Theo Đông y, cây thuốc dòi có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng chỉ khái, tiêu đờm, thông sữa, chữa đinh nhọt, viêm mũi, viêm sưng vú, vết bầm tụ máu…
Cây thuốc dòi còn gọi là cây bọ mắm, bơ nước tương, đại kích biển… có tên khoa học: Pouzolzia zeylanica (L) Benn. (Pouzolzia indica Gaud). Thuộc họ Gai (Urticaceae). Cây thuốc dòi là loại thân thảo, thân nhiều, phân nhánh, bắt nguồn từ cổ của rễ, nằm dưới đất, nhẵn, dạng sợi, dễ gãy... Đây là loại cây mọc hoang ở những vùng đất trống, bụi bờ khắp nước ta.
Theo Đông y, cây thuốc dòi có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng chỉ khái, tiêu đờm, dùng chữa ho lâu ngày, ho dai dẳng, ho sơ nhiễm lao, tiêu viêm, thông tiểu, thông sữa, chữa đinh nhọt, viêm mũi, viêm sưng vú, vết bầm tụ máu… Liều dùng trung bình cho mỗi ngày từ 10 đến 20 g sắc lấy nước thuốc uống. Sau đây là một số cách chữa bệnh từ cây thuốc dòi:
- Chữa đinh nhọt, viêm sưng vú, vết bầm tụ máu: Lấy một nắm cây thuốc dòi đem giã nát rồi đắp lên nơi sưng đau.
- Chữa viêm mũi sưng đau: Lấy lá hay hoa cây thuốc dòi chừng 15-20 g, giã nát cùng vài hạt muối, gạn lấy nước, dùng bông y tế thấm bôi vào mũi nơi bị viêm, ngày 3-4 lần.
- Chữa ho, viêm đau họng: Cây thuốc dòi khô 10-20 g, sắc lấy nước uống hoặc lấy lá hay hoa cây thuốc dòi chừng 20-30 g, giã nát cùng vài hạt muối, gạn lấy nước chia ra ngậm nuốt dần, ngày 1 thang trong 7 ngày liền.
- Chữa viêm mũi sưng đau: Lấy lá hay hoa cây thuốc dòi chừng 15-20 g, giã nát cùng vài hạt muối, gạn lấy nước, dùng bông y tế thấm bôi vào mũi nơi bị viêm, ngày 3-4 lần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét