MỤC LỤC :
8 triệu chứng đau báo hiệu bệnh! 1
Những biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. 1
Triệu chứng của bệnh đau dạ dày. 2
Lời khuyên cho người bị đau dạ dày. 5
Các triệu chứng, cách trị và phòng viêm dạ dày. 7
Cách chữa đau dạ dày hiệu quả giúp bạn luôn tự tin mọi lúc mọi nơi 9
Quan niệm sai dẫn đến bệnh dạ dày. 10
Dấu hiệu của bệnh thận. 12
10 triệu chứng biểu hiện suy thận. 13
Vai trò của gan và các dấu hiệu sớm biểu hiện suy giảm chức năng gan. 16
Hội chứng suy chức năng gan. 16
HỘI CHỨNG GAN THẬN. 17
8 triệu chứng đau báo hiệu bệnh!
Khi cảm giác đau xuất hiện ở vùng đầu hay ngực, dạ dày... bụng dưới với những kiểu đau khác nhau, từ kim châm đến đau nhức... thì cần phải đi khám hoặc điều trị ngay.
1. Đau như kim châm
Vị trí đau cố định, đa phần do máu bị ứ đọng gây nên. Cảm giác đau có thể xuất hiện ở các bộ phận trên cơ thể, nhưng thường gặp ở vùng sườn ngực, dạ dày, và bụng dưới. Nếu không quá nghiêm trọng, có thể uống trà hoa hồng để hoạt huyết, làm tan máu tụ.
2. Đau chướng
Triệu chứng đau kèm theo cảm giác chướng, thường xuất hiện ở vùng sườn ngực, dạ dày (phần dưới khung ngực, trên rốn). Nếu triệu chứng đau lúc có lúc không, nhiều khả năng do viêm dạ dày mãn tính, hoặc loét dạ dày gây ra. Với triệu chứng này, có thể dùng trần bì ngâm nước uống giúp khí lưu thông.
Nếu đầu và mắt thỉnh thoảng có cảm giác đau chướng, hoặc đau giật giật, có thể do dùng mắt hoặc não quá độ, cần nghỉ ngơi hợp lý. Trường hợp triệu chứng trên thường xuyên xuất hiện nên kiểm tra huyết áp.
3. Đau không cố định
Cảm giác đau, nhưng không biết cụ thể đau ở chỗ nào. Tình trạng này thường xuất hiện ở vùng bụng, đa phần do khí gây nên, có thể dùng trần bì ngâm nước uống để lưu thông khí. Nếu triệu chứng này xuất hiện ở các khớp chân tay, nhiều khả năng do phong thấp, tốt nhất nên đi khám để điều trị kịp thời.
4. Đau ngầm
Chỉ cảm giác đau không nhiều, có thể chịu được, nhưng không dứt, thường xuất hiện ở các bộ phận như đầu, dạ dày, bụng… Đau ngầm thường do dương khí không đủ, cơ thể bị tích tụ hàn khí, thiếu hụt dưỡng chất. Do vậy, cần chọn liệu pháp bồi bổ khí huyết như ăn đường mạch nha, các món ăn có đương quy, hoàng kỳ.
5. Đau nhức nặng nề
Cảm giác đau, nặng nề, thường xuất hiện ở đầu, chân tay. Nguyên nhân chủ yếu do môi trường ẩm thấp. Bởi vậy hút ẩm cho môi trường xung quanh là điều kiện hàng đầu để loại bỏ triệu chứng đau này.
6. Đau lạnh
Chỉ cảm giác đau đi kèm sợ lạnh, thích nóng, thường gặp ở vùng eo, bụng, các khớp chân tay…Có thể dùng khăn ấm, hoặc túi nước ấm chườm vào chỗ đau.
7. Đau nhói như bị cắn
Cảm giác đau như bị cắn, rất khó chịu. Nguyên nhân có rất nhiều, nhưng thường phức tạp và nghiêm trọng. Bởi vậy, khi thấy xuất hiện triệu chứng trên nên đi khám ngay để trị liệu kịp thời.
8. Đau như lửa đốt
Cảm giác đau như bị bỏng, thích lạnh, sợ nóng. Triệu chứng này chủ yếu do trong người quá nóng gây ra. Nếu vùng dạ dày thường bị đau như trên có khả năng bị viêm dạ dày cấp tính, cần đi khám ngay để điều trị kịp thời. Ngoài ra nên ăn nhiều rau quả để thanh nhiệt.
Những biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích
Khi mắc phải hội chứng ruột kích thích người bệnh thường có triệu chứng nổi bật tại hệ tiêu hóa, ngoài ra còn có biểu hiện tại các cơ quan khác.
Các triệu chứng về tiêu hóa
- Đau bụng là triệu chứng thường gặp, vị trí thường thấy nhất là ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, đau có thể chạy dọc theo khung đại tràng.
Đau có thể có vị trí rõ ràng, nhưng cũng có thể đau không rõ ràng làm người bệnh rất khó xác định vị trí chính xác. Đau có khi chỉ biểu hiện bằng cảm giác tức nặng, ấm ách khó chịu. Đau bụng thường giảm đi sau khi đại tiện.
- Trướng bụng cũng là triệu chứng thường gặp, sau ngủ dậy thì không bị hoặc chỉ bị nhẹ, sau đó tăng dần. Người bệnh có thể biểu hiện bằng tiêu chảy hoặc táo bón hoặc tiêu chảy xen lẫn với từng đợt táo bón. Phân có thể có nhày mũi nhưng không có máu, phân có khi lổn nhổn giống phân dê.
Bệnh nhân có thể đau quặn bụng bắt buộc phải đi ngoài ngay. Người bệnh có cảm giác chưa thoải mái hoặc chưa đi hết phân sau khi đại tiện. Người bệnh không bị đi ngoài khi ngủ.
Ngoài ra có thể có các biểu hiện: nóng ở vùng thượng vị, ăn nhanh no, buồn nôn, cảm giác có vướng ở vùng họng.
Các biểu hiện ở ngoài cơ quan tiêu hóa
- Mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt ở nữ, liệt dương ở nam, đau khi giao hợp, tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm.
- Các triệu chứng về tâm lý rất hay gặp đặc biệt là lo lắng mình bị khối u hoăc ung thư.
Triệu chứng của bệnh đau dạ dày
Cuộc sống ngày càng bận rộn, công việc, học hành...chiếm gần hết thời gian của bạn. Có những buổi bạn phải làm việc trong trạng thái bụng "cồn cào", đôi khi bạn đành phải nhịn đói cả buổi vì công việc, hay cũng có những buổi tiệc tiếp đãi khách hàng với rượu, bia...tất cả những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày của bạn.
Đau dạ dày là gì
Viêm dạ dày mãn và loét dạ dày sẽ gây ra các biến chứng sau đây:
- Chảy máu dạ dày (nôn ói ra máu tươi hay đi tiêu phân màu đen mùi rất hôi... Đây là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng).
- Thủng dạ dày gây viêm màng bụng (đau bụng dữ dội, bụng gồng cứng, sốt, tim đập nhanh, huyết áp hạ thấp... Đây cũng là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng).
- Ung thư dạ dày.
Lưu ý ở người cao tuổi, các biểu hiện đau bụng đôi khi rất mơ hồ nên dễ bị bỏ qua bệnh. Hậu quả là bệnh chỉ được phát hiện khi có các biến chứng xuất huyết dạ dày, chóng mặt do thiếu máu...
Biểu hiện của bệnh đau dạ dày
Đau thượng vị: Đây là dấu hiệu quan trọng và thường có ở tất cả các bệnh nhân mắc bệnh lý dạ dày tá tràng.
Bệnh nhân thường cảm giác đau ngay ở thượng vị, ngay dưới mũi ức hoặc cách xa mũi ức lệch về bên phải hoặc bên trái. Cảm giác đau tùy thuộc vào người bệnh, có người cảm giác đau tức, có người cảm giác đau rát bỏng hay nóng, hay đau âm ỉ, tuy nhiên người bệnh không có cảm giác đau quặn. Cơn đau có thể lên ngực hay lan ra sau lưng hoặc không lan. Thời gian đau tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh của người bệnh, trong giai đoạn đầu người bệnh thường có cơn đau kéo dài một đến hai tuần, đau thường tái đi tái lại và bệnh nhân thường dự báo được đợt đau tiếp theo (khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa..). Lâu hơn bệnh nhân trở nên đau liên miên..
Một điều cần chú ý đối với bệnh nhân mắc bệnh dạ dày tá tràng là cơn đau thượng vị thường có tính chất chu kỳ và có liên quan đến bữa ăn. Đau thượng vị có tính chất chu kỳ thường gặp ở bệnh loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên đối với các bệnh lý như viêm dạ dày hay ung thư dạ dày, bệnh nhân thường đau bụng không có tính chất chu kỳ nữa mà đau liên miên suốt cả ngày. Bữa ăn có ảnh hưởng rõ rết đến cơn đau thượng vị, bữa đau có thể làm tăng cơn đau hoặc khi ăn vào bệnh nhân lại cảm giác cơn đau đỡ đi, ví dụ như bệnh nhân bị loét hành tá tràng: cơn đau thường xảy ra lúc đói, ăn một chút thức ăn (bánh quy, hay một ít cơm) bệnh nhân cảm giác hết đau. Ngược lại với bệnh nhân bị loét dạ dày, lúc đói bệnh nhân không cảm giác đau thượng vị, nhưng khi ăn vào cơn đau thượng vị lại tăng lên.
Kém ăn
Kém ăn là một dấu hiệu mang tính chất chủ quan của người bệnh, không đặc hiệu cho một bệnh lý ở một cơ quan nào. Khi bệnh nhân có dấu hiệu kém ăn có thể biểu hiện bởi ăn kém ngon hay giảm khối lượng thức ăn
Người ta chia ra 2 loại kém ăn:
+Kém ăn giảm lực- người bệnh có cảm giác tiêu hoá chậm, sau khi ăn, bụng chướng căn, cảm giác nặng nề ấm ách sau khi ăn.
+Kém ăn tăng lực: người bệnh sau khi ăn có cảm giác đau thượng vị, rát bỏng vùng thượng vị lan lên xương ức, nôn.
Nguyên nhân của kém ăn trước tiên phải nghĩ đến là bệnh lý dạ dày ngoài ra các bệnh lý ngoài bộ máy tiêu hoá như bệnh nhân, bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là rối loạn tâm thần. Một trường hợp đặc biệt của kém ăn nữa chứng kém ăn vô căn và lâu dài bệnh nhân có thể chết do suy mòn.
Ợ
Ợ không phải là một dấu hiệu bệnh lý quan trọng nhưng lại gây nhiều khó chịu và phiền phức cho người bệnh. Người bệnh có các biểu hiện của ợ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường này có thể do: rối loạn vận động dạ dày (lỗ tâm vị đóng không kín) hay do thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu bị lên men và sinh hơi. Bệnh nhân có thể ợ hơi hoặc ợ chua hay ợ ra chất đắng như mật. Thức ăn hoặc hơi có thể lên tân trên họng làm cho người bệnh cảm thấy được vị đắng hay chua, nhưng cũng có khi không lên tận trên mà chỉ lên nửa chừng, người bệnh chỉ cảm thấy đau sau mũi ức hay đau sau xương ức
Nguyên nhân của hiện tượng ợ bao gồm: bệnh lý dạ dày: viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày rối loạn chức năng cơ vòng tâm vị; các bệnh lý ngoai dạ dày như các bệnh lý về gan gây chức nang gan kém hay các tổn thương gây tắc ruột.
Nôn và buồn nôn
Nôn là hiện tượng người bệnh tống các chất chứa trong dạ dày ra ngoài đường mồm. Buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn ra được. Buồn nôn và nôn có thể đi đôi với nhau, nhưng cũng có khi chỉ có một dấu hiệu xảy ra đơn độc.
Nôn nhiều sẽ dẫn đến hậu quả
-Rách thực quản
-Rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu (Hội chứng Mallory Weiss)
-Tình trạng mất nước và điện giải do trong dịch dạ dày có chứa các điện giải Na, K và Ca, ngoài điện giải còn có các ion H+, Cl+ do đó còn dẫn đến tính tràng kiềm hoá máu.
Hậu quả nặng hơn của tình trạng này là hạ huyết áp và truỵ tim mạch
-Tình trạng toàn thân gầy và sút cân nhanh chóng dần dần dẫn đến suy mòn, thiếu máu, phù nề
Các bệnh ở dạ dày góp phần quan trọng nhất trong nguyên nhân gây ra nôn: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.
Chảy máu tiêu hoá:
Bình thường trong ống tiêu hoá không có máu, khi máu thoát ra khỏi thành mạch, chảy vào trong lòng ống tiêu hoá, lúc đó gọi là chảy máu tiêu hoá. Đây là một dấu hiệu rất quan trọng do nhiều nguyên nhân gây ra, nó có thể đe doạ tính mạng người bệnh trong một thời gian rất ngắn một vài giờ thậm chí vài phút do đó người bệnh phải được đưa ngay đến cơ sở y tế để có biện pháp điều trị kịp thời và tìm nguyên nhân gây ra chảy máu tiêu hoá.
Những dấu hiệu của chảy máu tiêu hoá:
-Nôn ra máu đỏ tươi, máu đen
-Iả ra máu đỏ tươi hay máu đen
-Các dấu hiệu cho thấy người bệnh đang trong tình trạng mất máu cấp: choáng váng, hoa mắt chóng mặt, mạch nhanh huyết áp tụt.
Khi bệnh nhân bị chảy máu tiêu hoá, một trong những nguyên nhân phải nghĩ đến là bệnh lý ở dạ dày: viêm dạ dày cấp do thuốc, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hội chứng Malory Weiss, vỡ tĩnh mạch thưc quản do bị bệnh gan.
Một số bệnh lý ngoài ống tiêu hoá có thể gây nên chảy máu tiêu hoá: bệnh lý về máu, xơ gan hay viêm gan, do dùng một số thuốc: thuốc chống đông, thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc chữa huyết áp cao.
LÝ DO KHIẾN BẠN ĐAU DẠ DÀY
Có rất nhiều cơ quan trong bụng của bạn có thể bị “đổ lỗi” để gây ra cơn đau đó. Các bác sỹ cũng có thể thử một số xét nghiệm để thu hẹp nguyên nhân. Ông Vivek Kaul, MD, quyền giám đốc Bộ phận tiêu hóa và Gan tại trường Đại học của Trung tâm Y khoa Rochester ở Rochester đã đưa ra một số thủ phạm có thể. Tìm hiểu thêm những lý do dưới đây để biết chính xác nhé!
Sỏi túi mật
Sỏi mật là sỏi hình thành trong túi mật, một túi nhỏ treo dưới gan. Những viên đá này xuất hiện gây sưng và có thể chặn các ống dẫn vào trong ruột, dẫn đến đau. Sỏi mật đau có xu hướng tấn công bên phải của vùng bụng trên, đặc biệt là sau bữa ăn nhiều chất béo - dễ kích hoạt túi mật. "Nếu túi mật bị viêm, bất kỳ co bóp của nó sẽ được khuếch đại và thông thường sẽ gây ra đau đớn cho bệnh nhân", Tiến sĩ Kaul nói.
Viêm tụy
Viêm tuyến tụy có thể gây ra đau cháy ở vùng bụng trên hoặc ở giữa. Một số người thậm chí bị đau chụp ổ đĩa, Tiến sĩ Kaul nói. Bạn có thể nghiêng hoặc nằm ngửa để cố gắng làm giảm cơn đau, cơn đau có thể giảm dần hoặc đau âm ỉ, buồn nôn và ói mửa, Osama Alaradi, MD, một bác sỹ tại bệnh viện Henry Ford ở Detroit nói. Uống quá nhiều rượu có thể là một thủ phạm, tiến sĩ Kaul phát biểu, cũng giống như sỏi mật (túi mật và tuyến tụy cung cấp các dịch tiêu hóa của chúng vào ruột qua cùng một ống). Nếu đau quá, bệnh nhân sẽ phải nhập viện.
Bệnh trào ngược dạ dày (hoặc Gerd)
Bệnh trào ngược dạ dày, hoặc GERD, có thể gây ra đau ở trên ngực và vùng thấp hơn, hay còn gọi là chứng ợ nóng . Nguyên nhân? Một van tách dạ dày thực quản bị yếu, cho phép thực phẩm và axit từ dạ dày trào ngược lên trên. Ăn quá nhiều thức ăn hay các loại thực phẩm không tốt (ví dụ như chất béo) có thể làm cho triệu chứng tồi tệ hơn. Những thuốc như thuốc kháng axit, các thuốc chẹn H2 và thuốc ức chế bơm proton có thể giúp đỡ bạn khỏi cơn đau.
Không dung nạp Lactose
Hàng triệu người trên thế giới bị chứng không dung nạp lactose. Trong thực tế, ở một số khu vực của thế giới, những người không dung nạp lactose còn nhiều hơn những người có thể tiêu hóa lactose, một loại đường được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm sữa. Đây là loại dung nạp thức ăn làm nhẹ đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, ợ nóng, khí đốt, và khó tiêu. Các giải pháp? Bỏ qua các sản phẩm sữa, như sữa và pho mát…
Tác dụng phụ của thuốc
Không có thuốc nào là không có tác dụng phụ và đôi khi bao gồm cả cơn đau bụng. Các bisphosphonates miệng, một loại thuốc giúp duy trì mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương có thể gây ra sưng và gây đau thực quản ở vị trí thấp hơn, Tiến sĩ Kaul nói. Thuốc giảm đau được gọi là NSAIDs (thuốc kháng viêm không steroid) như ibuprofen và aspirin cũng có thể gây ra phù nề niêm mạc dạ dày và thậm chí có thể dẫn đến loét.
Viêm túi thừa
Viêm túi thừa là tình trạng viêm của "diverticula" hoặc trong các lớp niêm mạc của ruột. Triệu chứng có thể bao gồm co thắt ở vùng bụng dưới và có thể đáp ứng với thuốc kháng sinh. Một chế độ ăn uống nhiều chất xơ có thể giúp giảm nhẹ cơn đau. Trong trường hợp nặng, nó có thể gây áp xe, chảy máu, và thậm chí thủng, dẫn đến đau nặng, hoặc thậm chí phải phẫu thuật hoặc nhập viện.
Không dung nạp Gluten
Một số người phản ứng xấu với gluten, một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Hình thức nghiêm trọng nhất của không dung nạp gluten được gọi là bệnh celiac. "Gluten gây thiệt hại trong ruột non”, Tiến sĩ Alaradi giải thích. "Ruột non không hoạt động bình thường nên nó không hấp thụ chất dinh dưỡng." Các chuyên gia và bệnh nhân đang ngày càng nhận thức rõ ràng các triệu chứng của bệnh không dung nạp gluten, bệnh celiac, gây ra khí, đầy hơi, đau nhẹ đến nặng, mệt mỏi. Ruột non không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng có thể dẫn đến tiêu chảy mãn tính, giảm cân, và thậm chí suy dinh dưỡng.
Màng trong dạ con
Màng trong dạ con chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ. Đó là một điều kiện xảy ra khi các tế bào từ lớp niêm mạc của tử cung thoát ra và bắt đầu phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể, thường là một nơi nào đó trong khung xương chậu bị đau, chảy máu bất thường và có thể dẫn đến vô sinh. Màng trong dạ con là khó khăn để chẩn đoán, bác sĩ Kaul nói, và thường đòi hỏi được thăm khám bởi một bác sĩ phụ khoa và siêu âm vùng chậu. Nếu lạc nội mạc tử cung được giới hạn trong diện tích nhỏ, phẫu thuật có thể giúp đỡ. Nếu không được điều trị bằng thuốc giảm đau và điều trị nội tiết tố, sẽ xảy ra các triệu chứng đau đớn trước chu kỳ kinh nguyệt.
Tuyến giáp có vấn đề
Mặc dù tuyến giáp nằm ở cổ nhưng nó có thể gây ra vấn đề ở các bộ phận dưới nó trong cơ thể. "Tuyến giáp điều chỉnh một số chức năng trong cơ thể và là một trong các hệ thống của đường tiêu hóa", bác sĩ Alaradi giải thích. Nếu tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (cường giáp), tăng tốc độ đường tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy và chuột rút bụng, ông nói. Mặt khác, tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) có thể làm chậm đường tiêu hóa, có khả năng dẫn đến đau táo bón.
Ký sinh trùng
Không ai nghĩ rằng các triệu chứng dạ dày là do một con sâu ký sinh trùng hay sinh vật khác. Nhưng thực tế là nó xảy ra. Có rất nhiều loại, nhưng phổ biến nhất ở Mỹ là Giardia và Cryptosporidium , có trong các hồ bơi, hồ bị ô nhiễm hoặc uống nước bị ô nhiễm. Động vật nhỏ nguyên sinh này là nguyên nhân gây ra chuột rút, tiêu chảy, buồn nôn khoảng từ 2 đến 10 ngày (cho Crypto) hoặc 1 đến 3 tuần sau sau khi tiếp xúc (cho Giardia ). Các loại ký sinh trùng cũng có thể mắc phải khi ăn các thực phẩm chưa được nấu chín hoặc bị ô nhiễm.
Viêm ruột thừa
Hầu hết mọi người đều bị viêm ruột thừa, cơn đau đột ngột từ ruột thừa bị viêm đủ để cần phải tiến hành một cuộc phẫu thuật. Viêm ruột thừa phổ biến hơn ở trẻ em và người lớn trẻ tuổi (mặc dù nó có thể xảy ra với người lớn tuổi) và thường có dấu hiệu là bắt đầu với đau ở giữa bụng, tiến vào phần dưới bên phải của bụng. Nếu ruột thừa không được cắt bỏ, nó có thể vỡ, dẫn đến khả năng đe dọa tính mạng.
Loét trong dạ dày
Bệnh loét dạ dày hoặc loét trong dạ dày và tá tràng (phần đầu của ruột non) là nguyên nhân chung gây đau bụng, bác sĩ Alaradi nói. Cơn đau thường xuất hiện ở khu vực giữa bụng trên và đôi khi xảy ra sau bữa ăn, ông cho biết thêm. Những người bị loét tá tràng có thể bị đánh thức giữa đêm vì sự đau đớn. Thuốc NSAID và vi khuẩn Helicobacter pylori ( H. pylori ) là nguyên nhân chính gây ra bệnh này. Thuốc kháng sinh và thuốc ức chế axit thường được sử dụng để điều trị loét do vi khuẩn gây ra.
Ăn quá nhiều kẹo cao su không đường
Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều sorbitol, được tìm thấy trong một số sản phẩm không đường, nó có thể gây đau và tiêu chảy. Theo một bài báo năm 2008 trong BMJ, một phụ nữ 21 tuổi có giảm cân khi bị đau bụng, tiêu chảy (nhiều hơn 12 lần đi tiêu trong một ngày) do đã nhai khoảng 16 thanh kẹo cao su mỗi ngày. Một người đàn ông 46 tuổi có triệu chứng tương tự sau khi nhai khoảng 20 thanh kẹo cao su không đường và ăn đồ ngọt hàng ngày có chứa sorbitol. Trong cả hai trường hợp, việc cắt giảm lượng tiêu thụ giúp giải quyết được vấn đề.
Căng thẳng
Căng thẳng có thể gây ra đau đầu, huyết áp cao, mất ngủ và rắc rối ở bụng. Sự trầm cảm có liên quan với vấn đề tiêu hóa (bao gồm giảm sự thèm ăn và giảm cân) cũng như hội chứng kích thích ruột. Mối quan hệ dường như đi theo cả hai cách, theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 trong tạp chí Gut. Nói cách khác, trầm cảm có thể gây ra đau dạ dày.
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm từ virus hoặc vi khuẩn có thể gây ra đau bụng, đi kèm với tiêu chảy và ói mửa. Trong một số trường hợp hiếm gặp, ngộ độc thực phẩm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc gây tử vong. Nói chung, các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường kéo dài khoảng 1-2 ngày, Tiến sĩ Alaradi nói. Tuy nhiên, nếu bạn có viêm dạ dày ruột do virus, thì triệu chứng có thể kéo dài lâu hơn một chút.
Bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột (IBD) là tình trạng viêm bên trong ruột non hoặc đại tràng, Tiến sĩ Alaradi giải thích. Nó bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, viêm từ IBD có thể gây ra sẹo và tắc nghẽn, dẫn đến đau bụng cùng với tiêu chảy và chảy máu trực tràng. Các triệu chứng mãn tính, nhưng cũng có thể bùng lên và giảm dần trong chu kỳ khiến cho nó đôi khi rất khó chẩn đoán. IBD cần phải được theo dõi chặt chẽ vì nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn, thậm chí ung thư sau này.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích ( IBS ) không giống như bệnh viêm ruột. Mặc dù IBS cũng có thể dẫn đến đau bụng mãn tính và những thay đổi trong ruột (chẳng hạn như táo bón và tiêu chảy xen kẽ) nhưng nó không phải là một tình trạng viêm và không bao giờ liên quan đến chảy máu trực tràng, bác sĩ Alaradi nói. Nó thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới, được coi là ít nghiêm trọng hơn so với IBD, và có thể được quản lý thông qua việc điều trị triệu chứng, chẳng hạn như thuốc giảm đau. Và không giống như IBD, IBS không bao giờ gây ra hiệu quả nghiêm trọng như ung thư,.
Ung thư
Phổ biến, nhưng bệnh ung thư ở bất kỳ một trong các cơ quan nằm ở bụng như gan, đau dạ dày tuyến tụy, dạ dày, túi mật, hoặc buồng trứng đều có thể gây ra sự đau đớn nhưng thường chỉ ở giai đoạn sau này, bác sĩ Alaradi nói. Nó thường biểu hiện các triệu chứng khác như chán ăn, giảm cân, nôn mửa liên tục, bụng đầy hơi liên tục. "Nếu một người vào nhà vệ sinh một lần một ngày và nó thay đổi trong vài tuần qua thành 3-4 ngày thì cần phải đặc biệt chú ý" bác sĩ Alaradi phát biểu.
Lời khuyên cho người bị đau dạ dày
Các lời khuyên dưới đây không chỉ hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh này mà còn là thói quen rất đáng khuyến khích để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Bệnh nhân loét dạ dày, viêm dạ dày không nên ăn lạnh
Bởi vì bệnh nhân loét, viêm dạ dày có chức năng tiêu hóa kém, khi ăn lạnh dễ bị kích thích đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa khiến bệnh nặng hơn. Ngay cả sau bữa ăn cũng không nên uống đồ uống lạnh. Vì sau khi ăn thức ăn vẫn còn tồn tại trong dại dày và các cơ quan tiêu hóa khác, nếu ngay lập tức uống đồ uống lạnh sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường.
Nước lạnh cũng dễ kích thích khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trong khi đó nó còn làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ngoài ra, người già bị rối loạn chức năng tiêu hóa nói chung, khả năng chịu lạnh cũng đã giảm cũng không nên ăn nhiều đồ lạnh để không gây ra các rối loạn tiêu hóa.
Không tập thể dục ngay sau khi ăn
Sau khi ăn không nên tập thể dục, đặc biệt là với người có bệnh dạ dày. Tốt nhất sau bữa ăn bạn nên nghỉ ngơi để thức ăn có thời gian tiêu hóa, dạ dày có sự tập trung để “làm việc”. Vì vậy, nếu muốn đi bộ thì hãy chờ 30 phút sau bữa ăn.
Uống trà ấm
Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày, nhiệt độ uống tốt là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.
Mát xa trước khi đi ngủ
Sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay của bạn ở vùng bụng dưới. Thao tác đơn giản này không chỉ giúp duy trì trạng thái ổn định cho dạ dày mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn, tránh lo lắng, giận dữ và các kích thích cảm xúc tiêu cực khác.
Không nên ăn thức ăn nhiều gia vị
Người đau dạ dày cần cẩn trọng trong ăn uống. Nếu những thực phẩm nào dùng vào mà có biểu hiện đau tăng lên, làm đầy bụng, sinh hơi, hoặc tiêu chảy thì cần kiêng, hoặc hạn chế dùng. Người bị bệnh này nên hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị như chiên, hun khói hay đồ nướng… Không ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein (là chất kích thích) như trà, cà phê… Chè xanh rất tốt với người bình thường nhưng rất hại với người đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, nhất là chè xanh đặc và uống vào lúc đói.
Hạn chế ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành
Sữa đậu nành là tốt, nhưng đối với những người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế uống và ăn các thực phẩm từ đậu nành.
Nên tránh một vài loại trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng riêng với bệnh nhân dạ dày cần tránh một số loại thực phẩm. Chẳng hạn như súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi đi vào đường ruột, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Vì vậy, với người đau dạ dày, nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng.
Dưa chuột, dưa hấu có tính lạnh (hàn), người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy. Quả dứa có nhiều a-xít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Đu đủ xanh có chứa nhiều papain trong nhựa. Chất này làm mòn niêm mạc dạ dày, người đau dạ dày không nên ăn.
Chế độ ăn cho người viêm loét dạ dày
Cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng và các loại khoai là thức ăn phù hợp với người bị loét dạ dày. Nên ăn nhiều đồ ngọt và béo vì chúng có tính chất "bao bọc" niêm mạc dạ dày, tránh loét nặng thêm.
Dạ dày là bộ phận quan trọng nhất trong bộ máy tiêu hóa, có 4 lớp: màng bao bọc bên ngoài; lớp cơ; màng trơn và màng nhờn (niêm mạc). Màng nhờn có những tế bào tiết ra chất nhờn để bảo vệ dạ dày khỏi bị acid làm hư hại; nhưng cũng có những tế bào tiết ra acid chlohydric (HCl). Dạ dày bị viêm loét là do các tế bào này tăng tiết acid, làm loét niêm mạc. Đôi khi, chất acid làm viêm loét dạ dày có thể do bên ngoài đưa vào.
Khi bị bệnh này, ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, làm giảm tác động của acid tiết ra trên niêm mạc dạ dày.
Nên ăn chất ngọt, chất béo, dùng những thức ăn có tính chất bao bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng. Dùng thức ăn mềm ít có tác dụng cơ giới; không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau 2-3 giờ. Khi chế biến thức ăn nên nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ; tăng cường hấp luộc, hạn chế xào nấu.
Cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng; các loại khoai (khoai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp) là những thứ nên ăn. Các món thích hợp khác là thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om; sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, phomát; đường, bánh, mứt kẹo, mật ong, kem, chè. Về nước uống, nên chọn nước lọc, nước khoáng.
Không nên ăn các loại thực phẩm có độ acid cao (quả chua, dưa, cà muối, giấm, mẻ, tương ớt) hoặc tạo hơi trong dạ dày (đậu đỗ, dưa cà muối, hành), các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (như rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè) hay tăng tiết acid (nước sốt thịt, cá đậm đặc). Ngoài ra, không nên ăn các loại hoa quả như chuối tiêu, đu đủ, táo và các loại thức ăn chế biến sẵn như giăm bông, lạp sườn, xúc xích, sữa chua.
Nếu bị viêm dạ dày cấp tính, bạn cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương. Có thể nhịn ăn trong vòng 24-48 giờ vì thức ăn vào dạ dày sẽ kích thích tiết acid, càng làm loét vết thương. Chỉ nên uống nước khoáng với số lượng vừa phải để khỏi khát và mất nước.
Sau thời gian nhịn, nên ăn súp nấu với rau thịt nghiền, uống sữa hoặc ăn kem với năng lượng 1.200-1.300 Kcal. Mỗi lần ăn với lượng ít; ăn nhiều lần cách nhau 1 giờ. Sau đó dần dần tăng số lượng cho đến khi không còn các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống gần như bình thường.
Trong trường hợp viêm dạ dày mãn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do sự tiêu hóa hấp thu kém, không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn cần phải cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: B12, acid folic, vitamin A, D, K, canxi, Fe, Zn, Mg.
Chế độ ăn 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: Bắt đầu điều trị cho người loét dạ dày. Chỉ nên ăn sữa, 1-2 giờ uống sữa một lần, mỗi lần chỉ khoảng 1/3-1/2 cốc (khoảng 100 ml). Tổng năng lượng chỉ cần khoảng 1.200 Kcal. Vài ngày sau dạ dày không thấy đau thì trộn thêm kem vào sữa để tăng thêm năng lượng.
Giai đoạn 2: Khi dạ dày hết đau thì ăn những đồ mềm nhuyễn như cháo, súp, mỗi lần 100 ml, sau đó tăng dần lên. Nên ăn 6 bữa/ngày, sau đó ăn các loại như cơm nếp, bánh mì, bánh quy, thịt cá nghiền nát. Khi ăn nên nhai kỹ để đồ ăn thấm nước trước khi nuốt.
Giai đoạn 3: Vẫn tiếp tục ăn 5-6 bữa/ngày, ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ.
Các triệu chứng, cách trị và phòng viêm dạ dày
“Đau dạ dày” như chúng ta thường gọi, có thể do nhiều nguyên nhân từ dạ dày hay ngoài dạ dày gây ra.
* Các triệu chứng của viêm dạ dày có thể bao gồm:
- Đau bụng, thường là phần trên của bụng, từ rốn trở lên đến phía dưới các xương sườn.
- Buồn nôn, đôi khi ói mửa.
- Chán ăn.
- Đầy hơi, ợ hơi, nặng bụng.
- Nếu bị nặng, đôi khi có thể ói ra máu hoặc đi cầu ra phân đen.
Khi bị đau dạ dày, khó tiêu, ngoài viêm dạ dày, còn có những nguyên nhân nào khác?
“Đau dạ dày” như chúng ta thường gọi, có thể do nhiều nguyên nhân từ dạ dày hay ngoài dạ dày gây ra. Các nguyên nhân có thể là:
Đau dạ dày do chức năng dạ dày bị rối loạn mà không do bệnh gì cả. Đây lại là nguyên nhân thường gặp nhất.
Các bệnh do rối loạn về cấu trúc hoặc sinh hóa của cơ thể, ví dụ:
- Loét dạ dày hoặc phần đầu của ruột non (được gọi là tá tràng)
- Bệnh trào ngược axit từ dạ dày lên phần trên của đường tiêu hóa.
- Đau do các bệnh đượng mật
- Đau kinh niên của thành bụng
- Ung thư dạ dày hay thực quản
- Rối loạn giảm co thắt của dạ dày
- Viêm tụy tạng (còn gọi là lá mía)
- Rối loạn hấp thu chất carbohydrate (ví dụ như các chất bột đường)
- Do thuốc
- Các loại u bướu của gan
- Bệnh thiếu máu đến ruột
- Các bệnh hệ thống, như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, tuyến cận giáp…
- Các bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột
- Các ung thư trong ổ bụng.
Các triệu chứng trong các trường hợp này có gì đặc biệt?
Một số triệu chứng điển hình của các rối loạn thường gặp, sẽ được kể sau đây. Tuy nhiên, cần nhớ là không phải lúc nào các triệu chứng cũng thật điển hình để giúp ta và thầy thuốc chẩn đoán bệnh. Do đó, vai trò của khám bệnh và các xét nghiệm cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán để bệnh được trị một cách thích hợp.
Đau dạ dày do chức năng dạ dày bị rối loạn mà không do bệnh gì cả. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra đau dạ dày. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể bị một hay nhiều trong số các triệu chứng đau dạ dày đã kể trên. Tuy nhiên các xét nghiệm thường không tìm ra nguyên nhân nào cả.
* Loét dạ dày hoặc phần đầu của ruột non (được gọi là tá tràng)
Một cách điển hình, loét tá tràng thường là loét lúc đói và khoảng 11 đến 2 giờ khuya, khi mà dạ dày tiết ra nhiều axit nhất. Ăn vào thường giúp giảm đau. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho thấy rằng chỉ có khoảng 50% những người bị loét tá tràng có triệu chứng điển hình kể trên.
Trong khi đó, ngược lại, loét dạ dày, theo một số tác giả, một cách điển hình, lại là đau tăng lên sau khi ăn. Tuy nhiên, có nghiên cứu cho thấy rằng có tới 20% những người bị loét tá tràng cũng có triệu chứng này.
* Bệnh trào ngược axit từ dạ dày lên phần trên của đường tiêu hóa
Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của bệnh này, bên cạnh các triệu chứng chung của “đau dạ dày”, là cảm giác nóng ở phần ngực và ợ chua.
* Đau do các bệnh đường mật
Một cách điển hình, đau trong trường hợp này thường xảy ra một cách cấp tính, thường ở vùng bụng trên hoặc phía trên bên phải bụng, thường kéo dài ít nhất là một tiếng đồng hồ. Cơn đau có thể lan ra sau lưng hay về phía xương bả vai, đi kèm với ói mửa, toát mồ hôi. Các cơn đau điển hình thường cách nhau từ vài tuần đến vài tháng.
* Đau kinh niên của thành bụng
Vì cơn đau đến từ thành bụng, nên thường không có các triệu chứng của đường ruột như đầy hơi, khó tiêu…, và thường có thể giảm đau chỉ bằng các thuốc giảm đau.
* Ung thư dạ dày hay thực quản
Đây là một nguyên nhân không thường gặp nhưng cần chú ý đến các triệu chứng báo động, vì khám phá bệnh càng sớm thì sẽ càng giảm được tỉ lệ tử vong. Dù rằng tỉ lệ tử vong của các bệnh ung thư này thường rất cao.
* Tuổi cao là một yếu tố báo động
Các triệu chứng báo động khác của ung thư này là: sụt cân không có nguyên nhân rõ ràng, ói mửa kéo dài, khó nuốt kéo dày và tệ dần đi, ói ra máu, thiếu máu, nhất là thiếu máu do thiếu sắt, sờ thấy khối u ở bụng, gia đình có người bị loại ung thư này, hoặc chính bản thân đã từng bị ung thư này, hoặc có tiền sử bị phẫu thuật dạ dày. Các triệu chứng này có thể là các triệu chứng của ung thư ở giai đoạn đã trễ.
Trong các giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể chỉ có triệu chứng khó tiêu. Tuy nhiên nếu khám phá được ung thư trong giai đoạn sớm, tỉ lệ sống sót sẽ được nâng lên nhiều.
Cần nhắc lại, không phải lúc nào các triệu chứng cũng giúp chẩn đoán được bệnh một cách chính xác, vai trò của việc khám bệnh và làm các xét nghiệm cũng đóng phần quan trọng.
Làm sao để chẩn đoán viêm dạ dày và biết được viêm dạ dày do nguyên nhân nào?
Để chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ sẽ phải hỏi triệu chứng bệnh cũng như các thói quen hàng ngày, như là số lượng rượu uống hàng ngày, các thuốc đang dùng … Sau đó bác sĩ sẽ phải khám bệnh, đặc biệt chú ý vùng bụng. Sau đó, có khi cần phải thử máu, chụp hình, đưa ống nội soi vào đường tiêu hóa trên để quan sát, lấy các tế bào để quan sát trên kính hiển vi…
Đưa ống nội soi vào soi dạ dày thường được làm khi:
- Kết quả khám bệnh và tìm máu trong phân tìm thấy các bất thường
- Thấy máu trong chất ói hoặc phân, hoặc đi cầu ra phân đen như hắc ín.
- Thử phân thấy có thành phần của máu
- Bị các triệu chứng bất thường như sụt cân, kiệt sức…
Cách điều trị viêm dạ dày?
Một trong những điều quan trọng nhất mà bác sĩ chú ý khi chẩn đoán và điều trị là tuổi của bệnh nhân. Ở người việt Nam, nguy cơ ung thư dạ dày có thể cao lên ở tuổi 45, 50. Và do đó, ở người trên lứa tuổi này, các phương pháp để có thể phát hiện sớm ung thư sẽ được chú ý hơn.
Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm dạ dày ở người Việt Nam là do vi trùng. Do đó, nếu có triệ chứng đau dạ dày, thử tìm vi trùng là điều nên làm. Và khi cần uống thuốc thì nên uống đủ thuốc và cố gắng uống đủ liều và thời gian. Nếu không, vi trùng sẽ rất dễ kháng thuốc, gây ra khó khăn trong việc điều trị, và bệnh cũng sẽ kéo dài, dễ có các biến chứng.
Khi nào có thể điều trị ở nhà? Và điều trị như thế nào?
Nếu bị nhẹ, ta có thử tự trị tại nhà bằng cách:
- Ngưng hút thuốc
- Ngưng tuyệt đối việc uống rượu trong lúc đang uống thuốc chữa bệnh, khi đã khỏi, nếu bỏ rượu luôn thì càng tốt, nếu không, chỉ uống một lon bia hay một ly rượu nhỏ mỗi ngày.
- Tránh các thức ăn làm cho triệu chứng nặng hơn. Các thức này thường là chất béo, cay và chua.
- Dùng thử các thuốc bán trên quầy không cần toa bác sĩ như là Maalox, Mylanta, Pepcid,...v.v
Các phương pháp này có thể giúp giảm triệu chứng trong vòng vài ngày, triệu chứng có thể giảm hẳn trong vòng một hay hai tuần.
Khi nào nên đi bác sĩ?
Nên đi bác sĩ nếu:
- Các triệu chứng dạ dày làm mất ăn, mất ngủ.
- Triệu chứng ảnh hưởng đến việc đi học, đi làm.
- Dùng các thuốc không cần toa hơn hai lần một tuần mà vẫn không bớt.
- Bị ói mửa, sụt cân, chán ăn.
- Các triệu chứng đi kèm với khó thở, hụt hơi, toát mồ hôi, hoặc đau lan lên hàm, cổ, hoặc ra cánh tay.
- Các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần
Cần phải đi bác sĩ hay đến bệnh viện ngay lập tức nếu:
- Bị đau bụng trầm trọng
- Có máu trong chất ói, phân, hoặc phân đen như hắc ín.
Phòng viêm dạ dày bằng cách nào?
Việc phòng bị nhiễm vi trùng rất khó, tuy nhiên vẫn có thể làm được nếu tránh các nguồn lây như đã kể lần trước.
Ngoài ra viêm dạ dày nói chung, có thể ít xảy ra hơn bằng cách:
- Không hút thuốc
- Không uống rượu. Nếu uống, thì chỉ uống vừa phải, tức là chỉ một lon bia, hay một chung rượu vang nhỏ mỗi ngày.
- Nếu dùng thuốc giảm đau, nếu thấy bao tử bị khó chịu, cần phải ngưng ngay lập tức, và gặp bác sĩ để kiểm soát xem có phải thuốc đang dùng có thể ảnh hưởng đến bao tử hay không.
Cách chữa đau dạ dày hiệu quả giúp bạn luôn tự tin mọi lúc mọi nơi
Để chữa viêm loét dạ dày và hành tá tràng, có thể lấy táo tàu 10 quả, hồng hoa 10 g, sắc lấy 200 ml nước, trộn đều với 60 g mật ong lúc thuốc còn nóng, uống vào sáng sớm khi đói bụng. Mỗi liệu trình kéo dài 7 ngày.
- Xương cá mực 30 g, thịt gà 150 g, gừng 2 nhánh, táo tàu 2 quả, tất cả cho nước vào ninh nhừ, ăn cả nước lẫn cái; có tác dụng chữa đau dạ dày, hành tá tràng do thừa axit.
- Nước ép cải bắp 250 g nấu sôi, uống trước bữa ăn ngày 2 lần, liên tục trong 10 ngày sẽ hết đau và lành dần vết loét ở dạ dày, hành tá tràng.
- Củ cải và ngó sen tươi lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 50 g; có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày.
- Mỗi ngày uống 100 mg vitamin E chia 3 lần, liên tục trong 2-3 tuần. Có thể kết hợp với việc uống mật ong 60 g và bột nghệ 30 g mỗi ngày.
- Khoai tây gọt bỏ vỏ, nghiền nát, lọc lấy nước, đun sôi để uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa to, liên tục trong 2-3 tuần.
- Lấy 15 hạt đinh hương nhét vào 1 quả lê đã khoét rỗng ở giữa, hầm chín để ăn. Thuốc có tác dụng chữa chứng hay nôn mửa và nấc do viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
Bệnh viêm dạ dày tá tràng cấp và mạn tính thường do các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi sau:
- Do dùng thuốc, nhất là các thuốc giảm đau như Aspirin, AINS…
- Do uống quá nhiều rượu.
- Do nhiễm xoắn khuẩn H.P.
- Do hoá chất.
- Do trào ngược dịch mật.
- Do căng thẳng kéo dài, stress..
- Do các bệnh tự miễn khác…
Bệnh có thể được chẩn đoán qua nội soi hoặc khi cần có thể sinh thiết, xét nghiệm tìm vi khuẩn H.P.
Tiến triển và tiên lượng: Bệnh thường lành tính, song việc điều trị đôi khi lại gặp rất nhiều khó khăn do tính chất bệnh dai dẳng làm tâm lý người bệnh lo âu, căng thẳng dẫn đến bệnh càng trở nên khó khỏi, thậm chí có những lúc còn cảm thấy nặng hơn. Do vậy ngoài việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị, thời gian điều trị, chế độ ăn uống, người bệnh cần có được một tinh thần thoải mái, chế độ dinh dưỡng phù hợp. Mặc dù bệnh diễn biến thường lành tính nhưng cũng có một tỷ lệ nhỏ nguy cơ dị sản biểu mô, có thể dẫn đến K hóa. Trong trường hợp của bạn, cần được nội soi sinh thiết và điều trị can thiệp sớm. Nếu trường hợp bệnh diễn biến không được khả quan mặc dù thời gian điều trị kéo dài, cần rà soát lại để tìm nguyên nhân thất bại như:
- Theo dõi điều trị không tốt.
- Vi khuẩn H.P kháng thuốc.
- Sử dụng các thuốc kháng viêm giảm đau bừa bãi, không đúng qui cách.
- Trong thời gian chữa bệnh thường dùng chất kích thích (thuốc lá, bia rượu, cà phê…).
- Kiểm tra lại chức năng tuyến giáp xem có bị cường chức năng tuyến giáp hay không, và các bệnh lý khác phối hợp như bệnh tự miễn, cơ địa dị ứng,..
- Kiểm tra xem có bị hội chứng trào ngược hay không?
- Quá trình điều trị có thường xuyên hay không, có điều trị duy trì theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ không?
Người bệnh cần chế độ ăn uống kiêng cữ các chất chua cay, kích thích; nên ăn mềm và không nên ăn quá no…; tránh các đồ ăn khó tiêu như chiên, rán, đồ ăn đóng hộp…Ngoài ra phải giữ cho tinh thần thoải mái, an tâm điều trị, công việc phù hợp, tránh căng thẳng stress…
Trong dân gian, nghệ và mật ong cũng được dùng để chữa các cơn đau dạ dày, bạn có thể dùng phối hợp được, song nên chọn nghệ và mật ong tốt, bảo đảm vệ sinh. Đặc biệt cần có niềm tin, tránh bi quan, chán nản thì việc chữa bệnh mới có tiến triển tốt được.
Quan niệm sai dẫn đến bệnh dạ dày
Những hiểu biết lệch lạc, sai lầm sẽ dẫn đến những biến chứng như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày...
Nhiều người sử dụng phương pháp dân gian như uống soda, ăn cơm cháy… để chữa bệnh dạ dày. Điều này không những làm bệnh lý trầm trọng hơn mà đôi khi còn gây ra hậu quả đáng tiếc.
Uống soda:bệnh càng thêm nặng!
Soda (xôđa) là đồ uống ngọt có gas, chuyên dùng giải khát. Do chứa nước và CO2, nên soda làm người ta có cảm giác giảm cơn khát. Bản chất sođa không có hại nhưng khi kết hợp với đường, phụ gia sẽ gây một số bất lợi cho cơ thể.
Soda với thành phần chính là bicarbonat natri có tác dụng tương tác với HCl, tạo nên những loại muối không được hấp thu hoặc ít hấp thu, do đó làm tăng pH dạ dày, hạn chế khả năng hoạt động của pepsin. Nói cách khác, chúng có thể làm trung hoà lượng axit trong dạ dày, dẫn tới làm dịu cơn đau dạ dày trong chốc lát. Tuy nhiên bicarbonat natri có khuynh hướng gây nhiễm kiềm toàn thân và chứa nhiều natri (hội chứng sữa – kiềm), đồng thời làm tăng tiết gastrin, dẫn đến HCl tiết nhiều hơn trước.
Vì vậy, càng dùng nhiều và kéo dài càng làm cho bệnh lý dạ dày thêm trầm trọng. Chưa kể, đồ uống có gas nếu dùng nhiều còn gây béo phì, đái đường, sỏi thận, loãng xương, tăng huyết áp…
Ăn cơm cháy vàng sậm: cảnh giác ung thư!
Theo y học cổ truyền, cơm cháy được coi là vị thuốc quý, vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí kiện tỳ, tiêu thực chỉ tả. Cơm cháy thường dùng chữa các chứng đau bụng do thức ăn chậm tiêu, tiêu hoá không tốt, chán ăn, tiêu chảy kéo dài... Từ đây, nhiều người đã tin rằng sử dụng cơm cháy lâu dài có thể chữa được chứng đau dạ dày kinh niên. Đặc biệt, cơm cháy càng nấu lâu, sậm màu thì càng chứa nhiều dược liệu (!?).
Kinh nghiệm trên đến nay chưa thấy có nghiên cứu khoa học nào kết luận. Nếu muốn ăn, có thể dùng thử loại cơm cháy vàng nhạt, tránh những miếng cơm cháy vàng sậm, đã dần ngả màu nâu đen. Bởi theo một số nghiên cứu khoa học, khi cơm hay các loại thức ăn khác (thịt, cá...) bị cháy đen là đã bị biến tính các hợp chất bên trong. Lúc này các protein bị bẻ gãy và phân huỷ, tạo ra các gốc hữu cơ độc. Ăn cơm cháy cháy đen sẽ sinh ra các chất lạ không thích ứng với sự phát triển tế bào cơ thể. Theo nguyên lý của bệnh ung thư, sự phát triển của các tế bào lạ trong cơ thể là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh hiểm nghèo này. Chưa kể cơm cháy được bán ngoài chợ hầu hết là làm cháy theo phương pháp nở gạo và chiên, dễ bị sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, gây nguy hiểm cho sức khoẻ.
Chỉ thử máu là đủ
Thử máu không thể cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng tổn thương bên trong dạ dày, bởi việc thử máu chỉ nhằm phát hiện bạn có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) hay không mà thôi. Do đó, để chẩn đoán chính xác cần phải nội soi dạ dày. Phương pháp này còn giúp xác định vị trí loét, kích cỡ loét cũng như lấy mẫu niêm mạc để làm sinh thiết.
Bệnh dạ dày không lây lan
Chúng ta thường nghĩ, bệnh dạ dày xuất hiện do ăn uống không hợp lý, stress, làm việc quá sức... và bệnh dạ dày thì không bị lây nhiễm. Tuy nhiên, quan điểm này cần được thay đổi vì nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh dạ dày là do vi khuẩn HP phát tán từ phân ra môi trường, sau đó xâm nhập vào thức ăn, nước uống để vào cơ thể người và gây bệnh. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy, vi khuẩn này có trong nước bọt, chân răng của người bệnh, do đó, thói quen mớm cơm cho trẻ là cơ hội lây truyền vi khuẩn HP.
Chỉ người lớn mới đau dạ dày
Nhiều người vẫn quan niệm chỉ người lớn mới đau dạ dày do ăn uống, sinh hoạt bừa bãi. Tuy nhiên, hiện bệnh này đang có xu hướng tăng ở trẻ em. Trẻ có thể bị bệnh dạ dày ngay từ tuổi mẫu giáo, thậm chí chỉ mấy tháng tuổi, trong đó độ tuổi hay gặp nhất là 10 - 14 tuổi.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ, nhưng chủ yếu vẫn là do ăn uống và stress. Ở trẻ lớn là do bị ép học quá nhiều, với trẻ nhỏ, lại là bị ép ăn. Cha mẹ thương con, thấy con ăn không đủ khẩu phần, ăn ít là ép con ăn cho bằng được rồi hay giục “ăn chậm quá, ăn nhanh lên”.
Điều này khiến bé luôn lo lắng khi ăn, không thấy ngon miệng nữa. Đau dạ dày là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ. Trong số những trẻ đến khám vì lý do đau bụng âm ỉ có hơn 50% là đau dạ dày. Khi trẻ than đau, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Thói quen ăn uống có tác động rất nhiều đến bệnh dạ dày. Vì vậy cần tạo thói quen ăn uống khoa học ngay từ khi còn nhỏ.
Trong ăn uống, chúng ta cần phải ăn chín uống sôi,ăn nhữngthực phẩm đã được rửa sạch (đặc biệt là rau sống).
Tránh bỏ bữa, ăn nhanh, nuốt vội, nhai không kỹ, ăn các thực phẩm làm kích thích dạ dày như quá cay, chua, nóng, ăn các món chiên xào có quá nhiều dầu mỡ, hút thuốc lá, uống rượu bia và các thức uống có cồn, uống nước có ga, uống nhiều cà phê hoặc các thức uống khác có nhiều caffein, ăn quá no vào bữa tối và gần giờ đi ngủ.
Tránh dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn, và tránh căng thẳng.
Khi điều trị bệnh đau dạ dày cần phải thay đổi các thói quen không tốt này để tăng hiệu quả điều trị.
Nhiều người bệnh đau dạ dày thường sử dụng nghệ đen trộn mật ong để uống và nghĩ rằng nghệ đen cũng giống nghệ vàng. Thật ra chúng có những tác dụng khác nhau.
Nghệ vàng, Curcuma longa, họ gừng, từ lâu được người dân dùng làm thuốc lợi mật, chữa viêm gan, vàng da, sỏi mật, viêm túi mật, đau dạ dày, huyết ứ sau khi sinh và làm hạ cholesterol máu. Nghệ vàng còn được dùng để chữa chảy máu cam, nôn ra máu…
Nghệ đen, còn gọi là nghệ xanh, nghệ tím, đông y gọi là nga truật, tên khoa học là Curcuma zedoaria. Về hình dạng cây rất giống nghệ vàng, nhưng chỉ khác là lá nghệ đen có màu tím đậm ở gân chính, còn lá nghệ vàng thì xanh. Để làm thuốc, người ta đào lấy củ rồi cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái lát, phơi khô, khi dùng thì tẩm giấm sao vàng. Củ có chứa nhiều tinh dầu.
Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị đắng, cay, mùi thơm hăng, tính ấm, tác dụng hành khí, thông huyết, tiêu thực, mạnh tì vị, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm, tiêu xơ.
Nghệ đen thường được dùng để chữa:
- Ung thư cổ tử cung và âm hộ, ung thư da, dùng dạng tinh dầu nguyên chất bôi tại chỗ mỗi ngày một lần.
- Đau bụng kinh, bế kinh, kinh không đều.
- Ăn không tiêu, đầy bụng, nôn mửa nước chua.
- Chữa các vết thâm tím trên da.
Theo công năng dược tính như trên thì nghệ đen không thể thay thế nghệ vàng được, tùy từng trường hợp có thể dùng riêng hay phối hợp hai loại với nhau để tăng tác dụng.
Tuy nhiên do tác dụng hoạt huyết phá ứ rất mạnh nên nghệ đen không được dùng cho phụ nữ có thai và những người hay bị rong kinh.
Dấu hiệu của bệnh thận
Thận là một trong những căn bệnh gây ra nhiều biến chứng phụ rất cao, do đó phải tìm ra dấu hiệu của bệnh càng sớm càng tốt trước khi quá muộn. Đau thận gây đau vùng hông, lưng, sát gần xương sườn, có thể gây sốt. Ngoài ra, sự thay đổi màu của nước tiểu cũng do bệnh tại thận.
Thận có chức năng lọc máu để thải chất độc tạo ra nước tiểu và tạo ra những nội tiết tố để điều hòa lượng nước tiểu và các ảnh hưởng đến huyết áp. Nước tiểu từ thận tạo ra rẽ theo hai ống dẫn là niệu quản, rồi chảy xuống bàng quang. Nước tiểu đọng lại đó vài tiếng đồng hồ rồi được đưa ra ngoài theo ống niệu đạo. Đối với nam giới, qua đường ống niệu đạo để ra ngoài còn có tinh dịch bao gồm tinh trùng do tinh hoàn sản xuất ra và các dịch của tuyến tiền liệt và túi tinh.
Các dấu hiệu của bệnh
Thông thường các bệnh nhân thường có dấu hiệu đau lưng liền kết luận bị sỏi thận. Tuy nhiên có 98% đau lưng không phải là do bệnh thận mà lại là do bệnh từ cột sống, lưng, thần kinh hoặc bệnh đau toàn thân. Các bệnh nhân bệnh cúm ngoài đau khắp mình thì vùng lưng đau dữ dội hơn. 2% đau lưng do bệnh thận thì chỉ có hơn 1% là do sỏi thận gây ra, còn lại là do viêm thận, bướu thận.
* Đau thận gây đau vùng hông lưng, sát gần xương sườn có thể kèm theo sốt.
* Đau sỏi thận, sỏi niệu quản gây ra những cơn đau dữ dội, đau từ sau lưng chạy xuống bộ phận sinh dục.
Các triệu chứng của đau lưng:
* Khi bệnh nhân đau ê ẩm, đau xuống chân thì là do đau thần kinh tọa, đau cột sống.
* Đau lưng sát gần xương chậu, đau nhói khi đứng dậy hay khiêng vác đồ nặng, cơn đau có thể lan xuống mông hoặc chân bên, đó cũng là do đau thần kinh tọa.
* Đau lưng do rễ thần kinh cũng thường tăng lên sau khi đi xe đạp hoặc xe máy trên một đoạn đường dài và xóc.
* Đau lưng bình thường do mệt mỏi xuất hiện sau một ngày làm việc mệt nhọc, công việc ngồi một chỗ, ít hoạt động, cảm giác ê ẩm lưng và toàn thân. Để hiểu rõ nguyên nhân của đau lưng, bác sĩ sẽ có những kiểm tra, khám nghiệm thận và cột sống của bệnh nhân. Nếu cần thiết có thể sẽ tiến hành thêm các khám nghiệm khác như siêu âm, chụp X-Quang, thử nước tiểu...
Xem nước tiểu đoán bệnh
Sự thay đổi mầu sắc và độ trong của nước tiểu có thể do ăn uống hoặc do một loại thuốc nào đó gây màu nước tiểu bị thay đổi. Một nguyên nhân khác là do bệnh tại thận vì đây là nơi sản xuất ra nước tiểu, hoặc tại bàng quang - ở nơi chứa nước tiểu. Màu nước tiểu bình thường có màu vàng từ nhạt tới hơi sẫm. Độ vàng tuỳ thuộc vào nồng độ chất mochorome trong nước tiểu. Đây là một chất thoái hóa của hemoglobin. Nếu cơ thể có ít nước cung cấp vào hoặc lao động nhiều mà không uống đủ nước thì nước tiểu có màu vàng sẫm. Có khi màu nước tiểu lại chỉ hơi đục đục, nhất là khi đi tiểu vào buổi sáng. Các hiện tượng này chứng tỏ rằng nước tiểu bị kềm hóa nhẹ nên các tinh thể nhất phát dễ đọng lại. Uống nhiều nước hoặc uống bổ sung 2 viên Chdoramonic vào buổi tối để nước tiểu trong lại. Màu nước tiểu còn có thể bị vẩn đục do nước tiểu có máu. Tốt nhất nên đi khám bác sỹ chuyên khoa, xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu, cấy dịch niệu đạo tìm vi trùng, làm siêu âm, chụp Xquang... để tìm ra nguyên nhân gây nên các triệu chứng trên. Sau khi tìm ra các nguyên nhân để từ đó có cách điều trị khác nhau và hiệu quả. Nếu có triệu chứng tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu són là những triệu chứng của bệnh tại bàng quang hay niệu đạo chứ không phải của bệnh do thận. Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm bàng quang ở phụ nữ và trẻ em, còn đối với nam giới là viêm niệu đạo, bướu tuyến tiền liệt, nhất là đối với bệnh nhân trên 50 tuổi.
Ảnh hưởng đến sinh lý?
Đôi khi người ta lầm tưởng rằng yếu sinh lý hoặc có bất kỳ những trục trặc nào trong chuyện tình dục đều là do suy thận. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy mà là do mạch máu đến bộ phận sinh dục bị hẹp tắc do thần kinh điều khiển tại chỗ hoặc trên não bị trục trặc. Chính vì vậy mà chẩn đoán và điều trị yếu sinh lý là một vấn đề tế nhị và phức tạp. Yếu sinh lý gồm các nhóm bệnh sau: rối loạn ham muốn (mất hoặc giảm ham muốn), rối loạn cương, rối loạn xuất tinh (có thể là xuất tinh sớm hoặc không xuất tinh), rối loạn cảm giác (không có khoái cảm hoặc bị đau khi lên đến đỉnh điểm), khả năng thụ thai thấp. Mỗi một nhóm bệnh lại được thành những nhóm nhỏ hơn, tương ứng với những bệnh khác nhau, mỗi bệnh có cách điều trị riêng. Các bệnh do suy thận cũng sẽ được chẩn đoán và điều trị theo kết quả của bác sĩ.
Như vậy, phù thận có thể do thận, bệnh thận cũng ít khi gây đau lưng, còn yếu sinh lý thì hoàn toàn không phải do thận yếu. Nếu không bị phù thì cách phòng bệnh thận tốt nhất hiện nay là uống nhiều nước, đặc biệt là khi làm việc ngoài nắng, trong môi trường nóng nực, tập thể thao, lao động nặng. Nếu trong sinh hoạt hàng ngày, cứ 6-7 tiếng mới thấy buồn đi tiểu và nước tiểu có mầu vàng sẫm thì chắc chắn cơ thể bạn chưa được cung cấp đủ nước. Vì vậy cần uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày.
10 triệu chứng biểu hiện suy thận
Rất nhiều người mắc bệnh thận mạn nhưng không biết, bởi vì những dầu hiệu ban đầu có thể là rất khó thấy. Có thể mất nhiều năm để bệnh thận mãn (tiếng anh viết tắt là CKD) tiến triển thành suy thận. Một số người mắc bệnh thận mãn sống đến hết đời của họ mà chưa từng tiến tới suy thận
Biểu hiện phù nề
Tuy nhiên, với nhiều người tại bất cứ giai đoạn nào của bệnh thận, thì hiểu biết về nó vẫn là tối ưu. Biết được các dấu hiệu của bệnh thận có thể giúp bạn có được cách điều trị tốt nhất. Nếu bạn hay một ai đó mà bạn biết có từ 1 triệu chứng trở nên trong số các triệu chứng của bệnh thận dưới đây, hay là khi bạn lo rằng bạn có vấn đề với thận của bạn, hãy đi khám bác sĩ để được xét nghiệm máu và nước tiểu. Hãy nhớ rằng, nhiều triệu chứng có thể không do bệnh thận gây nên. Nhưng cách duy nhất để biết nguyên nhân của các triệu chứng mà bạn đang có là đi khám bác sĩ
Triệu chứng thường thấy
Triệu chứng 1: Những thay đổi khi đi tiểu
Thận tạo ra nước tiểu, do vậy khi thận bị hỏng, có thể có những thay đổi đối với nước tiểu như sau:
- Bạn có thể phải thức dậy vào đêm để đi tiểu
- Nước tiểu có bọt hay có nhiều bong bóng. Bạn có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, hay lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt
- Số lần bạn đi tiểu ít hơn bình thường, hay lượng nước tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu tối.
- Nước tiểu của bạn có thể có máu
- Bạn có thể cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn
Dưới đây là môt tả của bệnh nhân:
“Khi bạn vào nhà vệ sinh nhiều hơn, bạn không thể đi tiểu hết. Và sau đó bạn vẫn cảm thấy giống như sự căng tức xuôi xuống dưới, thật sự là rất căng tức”
“Nước tiểu là thứ đầu tôi bắt đầu để ý đến. Sau đó tôi vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn và khi vào nhà vệ sinh, tôi không thể đi tiểu. Bạn nghĩ rằng bạn cần phải đi tiểu, nhưng khi vào đến nhà vệ sinh: kết quả là chỉ hai hay ba giọt mà thôi”
“Tôi đi tiểu ra máu. Nước tiểu có màu rất sẫm giống như màu nho. Và khi tôi tới bệnh viện khám, ở đó họ lại nghĩ rằng tôi nói dối về màu của nước tiểu”
Triệu chứng 2: Phù
Những quả thận bị hỏng không loại bỏ chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể bạn khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay
Mô tả của bệnh nhân
“Tôi nhớ rằng tôi bị phù rất nhiều ở cổ chân. Cổ chân của tôi to đến nỗi tôi không thể đi giày nữa”
“Với chị tôi, tóc cô ấy bắt đầu rụng, cô ấy gầy đi, nhưng mặt thì thực sự là căng phồng lên, bạn biết đấy mọi thứ cứ giống như vậy cho đến khi cô ấy phát hiện ra rằng cô ấy mắc bệnh”
“Đi làm việc vào một buổi sáng, cổ chân tôi sưng phồng lên, thực sự là phồng to, và tôi rất rất mệt khi đi bộ đến bến đỗ xe bus. Và lúc đó tôi biết rằng tôi phải đi khám bác sĩ”
Triệu chứng 3: Mệt mỏi
Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin (đọc là a-rith'-ro-po'-uh-tin), hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.
Khi thận bị hỏng (suy), chúng tạo ra ít erythropoietin hơn. Do vậy cơ thể bạn có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu. Và bệnh này có thể điều trị được.
Mô tả của bệnh nhân
“Tôi đột ngột cảm thấy mệt lả và không còn một chút tỉnh nào.”
“Tôi đã ngủ rất nhiều. Tan sở tôi về nhà và lên giường đi ngủ ngay”
“Nó như thể lúc nào bạn cũng cực kì mệt mỏi. Bị mệt, và sức khỏe của bạn như bị chảy đi hết thậm chí khi bạn chẳng làm gì cả”
Triệu chứng 4: ngứa/phát ban ở da
Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi mãu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ nặng.
Mô tả của bệnh nhân:
“Đó không hẳn chỉ là một trận ngứa ở da, mà nó chạy dọc xương. Tôi đã phải dùng bàn chải mà đào lên da thịt. Lưng của tôi rớm máu do bị cào quá nhiều.”
“Da tôi đã bị rách. Tôi đã rất ngứa và gãi rất nhiều”
Triệu chứng 5: Vị kim loại ở trong miệng/hơi thở có mùi amoniac
Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng có thể để ý thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa, hay bạn giảm cân bởi vì bạn cảm thấy không thích ăn
Mô tả của bệnh nhân
“Bạn sẽ cảm thấy có vị lợm ở trong mồm bạn, Gần giống như bạn vừa uống sắt vậy.”
“Bạn không còn thèm ăn như trước đây nữa”
“Trước khi tôi bắt đầu lọc máu, tôi đã giảm khoảng 10 pound trọng lượng”
Triệu chứng 6: Buồn nôn và nôn
Sự tích tụ dữ dội của các chất thải trong máu (chứng ure huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn có thể dẫn tới sút cân.
Mô tả của bệnh nhân
“tôi có rất nhiều cơn ngứa, và tôi bị nôn, nôn tất cả mọi thứ ra ngoài. Tôi không thể giữ bất cứ đồ ăn thức uống nào ở lại trong dạ dày cả.”
“khi tôi nôn, tôi không thể ăn, và lúc đó tôi đã có một thời gian khó khăn khi uống thuốc hạ huyết áp.”
Triệu chứng 7: Thở nông
Sự khó thở của bạn có thể có liên quan tới thận theo 2 cách sau, thứ nhất đó là chất lỏng dư thừa trong cơ thể của bạn tích tụ trong hai lá phổi. Và thứ hai, chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) có thể khiến cơ thể bạn đói oxy và sinh ra chứng thở nông
Mô tả của bệnh nhân
“những lúc tôi thở nông, điều đó sẽ làm tôi sợ hãi. Tôi nghĩ có lẽ tôi có thể ngã hoặc sẽ có cái gì đó xảy ra với tôi, do vậy thường thì tôi đi tìm một chỗ để ngồi trong chốc lát”
“ Tôi không thể ngủ vào ban đêm, tôi không thể thở được, nó giống như tôi bị chết chìm. Và, tôi không thể bước đi đâu được nữa. Điều đó thật là tệ”
“bạn đi lên tầng trên để dọn phòng và lúc đó bạn hết thở được nữa, hay khi bạn làm việc bạn trở nên mệt mỏi và bạn phải ngưng công việc lại”
Triệu chứng 8: cảm thấy ớn lạnh
Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lanh, thậm chí khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.
Mô tả của bệnh nhân:
“Tôi để ý thấy rằng thỉnh thoảng, tôi thực sự lanh, lúc đó tôi có những cơn rùng mình”
“Đôi khi tôi trở nên rất rất lạnh. Thời tiết lúc đó có thể nóng, và tôi thì vẫn lạnh”
Triệu chứng 9: Hoa mắt chóng mặt và mất tập trung
Thiếu máu liên quan đến suy thận nghĩa là não của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy nữa. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ, gây ra sự mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
Mô tả của bệnh nhân:
“Tôi nhớ là tôi đã đề cập với vợ tôi về trí nhớ của tôi rằng tôi không thể nhớ những gì tôi đã làm từ tuần trước, hay có thể là 2 hôm trước thôi. Tôi thực sự không thể tập trung, vì tôi thích chơi giải ô chữ và đọc nhiều, nhưng không thể tập trung được.”
“Tôi đã luôn luôn mệt mỏi và hoa mắt chóng mặt.”
“Tình trạng đó xấu tới độ, tôi đang làm việc, và thật đột ngột tôi hoa mắt chóng mặt. do vậy tôi đã nghĩ rằng có lẽ là huyết áp của tôi hay bệnh tiểu đường của tôi trở nên xấu đi. Đó là những gì mà tôi đã nghĩ”
Triệu chứng 10: đau chân/cạnh sườn
Một số người mắc các bệnh về thận có thể bị đau ở lưng hay sườn điều này là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, và đôi khi thì gan, cũng có thể gây đau.
Mô tả của bệnh nhân
“Khoảng 2 năm trước, tôi lúc nào cũng vào nhà vệ sinh, và phần thấp của lưng luôn luôn đau đớn, tôi tự hỏi vì sao lại có chuyện như vậy….các bác sĩ đã chuẩn đoán rắng đó là do các vấn đề ở thận”
“Và sau đó bạn phải thức dậy trong đêm, lúc đó bạn bị đau ở sườn và lưng, bạn không thể nhúc nhích được.”
“vào ban đêm, tôi hay bị đau vùng sườn. Nó còn tệ hơn là đau nhức do làm việc nặng.”
Biểu hiện của suy thận cấp
Nếu thấy các triệu chứng như: tiểu ít, tiểu nhiều, phù, vô niệu… hãy nghĩ đến bệnh suy thận.
Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng STC thể hoại tử ống thận: qua 4 giai đoạn
- Giai đoạn 1: 24 h, nước tiểu ít, vô niệu; can thiệp kịp thời có thể tránh sang giai đoạn 2.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn toàn phát:
+ Kéo dài 1-6 tuần, trung bình sau 7-14 ngày bệnh nhân sẽ đái trở lại
+ Thiểu, vô niệu, phù
+ Urê, creatinin tăng nhanh, rối loạn nước điện giải, tăng K+ máu
+ Toan chuyển hoá.
- Giai đoạn 3: đái trở lại, trung bình 5-7 ngày
+ Có lại nước tiểu, bắt đầu 200-300ml/24h, có thể đái 4-5lít/24h
+ Vẫn có các nguy cơ cao : tăng urê, kali máu, đái nhiều, mất nước, rối loạn điện giải.
- Giai đoạn 4: hồi phục
+ Tuỳ theo yếu tố bệnh nguyên, trung bình khoảng 4 tuần.
Cận lâm sàng
Xét nghiệm máu
- Nồng độ creatinin huyết tương
- Nồng độ ure huyết tương
- Điện giải đồ
- Khí máu
- Các xét nghiệm khác nhằm chẩn đoán phân biệt nguyên nhân:
+ Canxi máu: tăng canxi máu kèm theo suy thận cấp thường hướng tới nguyên nhân ác tính
+ Men Creatine kinase (CK): tiêu cơ vân
+ Bất thường về điện di miễn dịch: gợi ý nguyên nhân myeloma
+ Tăng bạch cầu ưa axit thường gợi ý nguyên nhân suy thận do viêm thận kẽ do dị ứng
2. Xét nghiệm nước tiểu: trụ HC, BC, tế bào ống thận, protein, điện giải, ure, creatinin niệu.
3. Các xét nghiệm khác: giúp tìm nguyên nhân
- Chụp Xquang bụng : tìm sỏi, xác định bóng thận
- Siêu âm bụng, CT-scan ổ bụng : xác định bệnh lý thận, mạch thận
- Sinh thiết thận: được thực hiện trong trường hợp suy thận cấp tại thận mà nguyên nhân chưa rõ ràng. Sinh thiết thận rất có giá trị trong trường hợp trên lâm sàng và xét nghiệm không nghĩ đến tổn thương do thiếu máu hoặc do độc thận và có thể đáp ứng nếu được điều trị đặc hiệu, ví dụ như viêm cầu thận, viêm mạch, hội chứng tan máu tăng ure huyết, xuất huyết giảm tiểu cầu tắc mạch, viêm thận kẽ do dị ứng.
Vai trò của gan và các dấu hiệu sớm biểu hiện suy giảm chức năng gan
Gan có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Gan giúp thanh lọc độc tố; chuyển hóa thức ăn và dự trữ nhiên liệu dưới nhiều dạng khác nhau; tổng hợp một số chất đạm, bài xuất mật, chất acid mỡ….
Do đó khi tế bào gan bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ quan khác trong cơ thể và bệnh gan thường là bệnh hiểm nghèo.
Các dấu hiệu sớm của giảm chức năng gan như:
- Rối loạn giấc ngủ, tâm thần, mệt mỏi hoặc giảm khả năng chịu đựng, mất sự ham muốn và khả năng tình dục...
- Cảm giác chán ăn, đầy hơi khó tiêu do khả năng bài tiết mật giảm.
- Da hay nổi mụn nhọt, nám da, xạm da, hay bị dị ứng, theo Đông y là do chức năng tiêu độc của gan tiệu suy giảm...
- Vàng da, vàng mắt, tiểu vàng sậm là triệu chứng sớm của viêm gan, tắc mật, sỏi ống mật chủ...
Giải pháp:
- Ăn uống hợp lý:
+ Lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể qua các bữa ăn hàng ngày phải đảm bảo sự cân bằng về vitamin, prôtêin và các khoáng chất thiết yếu.
+ Nên hạn chế ăn các loại thức ăn đã được chế biến sẵn.
+ Bia, rượu, cà phê, đồ ăn cay, chua cũng là những loại thực phẩm cần hạn chế sử dụng. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm “giảm tuổi thọ” của gan. Những người bệnh gan nên kiêng rượu hoàn toàn. Không nên hút thuốc lá vì làm tăng nguy cơ ung thư gan và làm tăng thêm độc tính có hại cho gan.
- Ngủ sớm và đúng giờ:
+ Hãy tập cho mình thói quen ngủ sớm và ngủ đúng giờ. Tốt nhất, hãy đi ngủ trước 23 giờ. Ngủ sớm giúp máu trong cơ thể có đủ thời gian trở về gan và giải độc cho gan.
- Uống nhiều nước: Tăng tác dụng giải độc cho gan.
- Sử dụng các thảo dược có công năng bảo vệ gan: Hiện nay thức ăn có quá nhiều độc tố và môi trường bị ô nhiễm nên cần phải sử dụng các bài thuốc có tác dụng giải độc bảo vệ tế bào gan, thường thuốc từ thảo dược an toàn ít tác dụng phụ.
+ Diệp hạ châu: Có tác dụng trong điều trị sỏi thận, sỏi mật, khôi phục chức năng gan và giải độc cơ thể. Ngoài ra, diệp hạ châu còn có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan cấp, mãn tính.
+ Actiso: Chuyên trị các bệnh về gan như viêm gan mãn tính, da vàng, chức năng gan suy giảm, người luôn mệt mỏi, miệng đắng, chán ăn, tiểu tiện khó, tiểu nhắt, mụn trên mặt, miệng lưỡi đắng, nhiều bợn trắng đóng ở lưỡi gây hôi miệng.
+ Biển súc: Giúp lợi tiểu, lợi mật, hạ áp.
+ Bìm bìm biếc (kiên ngưu tử): Có tác dụng thông lợi đại tiểu tiện không thông, chữa bệnh mụn trứng cá, tàn nhang.
Các dược liệu trên có thể sử dụng hằng ngày với liều lượng thích hợp có tác dụng giải độc, bảo vệ gan, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm gan cấp, mãn tính, đặc biệt là những người thường xuyên phải uống rượu bia, loại trừ mụn, giúp da mịn, hồng hào mà lại hoàn toàn không có tác dụng phụ.
Hội chứng suy chức năng gan
Gan có rất nhiều chức năng độc lập và phối hợp, gan lại có khả năng bù trừ tốt, nên các biểu hiện suy chức năng gan có khi rất kín đáo hoặc xuất hiện muộn. Biểu hiện chính như sau :
Triệu chứng lâm sàng :
-Rối loạn tiêu hoá : chán ăn, sợ mỡ, táo lỏng thất thường, đầy bụng, chướng hơi.
-Phù nề lúc đầu kín đáo ở 2 chi dưới, sau nặng dần, phù toàn thân và lúc này thường đi đôi với cổ trướng to.
-Xuất huyết dưới da, niêm mạc như : chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da thành từng đốm, hoặc chảy máu nhân các vòng nối của tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch trực tràng bị vỡ. Nguyên nhân của xuất huyết chủ yếu là gan suy không tổng hợp đủ prothrombin, không hấp thu đủ vitamin K, là loại tan trong mỡ, và thành mạch giảm bền vững. Ngoài xuất huyết còn có các sao mạch ở trán, ở má, ở cổ, ở ngực, ở vai, v.v…. do các vi mạch bị giãn nở. Có mô út, mô cái, mô các ngón tay bị đỏ từng đám nhỏ nên được gọi là bàn tay son.
-Vàng da thường nhẹ, trừ xơ gan mật hoặc giai đoạn muộn của xơ gan, triệu chứng vàng da tăng lên vào các đợt tiến triển của xơ gan. Nguyên nhân của vàng da không phải do gan sản sinh mật thừa dư, mà chính là các ống mật bị chèn ép bởi các giải xơ và bilirubin gián tiếp không được gan glycuro hợp gây nên, hơn nữa trong bệnh xơ gan còn có huyết tán nhất là khi có cường lách đi kèm. Riêng xơ gan mật thì triệu chứng vàng da tắc mật bao giờ cũng có trong tiền sử, đến giai đoạn gan đã xơ thì triệu chứng này lại rõ hơn các loại xơ gan khác.
-Các rối loạn chuyển hoá glucid, protid và lipid, các rối loạn nội tiết gây ra một số triệu chứng sau :
+Có lúc bị hạ glucoza máu biểu hiện bằng người bải hoải, trương lực cơ giảm, toát mồ hôi lạnh, mạch nhanh, thân nhiệt giảm đôi khi dẫn tới hôn mê hạ đường huyết.
+Gầy còm, thiếu máu, sức lao động giảm.
+Da khô bong vảy, lông tóc mỏng gẫy rụng.
+Trí nhớ giảm, trí năng kém, ngày ngủ gà, đêm mất ngủ.
+Giảm tình dục : nữ rối loạn hoặc mất kinh nguyệt, teo tuyến vú; nam teo tinh hoàn, phát triển tuyến vú.
-Vào giai đoạn muộn, khi chức năng gan bị suy giảm nặng nề, các sản phẩm độc trong máu tăng cao, các chất dẫn truyền thần kinh giả xuất hiện, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng trí năng giảm dần đến hôn mê – hôn mê gan.
Triệu chứng cận lâm sàng :
-3 giòng máu đều giảm, nhất là giòng hồng cầu và tiểu cầu. Nếu có cường lách thì sự suy giảm số lượng của 3 giòng máu và hồng cầu lưới điển hình hơn.
-Albumin máu giảm dưới 7g/lít.
-Globulin máu tăng nhất là gamma globulin làm tỷ lệ A/G hạ dưới 1.
-Prothrombin máu hạ dưới 75%, thời gian Quick kéo dài trên 12 giây.
-Cholesterol ester giảm dưới 65% của cholesterol toàn phần.
-Nghiệm pháp BSP dương tính, sau 45 phút còn hơn 15%.
-Hồng bengale phóng xạ dương tính.
-NH3 tăng – Urê cũng có xu hướng tăng trong máu vì kém được bài tiết ra.
HỘI CHỨNG GAN THẬN
Hội chứng gan thận (Hepatorenal syndrome – HRS) là tình trạng suy thận tiến triển - một biến chứng nặng của bệnh gan giai đoạn cuối, gặp chủ yếu ở bệnh nhân xơ gan cổ trướng tiến triển có rối loạn chức năng tuần hoàn nặng, ngoài ra có thể thấy ở suy gan cấp. Theo định nghĩa mới theo hội nghị của Câu lạc bộ cổ trướng Quốc tế năm 2007, HRS là một hội chứng có thể đảo ngược được, đặc trưng bởi tình trạng suy giảm chức năng thận do sự thay đổi đáng kể chức năng tuần hoàn, hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm và hệ renin-angiotensin. Mặc dù là tổn thương chức năng, HRS lại có tiên lượng rất tồi và điều trị hiệu quả duy nhất là ghép gan [1].
HRS có 2 typ. HRS typ 1 đặc trưng bởi tình trạng suy thận tiến triển nhanh, nghĩa là tăng gấp đôi nồng độ creatinin huyết thanh ban đầu lên mức trên 226μmol/L trong vòng 2 tuần. HRS typ 1 có thể xuất hiện tự phát, nhưng thường sau các yếu tố thúc đẩy, đặc biệt là nhiễm trùng dịch cổ trướng. Tiên lượng của HRS typ 1 là rất tồi.
HRS typ 2 là tình trạng suy thận tiến triển ở mức độ trung bình, nồng độ creatinin huyết thanh từ 133 – 226μmol/L, thường tiến triển tự phát nhưng cũng có thể xuất hiện sau các yếu tố thúc đẩy. HRS typ 2 điển hình thường kèm cổ trướng dai dẳng. Tiên lượng sống của bệnh nhân HRS typ 2 thường ngắn hơn bệnh nhân xơ gan không có suy thận nhưng tốt hơn HRS typ 1.
SINH LÝ BỆNH
HRS là tình trạng suy thận chức năng, được chứng minh bởi các bằng chứng sau: (1) mô bệnh học nhu mô thận bình thường, (2) có thể lấy thận ở bệnh nhân HRS ghép tạng, tiến triển bình thường và (3) HRS có thể đảo ngược sau khi ghép gan [2]. Tình trạng bất thường chức năng thận nói chung và HRS nói riêng ở bệnh nhân xơ gan là một quá trình diễn biến qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: giảm bài tiết Natri niệu ở xơ gan còn bù
Bất thường chức năng thận xuất hiện đầu tiên ở bệnh nhân xơ gan là giảm khả năng bài tiết Natri, bất thường này xuất hiện trước khi tiến triển có dịch cổ trướng. Trong giai đoạn này, bệnh nhân có sự tưới máu thận, mức lọc cầu thận, cân bằng nước tự do bình thường và còn khả năng đào thải Na từ chế độ ăn. Tuy nhiên khả năng bài tiết natri đã giảm một cách kín đáo, nghĩa là giảm đáp ứng thải natri niệu khi có tăng đột ngột Natri vào cơ thể (ví dụ sau truyền dung dịch có Natri). Một biểu hiện khác là giảm khả năng thải Na niệu khi thay đổi tư thế: bài tiết Natri niệu giảm khi đứng thẳng và tăng hơn khi nằm so với người bình thường. Ngoài ra, bệnh nhân xơ gan giai đoạn này còn có tình trạng tăng thể tích plasma, gợi ý tình trạng giữ Natri. Những bất thường này xuất hiện ở bệnh nhân có tăng áp lực tĩnh mạch cửa và sức kháng tuần hoàn ngoại vi thấp, điều này cho thấy có sự liên quan với tình trạng suy giảm chức năng tuần hoàn. Cụm từ xơ gan tiền cổ trướng (preascitic cirrhosis) được dùng cho giai đoạn này của bệnh, mặc dù không có nghiên cứu nào chỉ ra tình trạng sắp hình thành dịch cổ trướng. Khả năng đào thải Natri của thận ở bệnh nhân xơ gan còn bù đang ở mức giới hạn và những bệnh nhân này có thể hình thành cổ trướng khi có yếu tố thúc đẩy tăng lượng Natri vào hoặc suy giảm đào thải Natri niệu.
Giai đoạn 2: giữ Natri không có hoạt hóa hệ rennin – angiotensin – aldosterone và hệ thần kinh giao cảm
Cùng với sự tiến triển của bệnh, bệnh nhân không thể đào thải lượng Natri nhập vào cơ thể hàng ngày. Natri bị giữ lại sẽ gây giữ nước ở mô kẽ và tích lũy dịch ở trong khoang bụng, hình thành cổ trướng. Bài tiết Natri niệu mặc dù giảm, nhưng thường cao hơn mức 10mEq/ ngày, và ở một số bệnh nhân là khoảng 50 – 90mEq / ngày. Do nguyên nhân chính là mất cân bằng Natri vào – ra nên điều trị dịch cổ trướng ở giai đoạn này có thể chỉ bằng hạn chế Natri trong chế độ ăn. Trong giai đoạn này, sự tưới máu thận, mức lọc cầu thận, khả năng đào thải nước tự do, hoạt độ renin huyết thanh và nồng độ hormon kháng bài niệu huyết thanh vẫn ở mức bình thường và có sự tăng nồng độ các peptid natriuretic (ANP và BNP) và hormon natriuretic trong huyết thanh. Điều này cho thấy có tình trạng suy giảm chức năng tuần hoàn, mặc dù ở mức độ lớn hơn so với giai đoạn xơ gan còn bù không cổ trướng, nhưng vẫn chưa đủ đủ để kích thích hệ thần kinh giao cảm và hệ thống rennin- angiotensin- aldosterone.
Giai đoạn 3: kích thích hệ thống co mạch nội sinh nhưng sự tưới máu thận và mức lọc cầu thận vẫn được bảo tồn
Khi tình trạng giữ muối nước nhiều hơn (mức đào thải Natri niệu dưới 10mEq/ ngày), sẽ kích thích tăng hoạt động renin huyết thanh và tăng nồng độ aldosterone và norepinephrine huyết thanh. Aldosterone làm tăng hấp thu Natri ở ống lượn xa và ống góp. Ngược lại hoạt động thần kinh giao cảm ở thận kích thích tái hấp thu Natri ở ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa. Vì thế tình trạng giữ Natri ở giai đoạn này do tăng tái hấp thu ở toàn bộ nephron.
Thể tích tuần hoàn, cung lượng tim và sức cản mạch máu ngoại vi ở những bệnh nhân này không thay đổi so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, rối loạn chức năng tuần hoàn thì rõ hơn bởi vì có sự tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và hệ thống renin-angiotensin để cố gắng duy trì sự ổn định của hệ tuần hoàn. Huyết áp động mạch ở giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào sự tăng hoạt động của renin-angiotensine, hệ thần kinh giao cảm và hormon kháng bài niệu. Việc sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến hệ thống này (saralasin, losartan, thuốc ức chế men chuyển, clonidine và các thuốc đối kháng vasopressin VI) có thể dẫn đến hạ huyết áp và suy thận.
Mặc dù angiotensin II, norephinephrine và hormon kháng bài niệu có tác dụng co mạch thận mạnh, ở giai đoạn này, sự tưới máu thận và mức lọc cầu thận vẫn bình thường hoặc chỉ giảm ở mức trung bình vì tác dụng của các chất này trên tuần hoàn thận bị đối kháng bởi hệ thống giãn mạch tại thận, đặc biệt là prostaglandin. Khi xơ gan, tình trạng tưới máu thận và mức lọc cầu thận phụ thuộc phần lớn vào khả năng thận sản xuất các prostaglandin, vì thế suy thận có thể xuất hiện ở giai đoạn này nếu như các prostaglandin ở thận bị ức chế bởi thuốc NSAIDs. Các hệ thống giãn mạch khác có thể giúp duy trì chức năng thận ở giai đoạn này là nitric oxide và các peptid natriuretic. Khả năng bài tiết nước tự do của thận ở giai đoạn này giảm, do nồng độ cao hormon kháng bài niệu trong huyết thanh. Tuy nhiên, chỉ có vài bệnh nhân có giảm nồng độ Natri máu nặng do hiệu quả của hormon kháng bài niệu bị đối kháng bởi prostaglandin E2 do thận sản xuất.
Giai đoạn 4: sự xuất hiện của hội chứng gan thận typ 2
HRS typ 2 xuất hiện ở giai đoạn tiến triển của xơ gan, khi có sự suy giảm chức năng tuần hoàn nặng. Bệnh nhân HRS typ 2 có nồng độ renin, aldosterine, norepinephrine và hormon kháng bài niệu trong huyết thanh rất cao; huyết áp động mạch giảm đáng kể và nhịp tim tăng. Sức kháng động mạch tăng không chỉ ở thận mà còn ở các cơ quan khác như não, cơ và da, điều này chỉ ra có tình trạng co mạch hệ thống để bù lại sự giãn động mạch nội tạng. HRS typ 2 thường do hoạt động quá mức của hệ thống co mạch nội sinh, hoạt động này vượt quá cơ chế giãn mạch tại thận.
Mức độ giữ Natri ở HRS typ 2 là rất lớn. Các bệnh nhân có biểu hiện giảm mức lọc Natri và tăng tái hấp thu Natri ở ống lượn gần. Sự vận chuyển Natri tới ống lượn xa là rất thấp, mà ống lượn xa lại là vị trí tác dụng của thuốc lợi tiểu. Vì thế các bệnh nhân này không đáp ứng với thuốc lợi tiểu và biểu hiện tình trạng cổ trướng kháng trị. Mức lọc nước tự do giảm đáng kể và hầu hết bệnh nhân biểu hiện gỉảm nồng độ Natri máu nặng. Tiến triển bệnh nhân có HRS typ 2 rất xấu, với tỷ lệ sống 5 tháng và 1 năm sau khi xuất hiện suy thận là 50% và 20%.
Giai đoạn 5: tiến triển hội chứng gan thận typ 1
Mặc dù hội chứng gan thận typ 1 có thể diễn biến tự phát, nhưng nó thường xuất hiện sau một yếu tố thúc đẩy, như tình trạng nhiễm trùng nặng, viêm gan cấp trên nền gan xơ (do hoại tử, do rượu, do độc chất hoặc do virus), bệnh nhân trải qua một phẫu thuật lớn hoặc xuất huyết tiêu hóa nặng. Bệnh nhân HRS typ 2 đặc biệt có nguy cơ xuất hiện HRS typ 1, mặc dù HRS typ 1 có thể xuất hiện ở bệnh nhân không có HRS typ 2 trước đó. Tiên lượng HRS typ 1 rất tồi: 80% tử vong trong vòng 1 tuần sau khi khởi phát HRS. Bệnh nhân tử vong trong tình trạng suy gan, thận, suy tuần hoàn tiến tiển và hội chứng não gan.
30% bệnh nhân nhiễm trùng dịch cổ trướng sẽ tiến triển HRS typ 1. Hai yếu tố dự báo sự xuất hiện HRS typ 1 ở bệnh nhân nhiễm trùng dịch cổ trướng là có tăng nồng độ creatinin huyết thanh trước khi nhiễm trùng và đáp ứng viêm mạnh trong ổ bụng (biểu hiện bằng số lượng bạch cầu đa nhân trung tính trong dịch cổ trướng cao và nồng độ các cytokine (yếu tố hoại tử u TNF-α và interleukin 6) tăng cao trong dịch cổ trướng) [3].
HRS typ 1 có thể tiến triển mặc dù tình trạng nhiễm trùng dịch cổ trướng đáp ứng nhanh với sử dụng thuốc kháng sinh vì HRS typ 1 xuất hiện khi có tình trạng suy giảm nặng chức năng tuần hoàn. Nghiên cứu đánh giá tình trạng huyết động và chức năng thận ở bệnh nhân nhiễm trùng dịch cổ trướng tại thời điểm chẩn đoán và 1 tuần sau thấy, mặc dù tình trạng nhiễm khuẩn được khống chế ở hầu hết các bệnh nhân, nhưng HRS tiến triển do liên quan đến tình trạng giảm đáng kể cung lượng tim. Cùng với tình trạng giãn động mạch nội tạng, giảm cung lượng tim dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn động mạch hiệu dụng. Việc điều trị bù lại thể tích tuần hoàn bằng truyền albumin tại thời điểm chẩn đoán nhiễm trùng có thể làm giảm trên 60% tỷ lệ suy thận và tử vong trong bệnh viện ở bệnh nhân nhiễm trùng dịch cổ trướng.
Diễn biến tự nhiên của HRS typ 1 liên quan nhiều đến tình trạng suy giảm nhanh chóng chức năng tuần hoàn hệ thống cũng như là sự thay đổi trong cơ chế giãn mạch tại thận. Thận sản xuất ra các chất giãn mạch, như các prostaglandin và NO, các chất này làm giảm tác dụng của hệ thống co mạch nội sinh trên sự tưới máu thận và mức lọc cầu thận. Khi có sự giảm tưới máu thận, việc tổng hợp các chất giãn mạch có thể suy giảm. Tiến triển HRS typ 1 là có liên quan đến giảm sản xuất các chất đối kháng với sự hoạt động quá mức của hệ renin-angiotensine, hệ thần kinh giao cảm và hormon kháng bài niệu. Mặt khác việc hoại tử nhu mô thận do giảm tưới máu sẽ kích thích tổng hợp tại thận các chất co mạch như angiotensin II và adenosine. Có thể coi như HRS typ 1 được khởi đầu bằng sự suy giảm đột ngột chức năng tuần hoàn xảy ra trên bệnh nhân đã có giảm chức năng tuần hoàn trước đó nhưng còn bù, dẫn đến hoại tử thiếu máu thận, tăng sản xuất các chất co mạch tại thận, giảm tổng hợp các chất giãn mạch thận và hậu quả cuối cùng càng làm thiếu máu thận. Vòng xoắn bệnh lý này ngày càng làm suy giảm chức năng thận. Việc truyền kéo dài 1- 2 tuần albumin đường tĩnh mạch và các chất co mạch (ornipressin, noradrenaline) làm cải thiện chức năng tuần hoàn và làm giảm hoạt động renin huyết thanh, nồng độ norepinephrine xuống mức bình thường hoặc gần bình thường trong 2 -3 ngày đầu điều trị, tuy nhiên mức lọc cầu thận thì vẫn có thể không tăng được sau 1 – 2 tuần điều trị; điều này cho thấy vẫn còn một khoảng cách lớn giữa việc bình thường chức năng tuần hoàn hệ thống với sự cải thiện tưới máu thận và chức năng thận. Khi HRS đã được cải thiện sau khi bồi phục thể tích tuần hoàn bằng albumin và sử dụng các thuốc co mạch, HRS thường không tái xuất hiện sau khi dừng điều trị; điều này gợi ý tình trạng suy thận tiến triển nhanh là do hậu quả của các yếu tố thúc đẩy khác hơn là do bản thân tình trạng suy gan.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM
HRS là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân xơ gan. Bệnh nhân xơ gan có cổ trướng, nguy cơ xuất hiện hội chứng gan thận là 18% trong 1 năm đầu và tăng tới 40% sau 5 năm [3]. Các biểu hiện lâm sàng bao gồm các triệu chứng liên quan đến tình trạng suy gan, suy thận và suy tuần hoàn.
Suy thận có thể khởi phát một cách nhanh chóng hoặc từ từ, thường kèm theo có cổ trướng, phù và hạ Natri máu do pha loãng. HRS có thể xuất hiện theo 2 bệnh cảnh lâm sàng, tùy thuộc vào mức độ và cách khởi phát suy thận. HRS typ 1 là tình trạng suy thận tiến triển nhanh với thiểu hoặc vô niệu và tăng nhanh nồng độ ure và creatinin huyết thanh. Mức tăng creatinin huyết thanh thường không cao như bệnh nhân suy thận cấp không có xơ gan ở cùng một mức độ giảm mức lọc cầu thận (do giảm sản xuất creatinin nội sinh thứ phát do giảm khối lượng cơ ở bệnh nhân xơ gan). HRS typ 1 có tiên lượng sống rất kém, thời gian sống thêm trung bình chỉ khoảng 2 tuần [3].
HRS typ 2 là tình trạng giảm mức lọc cầu thận từ từ và nhẹ hơn, không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của HRS typ 1. Bệnh nhân thường có biểu hiện lâm sàng tốt hơn HRS typ 1 và thời gian sống thêm dài hơn. Bệnh cảnh lâm sàng nổi bật là tình trạng cổ trướng dai dẳng không đáp ứng với điều trị [3].
Tăng nồng độ K máu tự phát thì không thường gặp (so với suy thận cấp ở bệnh nhân không xơ gan), tuy nhiên tăng K máu có thể gặp khi bệnh nhân có dùng thuốc lợi tiểu kháng aldosterone, đặc biệt ở HRS typ 1. Nhiễm toan chuyển hóa nặng, phù phổi cấp (các biến chứng thường gặp của suy thận cấp ở bệnh nhân không xơ gan) thì hiếm gặp ở bệnh nhân HRS [3].
Vì HRS là tình trạng suy thận chức năng nên xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu sẽ biểu hiện tình trạng suy thận trước thận, ví dụ như giảm nồng độ Na niệu, tăng áp lực thẩm thấu niệu và tăng tỷ lệ áp lực thẩm thấu niệu/ áp lực thẩm thấu máu [3].
Tình trạng suy tuần hoàn ở bệnh nhân HRS đặc trưng bởi giảm huyết áp động mạch (phần lớn bệnh nhân có huyết áp động mạch trung bình trong khoảng 60 – 80mmHg) và giảm tổng sức kháng mạch hệ thống (total systemic vascular resistance) bất chấp tình trạng co mạch ở vài giường mạch máu. Ngoài ra có thể có thêm tình trạng giảm cung lượng tim, đặc biệt ở HRS typ 1 [3].
Nhóm triệu chứng lâm sàng thứ 3 ở HRS liên quan đến tình trạng suy gan. Phần lớn bệnh nhân có tình trạng suy gan tiến triển, cụ thể là vàng da, rối loạn đông máu, suy dinh dưỡng và hội chứng não – gan. Đôi khi bệnh nhân HRS có thể chỉ suy gan ở mức trung bình, tuy nhiên nhìn chung, bệnh nhân HRS typ 1 có mức độ suy gan nặng hơn typ 2. Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan như bilirubin, albumin, tỷ lệ prothrombin hoặc thang điểm Child Pugh có thể giúp tiên lượng tình trạng xơ gan nhưng lại không giúp tiên lượng được nguy cơ hội chứng gan thận [2].
CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẦY
HRS xuất hiện chủ yếu ở bệnh nhân xơ gan tiến triển, nhưng có thể gặp ở suy gan cấp. HRS có thể xuất hiện tự phát hoặc sau yếu tố thúc đẩy, như nhiễm khuẩn (đặc biệt là nhiễm trùng dịch cổ trướng), chọc tháo dịch ổ bụng số lượng lớn mà không bù đủ thể tích tuần hoàn, dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid, các thuốc độc với thận hoặc sau phẫu thuật lớn [2].
Nhiễm trùng dịch cổ trướng là nguyên nhân nhiễm khuẩn thường gặp thúc đẩy xuất hiện HRS. Khoảng 30% bệnh nhân nhiễm trùng dịch cổ trướng có tiến triển suy giảm chức năng thận (có thể không phải là HRS đầy đủ) mà không liên quan đến việc sử dụng các thuốc kháng sinh độc với thận hoặc do trụy mạch [2,3]. Tình trạng suy thận này có thể khởi đầu là suy thận chức năng do giảm thể tích tuần hoàn hiệu dụng. Khoảng 1/3 số bệnh nhân, tình trạng suy thận có thể đảo ngược sau khi khống chế được tình trạng nhiễm trùng; tuy nhiên 2/3 số bệnh nhân còn lại sẽ tiến triển suy thận đáp ứng đủ tiêu chuẩn của HRS (phần lớn là typ 1) [3]. Bệnh nhân tiến triển HRS typ 1 sau nhiễm trùng dịch cổ trướng có tiên lượng rất tồi, với tỷ lệ tử vong trong bệnh viện gần 100% [3]. Truyền albumin ngay sau khi chẩn đoán nhiễm trùng dịch cổ trướng giúp ngăn ngừa tiến triển HRS và cải thiện được khả năng sống ở bệnh nhân xơ gan có nhiễm trùng dịch cổ trướng. Nhiễm trùng dịch cổ trướng có kèm nhiễm khuẩn huyết làm tăng tỷ lệ HRS cao hơn nữa. Tỷ lệ HRS thấp hơn ở các trường hợp nhiễm trùng khác, như là viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu…
HRS đã được ghi nhận ở bệnh nhân sau chọc tháo dịch màng bụng mà không bù lại thể tích tuần hoàn, mặc dù không thường gặp. Vì thế người ta khuyến cáo nếu tiến hành chọc tháo dịch màng bụng số lượng lớn, nên điều trị thêm bằng truyền albumin đường tĩnh mạch.
Xuất huyết tiêu hóa, điều trị lợi tiểu quá mức hoặc ỉa chảy có thể dẫn đến hội chứng gan thận, tuy nhiên thường là dẫn đến tình trạng suy thận trước thận hoặc đôi khi hoại tử ống thận cấp [2].
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán hội chứng gan thận hiện nay dựa vào một số tiêu chuẩn chẩn đoán (xem phần dưới). Nồng độ creatinin huyết thanh tối thiểu để chẩn đoán là 1.5mg/dl (133μmol/L) vì đa số bệnh nhân xơ gan có nồng độ creatinine lớn hơn 1.5mg/dl có mức lọc cầu thận dưới 30ml/ phút. Nếu bệnh nhân có sử dụng lợi tiểu, nồng độ creatinin huyết thanh nên được làm lại sau khi bệnh nhân dừng lợi tiểu vì một số bệnh nhân có thể tăng nhẹ nồng độ creatinin huyết thanh trong quá trình điều trị lợi tiểu do giảm thể tích tuần hoàn.
Trong khi không có một xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu sẵn có để chẩn đoán HRS và bệnh nhân xơ gan tiến triển có thể có suy thận do các nguyên nhân khác (suy thận trước thận do giảm thể tích tuần hoàn, hoại tử ống thận cấp, tổn thương thận do thuốc hoặc viêm cầu thận), các bước quan trọng để chẩn đoán HRS là phải loại trừ được suy thận thứ phát do giảm thể tích tuần hoàn và bệnh lý tại thận. Tình trạng mất dịch qua đường tiêu hóa do nôn hoặc ỉa chảy, mất dịch qua đường tiết niệu do dùng lợi tiểu quá mức phải được loại trừ. Nếu suy thận thứ phát do giảm thể tích tuần hoàn, chức năng thận sẽ cải thiện nhanh chóng sau khi giải quyết được yếu tố thúc đẩy và bù đủ thể tích tuần hoàn.
Shock là một tình trạng thường gặp ở bệnh nhân xơ gan và có thể dẫn đến hoại tử ống thận cấp. Mặc dù giảm thể tích tuần hoàn do xuất huyết đường tiêu hóa thường dễ nhận ra, shock nhiễm khuẩn có thể khó phát hiện vì triệu chứng nhiễm trùng ở một số bệnh nhân xơ gan lại rất mờ nhạt. Hơn nữa tình trạng giảm huyết áp động mạch lại có thể nhầm là do bệnh gan tiến triển. Một số bệnh nhân, vô niệu (do shock nhiễm khuẩn) lại là triệu chứng đầu tiên của tình trạng nhiễm trùng, vì thế có thể bị chẩn đoán nhầm là HRS nếu không làm xét nghiệm thêm như công thức máu, dịch ổ bụng.
Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) là một nguyên nhân khác gây suy thận cấp ở bệnh nhân xơ gan có cổ trướng. Việc sử dụng các thuốc này cần được loại trừ trước khi chẩn đoán HRS. Cũng vậy, bệnh nhân xơ gan có nguy cơ cao tiến triển suy thận do hoại tử ống thận cấp khi được điều trị bằng kháng sinh nhóm aminoglycosides.
Cuối cùng, bệnh nhân xơ gan cũng có thể tiến triển suy thận do các bệnh lý cầu thận, trong trường hợp này, protein niệu và hồng cầu niệu là bằng chứng giúp chẩn đoán, đôi khi cần phải sinh thiết thận trong một số trường hợp đặc biệt.
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG GAN THẬN VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Tiêu chuẩn chẩn đoán HRS của Câu lạc bộ Cổ trướng Quốc tế 1994
Tiêu chuẩn chính
• Có bệnh gan cấp hoặc mạn tính có suy gan tiến triển và tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
• Giảm mức lọc cầu thận, biểu hiện bằng tăng creatinin máu > 133μmol/L (1.5mg/dL) hoặc độ thanh thải creatinin 24h < 40mL/ phút.
• Không có tình trạng sốc, nhiễm khuẩn tiến triển, hiện tại hoặc gần đây không dùng các thuốc độc với thận, không có tình trạng mất dịch đường tiêu hóa (nôn hoặc ỉa chảy nhiều lần) hoặc mất dịch đường tiết niệu (điều trị lợi tiểu quá mức làm giảm cân nặng > 0.5kg/ ngày ở bệnh nhân có cổ trướng không có phù hoặc giảm > 1kg/ ngày ở bệnh nhân cổ trướng có phù).
• Không cải thiện chức năng thận (giảm nồng độ creatinin huyết thanh dưới 133μmol/L (1.5mg/dL) hoặc tăng độ thanh thải creatinine trên 40mL/ phút) sau khi dừng thuốc lợi tiểu và bồi phục thể tích tuần hoàn bằng 1,5 lít NaCl 0,9%.
• Protein niệu < 500mg/ ngày và không có biểu hiện bệnh lý nhu mô thận hoặc tắc nghẽn đường niệu trên siêu âm
Tiêu chuẩn phụ
• Thể tích nước tiểu < 500ml/ ngày
• Nồng độ Na niệu < 10mEq/L
• Áp lực thẩm thấu niệu lớn hơn áp lực thẩm thấu máu
• Hồng cầu niệu < 50 tế bào trên 1 vi trường độ phóng đại cao (high power field)
• Nồng độ Na máu < 130mEq/L
Tiêu chuẩn chẩn đoán HRS của Câu lạc bộ Cổ trướng Quốc tế 2007
• Xơ gan có cổ trướng
• Nồng độ creatinin huyết thanh > 133μmol/L (1.5mg/dL)
• Không cải thiện nồng độ creatinin huyết thanh (giảm dưới mức 133μmol/L) sau ít nhất 2 ngày điều trị bằng dừng thuốc lợi tiểu và bồi phụ thể tích tuần hoàn bằng albumin, liều khuyến cáo albumin là 1g/kg cân nặng/ ngày cho tới tối đa 100g/ ngày
• Không có tình trạng sốc
• Gần đây hoặc hiện tại không sử dụng các thuốc độc với thận
• Không có bệnh lý nhu mô thận (biểu hiện protein niệu > 0.5g/ ngày, đái máu vi thể (>50 hồng cầu trên 1 vi trường) và hoặc có bất thường thận trên siêu âm)
Tiêu chuẩn chẩn đoán mới năm 2007 có nhiều điểm khác biệt so với tiêu chuẩn cũ năm 1997. Độ thanh thải creatinin đã được bỏ ra khỏi tiêu chuẩn chẩn đoán vì cách tính phức tạp và không đơn giản so với nồng độ creatinin huyết thanh trong thực hành lâm sàng, mặt khác nó cũng không làm tăng thêm độ chính xác trong việc dự báo tình trạng suy giảm chức năng thận ở bệnh nhân xơ gan. Tình trạng suy thận khi nhiễm trùng tiến triển không có shock nhiễm khuẩn hiện nay đã được coi như là HRS. Điều này có ý nghĩa là việc điều trị HRS có thể bắt đầu ngay mà không phải chờ đến khi kiểm soát hoàn toàn tình trạng nhiễm trùng. Việc bồi phụ thể tích tuần hoàn phải được thực hiện bằng truyền albumin chứ không phải là bằng dung dịch muối đẳng trương. Và cuối cùng, các tiêu chuẩn phụ trong tiêu chuẩn chẩn đoán 1997 đã được bỏ vì chúng không cần thiết [1].
Chẩn đoán phân biệt các tình trạng suy thận ở bệnh nhân xơ gan cổ trướng
Các chỉ số: ..................................Hội chứng gan thận .........Suy thận trước thận ....Hoại tử ống thận cấp
Nồng độ Natri niệu 24 giờ (mEq/L):........... < 10 ...............................< 10 .....................> 30
Tỷ lệ áp lực thẩm thấu niệu/ máu:..............> 1..................................> 1........................< 1
Tỷ lệ creatinin niệu/ máu :........................ > 30................................< 30......................< 20
Tế bào niệu :.....................................Bình thường....................Bình thường..........Trụ, tế bào biểu mô
Cải thiện sau bù thể tích tuần hoàn:...........Không........................... .... Có.......................Không
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG GAN THẬN
Điều trị HRS là rất hạn chế và thường không hiệu quả. Các bằng chứng sẵn có hiện nay chỉ dựa vào vài nghiên cứu với số lượng bệnh nhân hạn chế.
Dự phòng HRS
Dự phòng xuất hiện HRS là rất quan trọng trong thực hành lâm sàng. Các yếu tố thúc đẩy, ví dụ như nhiễm trùng dịch cổ trướng, xuất huyết tiêu hóa phải được điều trị tích cực để dự phòng xuất hiện HRS. Một nghiên cứu ngẫu nhiên đối chứng cho thấy truyền albumin có thể phòng tiến triển HRS typ 1 ở bệnh nhân nhiễm trùng dịch cổ trướng. Bệnh nhân được dùng 1.5g albumin/ kg cân nặng cơ thể trong ngày đầu tiên, sau đó 1g/kg vào ngày thứ 3 cho thấy giảm 66% tỷ lệ xuất hiện HRS (10% so với nhóm chứng là 33%) và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong trong khi điều trị (10 và 29%; p< 0.01) và tỷ lệ tử vong sau 3 tháng (22 và 41%, p<0.03) [4]. Các tác giả cũng khuyến cáo truyền albumin cho các bệnh nhân có nồng độ bilirubin huyết thanh > 68.4μmol/L hoặc creatinin huyết thanh > 88.4μmol/L [1]. Tuy nhiên cần có thêm các nghiên cứu để xác định liều chuẩn nhất của albumin và các dưới nhóm bệnh nhân có chỉ định truyền albumin dự phòng. Các thuốc có nguy cơ độc với thận như kháng sinh nhóm aminoglycosides, thuốc chống viêm giảm đau không steroid, thuốc lợi tiểu, thuốc cản quang có iod thì không nên sử dụng.
Điều trị thuốc
Điều trị thuốc nhằm vào mục tiêu sửa chữa lại tình trạng giảm thể tích tuần hoàn cũng như đảo ngược lại tình trạng giãn mạch nội tạng và co mạch thận. Tuy nhiên các thuốc điều trị HRS hiện nay vẫn chỉ nhằm mục đích để bắc cầu trong thời gian chờ được ghép gan.
Các thuốc co mạch kết hợp với bồi phụ thể tích tuần hoàn là hướng điều trị hiện nay cho HRS. Việc sử dụng các thuốc là dẫn chất của vasopressin để làm cải thiện tưới máu thận ở bệnh nhân xơ gan đã được báo cáo cách đây gần 40 năm. Hiện nay, Terlipressin, dẫn chất của vasopressin với ít tác dụng phụ hơn đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu điều trị hội chứng gan thận. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng: (1) mặc dù mức lọc cầu thận hiếm khi đạt về mức bình thường, nhưng khoảng thời gian ngắn điều trị bằng Terlipressin cải thiện chức năng thận tới 65% bệnh nhân HRS typ 1; (2) hiệu quả điều trị của Terlipressin được tăng cường bằng truyền albumin; (3) HRS tái xuất hiện sau khi dừng điều trị ở khoảng 20% các bệnh nhân, tuy nhiên điều trị lại thường vẫn hiệu quả, (4) ở hầu hết các bệnh nhân, hạ Natri máu do hòa loãng được cải thiện với điều trị Terlipressin và (5) các tác dụng phụ của điều trị là không phổ biến (5 – 10%). Tuy nhiên tỷ lệ sống lâu dài của bệnh nhân HRS typ 1 điều trị Terlipressin vẫn cần phải nghiên cứu thêm vì các nghiên cứu hiện nay (với số lượng bệnh nhân nhỏ) không thấy sự khác biệt về tiên lượng sống lâu dài ở nhóm bệnh nhân được điều trị so với không điều trị.
Bệnh nhân nên được điều trị bằng Terlipressin 0.5 – 2mg cứ mỗi 4 giờ bằng tiêm tĩnh mạch bolus hoặc pha truyền liên tục kết hợp với truyền tĩnh mạch albumin với liều 1g/ kg cân nặng trong ngày đầu và sau đó liều 40g albumin mỗi ngày. Terlipressin khởi liều 0.5mg cứ 4 giờ. Nếu sau 3 ngày, nồng độ creatinin huyết thanh không giảm, tăng dần liều mỗi 3 ngày lên 1mg, hoặc 1,5mg, hoặc 2mg cứ mỗi 4 giờ cho tới khi nồng độ creatinin huyết thanh giảm. Mục đích điều trị là giảm nồng độ creatinin huyết thanh < 133μmol/L. Điều trị đơn thuần terlipressin không được khuyến cáo [2]. Điều trị có thể dừng nếu nồng độ creatinin huyết thanh không giảm ít nhất 50% sau 7 ngày sử dụng liều cao Terlipressin hoặc không giảm sau 3 ngày đầu điều trị. Ở bệnh nhân có đáp ứng, điều trị kéo dài cho đến khi HRS được đảo ngược hoặc tối đa 14 ngày [1]. Terlipressin có thể gây ra các tác dụng phụ co mạch gây thiếu máu và rối loạn nhịp tim, khi xuất các tác dụng phụ này thì buộc phải dừng điều trị. Đáp ứng hoàn toàn có thể gặp tới 60% bệnh nhân, tuy nhiên có thể tái phát lại HRS và khi đó, tái điều trị vẫn thường có hiệu quả. Ngược lại, đáp ứng một phần thường kéo theo tình trạng suy thận nặng lên và không thể đảo ngược được.
Các điều trị thay thế khác bao gồm thuốc kháng chọn lọc thụ thể α1 như Midodrine, khởi liều 2.5 – 7.5mg đường uống chia 3 lần/ ngày, tăng dần từ từ tới liều 12.5mg/ ngày, kết hợp với Octreotide khởi liều 100mg tiêm dưới da, tăng dần đến 200mg/ ngày, chia 2 lần và Albumin 40g/ ngày truyền tĩnh mạch. Các thuốc này tăng liều sao cho tăng huyết áp động mạch trung bình khoảng 15mmHg hoặc đưa huyết áp động mạch trung bình lên khoảng 90mmHg. Vì Octreotide đơn thuần không làm cải thiện mức lọc cầu thận ở bệnh nhân HRS, dường như Midodrine đóng vai trò chính trong cải thiện mức lọc cầu thận.
Trong một nghiên cứu bước đầu cho thấy Noradrenaline (liều 0.5 – 3mg/h, tăng dần cho tới khi tăng huyết áp động mạch trung bình lên 10mmHg) kết hợp với albumin và furosemide cũng có hiệu quả và an toàn như terlipressin ở bệnh nhân HRS. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu với Noradrenaline, cũng như với các thuốc khác như Dopamine, Prostaglandin (misoprostol) và N acetylcysteine, mới chỉ là bước đầu và không có đối chứng, vì thế cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi đưa ra các khuyến cáo của y học dựa trên bằng chứng.
Hiện nay chưa có đủ dữ liệu về sử dụng các thuốc co mạch ở HRS typ 2.
Các đáp ứng điều trị khi sử dụng thuốc co mạch
• Đáp ứng hoàn toàn (đảo ngược HRS): giảm nồng độ creatinin huyết thanh xuống dưới 133μmol/L.
• Tái phát HRS: tái phát tình trạng suy thận (creatinin huyết thanh > 133μmol/L sau khi dừng điều trị.
• Đáp ứng một phần: giảm nồng độ creatinin huyết thanh ≥ 50% giá trị creatinin ban đầu, nhưng không tới mức dưới 133μmol/L
• Không đáp ứng: không có giảm creatinin huyết thanh hoặc giảm < 50% giá trị creatinin ban đầu với mức creatinin huyết thanh cuối cùng trên 133μmol/L.
TIPS
Cho đến hiện này, đã có một vài nghiên cứu đánh giá vai trò của TIPS trong HRS (tổng số khoảng 91 bệnh nhân, tuy nhiên đều là nghiên cứu không đối chứng). Kết quả nhận thấy: (1) TIPS có thể ức chế rõ rệt hoạt động hệ giãn mạch nội sinh, đặc biệt hệ renin-angiotensin, làm giảm nồng độ creatinin ở hầu hết các bệnh nhân HRS typ 1; (2) tái xuất hiện HRS là hiếm gặp; (3) bệnh não gan là một biến chứng thường gặp của TIPS nhưng có thể kiểm soát được bằng thuốc; (4) ngoài ra TIPS có thể làm giảm lượng dịch cổ trướng; (5) điều trị HRS typ 1 bằng TIPS có thể cải thiện khả năng sống; (6) điều trị tiếp theo sau TIPS bằng các thuốc co mạch và albumin có thể là một hướng tiếp cận khác để làm tăng khả năng thành công lâu dài; (7) mặc dù TIPS có thể cải thiện chức năng thận và cổ trướng dai dẳng ở bệnh nhân HRS typ 2, hiện quả của TIPS lên khả năng sống vẫn còn chưa xác định.
Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu không tiến hành trên bệnh nhân HRS có tiền sử bệnh não gan nặng, có nồng độ bilirbin huyết thanh > 85μmol/L, hoặc Child-Pugh trên 12 điểm nên việc ứng dụng TIPS cho các bệnh nhân này sẽ bị hạn chế.
Cơ chế hoạt động của TIPS là một cầu nối bên – bên hệ thống tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch chủ, nó cho phép làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa (cơ chế mấu chốt sinh lý bệnh gây giãn động mạch nội tạng). Hơn nữa, TIPS làm tăng cung lượng tim và làm tăng thể tích tuần hoàn trung tâm. Tác dụng đồng thời của TIPS lên tuần hoàn trung tâm và tuần hoàn nội tạng là cơ chế giúp TIPS làm cải thiện tưới máu thận, mức lọc cầu thận, sự bài tiết nước và Natri niệu và làm giảm nồng độ Natri máu.
Ghép gan
Ghép gan là điều trị tốt nhất cho HRS, với tỷ lệ sống sau 3 năm khoảng 70%. Ghép làm là điều trị hiệu quả duy nhất đối với HRS trước khi có các thuốc co mạch và TIPS, và cho đến nay vẫn là điều trị có hiệu quả nhất. Khoảng thời gian suy giảm chức năng thận là yếu tố tiên lượng chính của chức năng thận sau ghép gan. Vì thế ghép gan nên được cân nhắc là một phần của quá trình điều trị ở bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ hoặc nghi ngờ xuất hiện HRS typ 1.
Nếu bệnh nhân được điều trị thành công HRS bằng các thuốc như trên, tiên lượng bệnh nhân sau ghép gan dường như tương đương với bệnh nhân mà trước đó không bị HRS.
Bs. Nguyễn Hoài Nam - Khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai
Tài liệu tham khảo:
1. Francesco Salerno, Alexander Gerbes, Pere Ginès, Florence Wong, Vicente Arroyo. Diagnosis, prevention and treatment of hepatorenl syndrome in cirrhosis. Gut 2007;56:1310-1318
2. Henryk Dancygier et al. Hepatorenal syndrome. Clinical hepatology – Principles and practice of hepatobiliary diseases. Springer 2010: 999-1005.
3. Vicente Arroyo, Pere Ginès, Mónica Guevara and Juan Rodés. Renal dysfunction in cirrhosis: pathophysiology, clinical features and therapy. Zakim and Boyer’s Hepatology – A textbook of liver disease. Saunders Elsevier 2006: 415-452
4. Sort P, Navasa M, Arroyo V, et al. Effect of intravenous albumin on renal impairment and mortality in patients with cirrhosis and spontaneous bacterialperitonitis. N Engl J Med 1999;5:403–9.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét