Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Cây sắn dây (Pueraria thomsoni)

1.Mô tả

Cây sắn dây (Pueraria thomsoni) còn gội là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, củ sắn dây, bạch cát, bẳn mắm kéo (cách gọi của người Thái), và khau cát (cách gọi của người Tày), là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10 m.
- Rễ :  phát triển thành củ dài, to. Rễ củ đã cạo lớp bần bên ngoài, hình trụ, hoặc hình bán trụ, dài 12 – 15 cm, đường kính 4 – 8 cm, có khi là những lát cắt dọc hoặc vát, dày, có kích thước khác nhau. Mặt ngoài màu trắng hơi vàng, đôi khi còn sót lại ở các khe một ít lớp bần màu nâu. Chất cứng, nặng và nhiều bột. Mặt cắt ngang có nhiều sợi tạo thành những vòng  đồng tâm màu nâu nhạt; mặt cắt dọc có nhiều vân dọc do các sợi tạo nên. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt, mát.
  – Lá :Lá kép, mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy.
- Hoa: Cụm hoa hình chùm mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc ở kẽ lá gồm nhiều loại hoa màu xanh tím, thơm.
- Quả: Quả giáp dẹt màu vàng nhạt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt.
- Hạt: Hạt dẹp, nhỏ, rắn, màu nâu đen, có thể phát tán do rụng hạt.

Cây sắn dây và công dụng 2.Công dụng

Cây sắn dây được trồng ở nhiều nơi làm thực phẩm và làm thuốc. Củ sắn dây có thể chế biến chín để ăn trực tiếp. Bột sắn dây thường để pha nước uống, nấu chè v.v
Sắn dây có thể dùng như một loại thuốc chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt.
2.1 Củ sắn đây được dùng làm thực phẩm
- Củ sắn dây được luộc ăn trực tiếp
Ở Việt Nam củ sắn dây được luộc ăn trực tiếp như củ nâu, khoai từ. Tuy củ có nhiều xơ không ngon như các loại khoai khác nhưng rất tốt cho đường ruột.
- Củ sắn dây được nướng ăn trực tiếp
Ở những vùng có nhiều sắn dây mọc hoang hoặc được trồng, củ sắn dây nướng là món ăn chống đói trực tiếp ngoài rừng rất hấp dẫn.
- Củ sắn dây dược dùng để trích tinh bột
Củ sắn dây cũng thường được mài lấy bột để sử dụng, gọi là bột sắn dây. Củ được sơ chế sạch, xay nhuyễn cùng với nước, lọc để tinh bột sắn dây lắng xuống sau đó đem phần bột này phơi khô, bẻ miếng nhỏ. Tại Việt Nam tinh bột sắn dây thường được ướp cùng với một số loại hoa như hoa nhài, hoa bưởi.
Trên thị trường Việt Nam, bột sắn dây tinh khiết được bán với giá đắt gấp 7-10 lần giá gạo ở các cửa hàng thực dưỡng và được dùng như thực phẩm chức năng.
Bột sắn dây
Tinh bột sắn dây được dùng vào nhiều việc:
*Tinh bột sắn dây dùng làm nước giải khát: 
Tinh bột sắn dây dạng bột nhuyễn được pha trực tiếp vào nước sôi có món giải khát là nước sắn đây nóng. Được dùng làm thức uống điểm tâm có tác dụng nhuận tràng rất tốt. Nếu tinh bột ở dạng rắn, đập nhỏ,  ngâm nước, quậy tan rồi đun sôi.
*Bột củ sắn dây được dùng để nấu chè:
 Bột củ sắn dây làm nguyên liệu nấu các món chè trái cây, hạt sen, hạt đậu. Chất bột trong sền sệt làm lộ rõ các thành phần nấu trong chè với màu mè hấp dẫn. Chè bột sắn dây là các món chè cao cấp đang được các nhà hàng sang trọng ở thành phố kinh doanh.
*Bột củ sắn dây được dùng để làm bánh:
 Người Việt Nam chưa có món bánh từ bột sắn dây do loài bột này ở dạng lỏng, thạch hay nhão, không như bột gạo hay nếp.
Người Nhật Bản đã có cách pha trộn bột sắn dây với bột đậu tương để chế ra món bánh Kuzumochi là món ăn tráng miệng rất bổ mát và được ưa chuộng ở Nhật.
2.2 Cây sắn dây được dùng làm thuốc
Sắn dây thuộc những vị thuốc cổ nhất, từng được đề cập trong Thần Nông bản thảo kinh – Bộ sách đầu tiên của Đông y học.
Tài liệu cổ ghi nhận củ Sắn dây có tác dụng: tán nhiệt giải cảm, tuyên độc thấu chẩn, giải kinh (chống co giật), sinh tân chỉ khát.
Sắn dây là một trong những dược liệu được sử dụng nhiều trong Đông y.
Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều đã được sử dụng làm thuốc. Tùy theo từng bộ phận của cây sắn dây mà có tên gọi các vị thuốc khác nhau như:
Củ (cát căn, cam cát căn, phấn cát, bạch cát):
Đông y cho rằng củ sắn dây có vị ngọt mát, tính bình, đi vào các kinh tỳ, vị, phế và bàng quang, với công năng giải nhiệt, giải cơ (trong các chứng như cổ gáy bị cứng do cảm nắng, huyết áp cao).
Củ sắn phơi hoặc sấy khô dùng trong đông y
Vị thuốc Cát căn (Radix Puerariae - nghĩa là “rễ sắn”) được chế bằng cách thu hoạch củ vào mùa đông, xuân. Rễ củ đào rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, xông diêm sinh, sau đó phơi hoặc sấy khô.
Cát căn có tác dụng chữa sốt, làm ra mồ hôi, chữa sởi không mọc được, phiền táo, khát nước, nhức đầu, kiết lỵ…
-  Bột củ (cát phấn):
Vị ngọt, tính rất lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền; dùng chữa phiền nhiệt, miệng khát, ban nhiệt.
Thân, nhánh (cát căn đằng):
Là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc nhưng ít được dùng.
Hoa (cát hoa):
Vị ngọt hơi đắng, tính mát; có tác dụng giải độc rượu, chữa sốt, chán ăn, nôn mửa ra chất chua, thổ huyết…
(Theo Lương y Huyên ThảoSức Khoẻ & Đời Sống).
2.3 Các công dụng khác của cây sắn dây
Thân sắn dây có nhiều sợi cenllulose rất bền, được dùng để đan thúng, rổ hoặc đập dập dùng để đánh sợi dùng trong đan thảm và được nghiên cứu làm ván ép.
- Chất bột trong củ, hoa và lá có tính chống oxy hóa được dùng làm thạch trong chế biến thực phẩm và trong công nghiệp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét