Malottus apelta ( Lour.) Muell-ArgBạch bối diệp, ngâm nước tiểu đàn ông 1 tháng, lấy ra, phơi khô. Mỗi lần dùng 80g, gà trống 1 con, bỏ ruột, đầu đi, hầm nhừ, uống nước, 1 tháng 1 lần để trị dạ dày đau.
Bạch bối diệp còn gọi là Bạch bối đồng, Bạch diện kích, Dã đồng (Trung Quốc Dược học đại từ điển). Tên khoa học là Malottus apelta (Lour.) Muell-Arg. Họ Euphorbiaceae.
Là cây nhỏ, cao 2 – 3m. Cành non phủ nhiều phấn màu trắng. Lá hình bầu dục, nhọn hoặc hình tim, mép có răng cưa thưa nhỏ hoặc có khi không rõ ràng, mặt trên màu lục, mặt dưới phủ lông và phấn màu trắng. Cây đơn tính, khác gốc, cụm hoa đực hình bông dài, gốc đôi khi phân nhánh, hoa có cuống. Cụm hoa cái giống cụm hoa đực.
Hoa nở vào mùa hè, thu, có phấn trắng. Quả nang, nứt thành 3 mảnh. Vỏ quả có nhiều gai mềm, phủ đầy lông hình sao màu trắng nhạt, mang vòi nhụy tồn tại. Hoa nở vào tháng 7 – 9. Bạch bối diệp giàu dược tính nên được dùng làm thuốc có xuất xứ ở “Nam Ninh Thị dược vật chí”.
Dược liệu được thu hái lá tươi quanh năm và sơ chế rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô, để dành dùng dần.
Về tính vị Đông y cho rằng: Vị hơi đắng, sáp, tính bình (Trung Quốc dược học đại từ điển). Tính lạnh, không độc tính bình (Trung Quốc dân gian Bách Thảo Lương Phương).
Có tác dụng thư can, hoạt huyết, thanh nhiệt, trừ thấp, thu sáp, cố thoát. Trị gan viêm mạn, lách sưng to, ruột viêm, tiêu chảy, trực trường sa, tử cung sa. Thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ thống, giải độc, chỉ huyết. Trị lâm trọc, dạ dày đau, miệng lở, trĩ, lở loét, té ngã tổn thương, trùng thú cắn, vết thương chảy máu.
Thanh nhiệt, lợi thủy, khứ phong thấp, chỉ thống, tiêu thủng, chỉ dưỡng... Liều dùng với rễ khô từ 20 – 40g, dạng sắc uống. Vết thương chảy máu dùng lá khô, tán bột, đắp lên. Nơi chấn thương lấy lá tươi, giã nhuyễn, đắp, bó.
Dưới đây là vài cách trị bệnh từ Bạch bối diệp
* Trị tai giữa viêm có mủ (thối tai, tai chảy mủ): Bạch bối diệp 30g, ép lấy nước cốt, rửa sạch tai rồi nhỏ 3 – 4 giọt thuốc vào, ngày 3 – 4 lần, liên tục 15 ngày (Trung Quốc dân gian Bách Thảo Lương Phương).
* Trị dạ dày đau, nôn ra nước: Bạch bối diệp, ngâm nước tiểu đàn ông 1 tháng, lấy ra, phơi khô. Mỗi lần dùng 80g, gà trống 1 con, bỏ ruột, đầu đi, hầm nhừ, uống nước, 1 tháng 1 lần (Trùng Nam dân gian thảo dược).
* Trị miệng lở loét (nga khẩu sang ): Bạch bối diệp 30g, sắc lấy nước. Dùng khăn vô trùng, chấm nước thuốc bôi, ngày 3 lần, liên tục 2 – 3 ngày (Trung Quốc dân gian Bách Thảo Lương Phương).
* Trị ngoại thương xuất huyết: Bạch bối diệp, phơi héo, đắp vào vết thương, băng lại (Trung Quốc dân gian Bách Thảo Lương Phương).
* Trị thoát giang, tiêu ra máu: Bạch bối diệp căn (rễ) 30 – 60g, ruột heo 100g. Nấu nhừ, ăn cả nước lẫn cái (Trung Quốc dân gian Bách Thảo Lương Phương).
* Trị bạch đới ra qúa nhiều: Bạch bối diệp căn 16g, Bạch kê quan hoa 10g, Ô tặc cốt 10g, sắc, bỏ bã, chia làm 2 lần uống với rượu gạo (theo Trung Quốc dân gian Bách Thảo Lương Phương).
* Trị da bị ngứa: Bạch bối diệp, sắc lấy nước, rửa (Phúc Kiến Trung Thảo Dược).
* Trị lở loét: Bạch bối diệp tươi, giã nát, hòa với dầu mè, bôi (Giang Tây thảo dược thủ sách).
* Trị té ngã tổn thương: Bạch bối diệp (tươi), giã nát, đắp (Tô Y Trung Thảo dược thủ sách).
Cần lưu ý: Theo "Quán Châu thảo dược", có 1 loại cây khác cũng có tên là Bạch bối diệp, tên khoa học là Lindera gamblenana Allen, có vị cay, tính ấm. Có tác dụng chỉ huyết, sinh cơ, bài thạch, thuận khí, khoan hung, tiêu thực, chỉ thống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét