I. Triệu chứng:
Khi khớp háng bị tổn thương thường gây đau, vị trí đau ở vùng bẹn, hướng lan ra trước hoặc vào trong, dọc xương đùi xuống khớp gối, ít lan ra phía sau. Đau tăng lên khi đi lại, có khi làm cho người bệnh đi lệch, khập khiễng. Đau ảnh hưởng đến một số động tác như ngồi, dạng đùi, mặc quần khó khăn.
II. Nguyên nhân:
Đau khớp háng là triệu chứng lâm sàng của nhiều bệnh như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp nhưng đặc biệt cần kể đến là các bệnh lý về xương khớp tại vùng háng như:
1. Hoại tử chỏm xương đùi:
Đây là một tình trạng bệnh lý hay gặp ở nam giới. Người ta cho rằng nguyên nhân của căn bệnh này một phần do rượu. Triệu chứng của bệnh bắt đầu từ đau khớp háng, hạn chế dạng chân, đi lại đau và cả khi ngồi nghỉ ngơi cũng đau. X quang giai đoạn sớm không thấy hư chỏm nhưng chụp cộng hưởng từ sẽ thấy hư chỏm xương đùi. Để điều trị bệnh này bệnh nhân có thể được tư vấn điều trị bằng thuốc (để hiệu quả tốt nhất nên điều trị theo Đông y), hạn chế vận động mạnh, có thể phẫu thuật giai đoạn sớm để cứu chỏm xương đùi không bị hư. Nếu chỏm hư hoàn toàn thì thay khớp là biện pháp cuối cùng giải phóng bệnh nhân khỏi các cơn đau. Cần ngưng ngay bia rượu nếu muốn điều trị khỏi bệnh này.
Hình ảnh hoại tử chỏm xương đùi (mũi tên)
2. Thoái hóa khớp háng:
Đây là nguyên nhân chủ yếu, thoái hóa khớp háng thường xảy ra trên người lớn tuổi, béo phì, nhưng ngày này ngày càng trẻ hóa, đau khi đi lại hoặc khi ngồi xổm, ít hạn chế vận động háng ở giai đoạn cuối, X quang sẽ cho thấy hình ảnh thoái hóa. Bệnh điều trị theo tây y không hiệu quả, vì tây y chủ yếu là cho uống thuốc giảm đau kháng viêm, khi bệnh nặng uống thuốc không còn tác dụng thì chỉ định tiêm trực tiếp vào khớp, và cuối cùng là thay khớp gối nhân tạo. Hiện nay, bệnh này điều trị theo Đông y rất hiệu quả và được nhiều bệnh nhân lựa chọn.
3. Bong sụn viền khớp háng:
Hiện tượng bong sụn viền khớp háng thường xảy ra ở người trẻ tuổi, chơi thể thao. Đôi khi có cảm giác đau chói hay nghe tiếng cụp, có lúc bình thường. Chụp cộng hưởng từ có thể thấy sụn viền ổ cối bị bong tróc. Điều trị bằng nội soi khâu lại hay lấy bỏ sụn viền.
Sử dụng các dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên có thể giảm đáng kể các triệu chứng đau khớp háng:
- Cao rắn hổ mang hỗ trợ giảm đau do cứng khớp, đau dây thần kinh, trị nhức mỏi tê liệt, bán thân bất toại. Trong cao rắn hổ mang chứa nhiều acid amin và dinh dưỡng thiết yếu giúp tổng hợp proteoglycan. Tác dụng của proteoglycan là hấp thu nước và chất dịch đưa đến các sụn khớp hạn chế quá trình lão hoá, phục hồi các tổn thương tại khớp.
- Cao xương dê: bổ sung canxi tự nhiên
- Các thảo dược : Độc hoạt, Phòng phong, Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quế chi, Đương quy có tác dụng bồ bổ cơ thể, giúp hấp thu nhanh hơn, cân bằng tính nóng của một số hoạt chất.
- Collagen type II dạng không biến tính: tặng dụng kháng viêm, giảm đau, bảo vệ collagen trong sụn khớp
- Glucosamin Sulfat: là amino monosccarid tham gia quá trình tổng hợp glucosaminoglycan tạo thành mô sụn, tăng sản xuất dịch nhầy, sản sinh mô liên kết ở xương, ức chế các enzym phá huỷ sụn khớp và giảm các gốc tự do.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét