Trầu rừng
Trầu rừng - Piper chaudocanum C. DC., thuộc họ Hồ tiêu - Piperaceae.
Mô tả: Dây leo có nhánh đen lúc khô. Lá không lông, gốc hơi không cân đối, có đốm trong nhỏ, gân rẽ từ gốc. Cây có hoa khác gốc, bông đực dài 6cm, rộng 1mm, hoa đực có 3 nhị, lá bắc dính gần trọn vào trục, bông cái dài 13,5cm. Quả gần tròn.
Ra hoa tháng 3.
Bộ phận dùng: Dây, lá - Caulis et Folium Piperis.
Nơi sống và thu hái: Loài của miền Ðông Dương, mọc hoang, bám vào các cây gỗ trong rừng từ KonTum, Ðồng Nai tới An Giang. Dùng dây lá, khi mới chặt thì trắng, nhưng để ngoài không khí thì màu vàng như nghệ.
Tính vị, tác dụng: Lương y Nguyễn An Cư đã ghi là Trầu rừng có vị cay, the, đắng hôi, tính ấm; có tác dụng khư phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðược dùng chữa gan nóng, đau đầu, đau mình mẩy, trẻ em kinh phong, cảm mạo phong hàn.
Dân gian dùng nó giải tất cả các loại thuốc độc và dùng chữa bệnh thời tiết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét