng.
Đuôi heo hầm đậu đen
Đuôi heo làm sạch, cắt khúc, ướp với một ít muối, bột ngọt, tiêu, hành củ khô; để khoảng 15phút cho vị thịt ngấm mặn mà, ngon miệng. Đậu ngâm nước vài giờ cho nở,dễ mềm nhừ. Đuôi heo lớn, nhỏ tùy sức ăn của mỗi người. Nên mua buổisáng và chọn đuôi nhẵn da, sáng màu vì đây là heo khỏe mạnh, vị thịt sẽthơm ngon. Cho vào thố nhỏ, bỏ nắm đậu đen vào, đổ nước xâm xấp mặt,đậy nắp rồi hầm trên bếp, khoảng nửa giờ cho đậu và thịt mềm nhừ. Khôngcó thố, bỏ vào tô đất đậy kín chưng cách thủy cũng được, miễn đừng đểmất nước trong tô. Nhấc ra rắc thêm tiêu sống vào cho thơm. Vị tiêu caynồng, những khúc thịt đuôi heo giòn beo béo, chút nạc trong đuôi ngọtthơm, rất dễ ăn. Phần xương sụn mềm, mấy khúc nhỏ và chót đuôi không nên bỏ phí, vì ngon và nhiều bổ dưỡng! Ăn một khúc đuôi kèm muỗng đậuxâm xấp nước. Nên ăn kèm với cọng hoa hành sẽ tăng vị ngon.
Riêng đậu đen sống ngâm rượu (1 ký đậu ngâm 2 lít rượu ngon) sẽ tạora loại rượu nồng (mùi hắc và khó uống), nhưng uống đều đặn hằng ngàymột cốc nhỏ rất bổ thận.
- Bò: Theo y học cổ truyền, các món ăn từ ngẩu pín (dương vật bò) và ngưu tử (tinh hoàn bò) có công năng cường dương, bổ thận. Chẳng hạn, món “ngẩu pín tiềm cam kỷ” (ngẩu pín cắt khúc, chưng cách thủy với cam kỷ và gia vị) có tác dụng bổ thận, giúp ngủ ngon, giảm đau lưng. Món “tiên mao tiềm dịch hoàn” (ngưu tử cắt miếng tiềm với tiên mao, long nhãn nhục, hồng táo) chữa nhược dương, xuất tinh sớm. Canh “ngẩu pín tiên mao ba kích” (ngẩu pín cắt khúc, hầm với ba kích, tiên mao) cũng đem lại hiệu quả tương tự.
Nếu không ăn được ngẩu pín và ngưu tử thì ăn nhiều thịt bò cũng tốt.
- Dê: Là loại thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao, được cho là thực phẩm giữ ấm. Thận dê có khả năng tráng dương bổ thận. Các món ăn từ thịt dê, thận dê đều có ích cho sức khỏe nam giới.
- Nai: Để tráng dương, y học cổ truyền khuyên dùng thận nai, đuôi nai, tinh hoàn và nhung nai. Các món khoái khẩu và bổ dưỡng gồm: ba kích hầm đuôi nai, dịch hoàn nai hầm nấm, cháo thận nai, canh đuôi nai nhân sâm…
- Gà: Món “kê tử tiềm tỏa dương” (tinh hoàn gà, tỏa dương, hồng táo, gia vị chưng cách thủy) có tác dụng chữa thận hư tinh ít. Món “kê long mã đồng tử” (gà trống tơ chưng với cá ngựa) giúp chữa xuất tinh sớm, không cương dương…
- Các món ăn từ chim sẻ, bồ câu, cá chạch, cá chình, cá măng, ba ba, rùa (có thể chế biến với các vị thuốc bổ dương như ba kích, tiên mao, kỷ tử, đông trùng hạ thảo).
- Các món ăn nhẹ như chè đậu lạc, canh ngó sen sa uyển tử, chè nấm tuyết cam kỷ, cháo nếp tỏa dương, cháo hẹ, cháo kim anh tử…
- Rượu: Các loại rượu tráng dương bổ thận phổ biến là rượu hải mã (cá ngựa), rượu ba kích, rượu đỗ trọng, rượu linh tiên tỳ (dâm dương hoắc), rượu nhục thung dung, rượu tiên mao bổ khí, rượu ngưu tất ba kích…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét