QUẢ TAI THỎ
( Sử dung theo kinh nghiệm cổ truyền của người dân tộc)
* Công dụng : ( Rất hiệu quả)
- Quả tai thỏ. Chuyên chữa trị các bệnh : Suy tim ,suy tim đến độ 2 và các bệnh về đường tim mạch,
- Bệnh khớp chạy tim( Khớp đớp tim )
* Cách sử dụng :
Cách 1:
- Đối với đàn bà ( sử dụng 9 quả 1 liều) : Ngày thứ nhất: cho 3 quả vào sắc ,đổ 3 bát nước sắc lọc lấy 1 bát để uống. Ngày thứ hai : 3 quả cũ + 2 quả mới cũng đổ 3 bát nước sắc lấy 1bát để uống. Ngày thứ ba: 5 quả cũ + 2 quả mới cũng đổ 3 bát nước lọc lấy 1 bát để uống. Ngày thứ tư: 7 quả cũ cộng thêm 2 quả mới Cũng đổ 3 bát nước sắc lấy 1 bát để uống. Uống hết ngày thứ tư tổng là: 9 quả Nghỉ 1 tuần sau lại tiếp tục .Tùy theo bệnh nặng hay nhẹ mới hay lâu mà điều trị .thời gian sử dụng có thể kéo dài từ 1 -3 tháng.
- Đối với đàn ông( Sử dụng 7 quả 1 liều) : Cũng sử dụng tương tự như cách ở trên ( Chỉ khác là ngày thứ nhất ta chỉ dùng 2 quả,ngày thứ tư còn 1 quả). Chúc mọi điều may mắn và tốt lành đến với mọi người. ( Tiết lộ nhỏ với mọi người có thể sử dụng xong lần 1 ta mang phơi thật khô để để dành sử dụng lần tiếp sau ,đây là với điều kiện người có hoàn cảnh khó khăn sử dụng thôi.).
- Sắc nước uống hàng ngày
Cách 2
- Mỗi ngày dùng 2 Quả sắc lấy nước uống ( Cứ uống liên tục 1 tuần thì lại nghỉ 1 tuần)
Bệnh suy tim
Ở phương diện Tây y, suy tim là tình trạng tim không còn khả năng cung cấp (bơm) đủ máu và oxy đến nuôi các tế bào của cơ thể, cũng như để đảm bảo cho các tế bào, phủ tạng hoạt động. Và Tây y có những cách chữa trị tùy vào những trường hợp cụ thể. Ở đây, chúng tôi đề cập việc chữa trị suy tim theo y học cổ truyền.
7 thể bệnh theo y học cổ truyền
Suy tim dẫn đến hai hậu quả chính, đó là: lưu lượng máu của tim kém - lượng máu mà tim bơm để cung cấp cho các cơ quan ngoại biên trong thời gian 1 phút bị giảm đi; tăng áp lực tĩnh mạch ngoại biên và áp lực tĩnh mạch nhĩ - gây ảnh hưởng đến nội tạng, máu qua thận ít (người bệnh tiểu rất ít); máu ứ đọng ở gan (làm gan to và tĩnh mạch ở cổ nổi lên); máu ứ đọng ở tiểu tuần hoàn làm bệnh nhân bị khó thở; máu vào các động mạch vành ít đi, tim thiếu máu, cơ tim thiếu oxy, tim to ra, suy tim nặng hơn. Suy tim thường được chia 3 loại: suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ.
Theo lương y Nguyễn Công Đức - giảng viên khoa Y học cổ truyền (YHCT) Đại học Y Dược TP.HCM: trong y văn của Đông y không có chứng suy tim, nhưng theo triệu chứng lâm sàng loại bệnh này thuộc phạm trù của các chứng: tâm quý, chính xung, khái suyễn, đàm ẩm, thủy nhũng, ứ huyết, tâm tý. Và YHCT chia bệnh gồm các thể sau: Tâm dương hư - ở thể này, người bệnh có các triệu chứng như, chân tay lạnh, tim đập hồi hộp, lúc gặp thời tiết lạnh hay hoạt động nhẹ thì bị khó thở, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế sác (mạch nhỏ, nhanh); thể Tâm tỳ dương hư - có các triệu chứng, hồi hộp, khó thở (tình trạng khó thở tăng khi làm việc, hoạt động), chán ăn, bụng đầy, buồn nôn hay nôn, chân phù, rêu lưỡi dày nhớt, mạch nhu sác (yếu, nhanh); thể Tâm thận dương hư - triệu chứng hồi hộp khó thở, chân tay lạnh, người sợ lạnh, tiểu ít, chân phù, mặt phù, tinh thần ủ rũ, môi lưỡi xanh tím, rêu trắng, mạch trầm, tế nhược (nhỏ, yếu); thể Khí huyết lưỡng hư - biểu hiện: hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, váng đầu hoa mắt, họng khô, mất ngủ, mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi thon đỏ ít rêu, mạch tế sác; thể Khí hư huyết ứ: hồi hộp, ho, khó thở, ngực sườn đau tức, bụng đầy, hai gò má đỏ sạm, môi lưỡi tím tía, phù, tiểu ít, lưỡi tím thâm, mạch huyền (căng, mạnh);
Những phép chữa trị
Đối với thể Tâm dương hư, thì phép trị sẽ là ích khí ôn dung (bổ phần dương khí để ấm); đối với thể Tâm tỳ dương hư phép trị sẽ là kiện tỳ ôn dương - làm mạnh chức năng tỳ để ấm; với thể Tâm thận dương hư, phép trị là ôn dương lợi thủy - nghĩa là bổ phần dương khí, lợi tiểu; đối với thể Khí huyết lưỡng hư phép trị là giúp ích khí dưỡng âm - bổ khí, nuôi huyết, tân dịch; với thể Khí hư huyết ứ, phép trị ích khí hoạt huyết hóa ứ - bổ khí để lưu thông huyết ứ trệ; thể Đàm ẩm bế phế, phép trị sẽ là tuyên phế hóa đờm chỉ khái - làm cho phế khí thông lợi, hết đờm trừ ho; với thể Dương khí hư thoát, thì phép trị là giúp hồi dương cứu nghịch - cứu phần dương bị mất.
Bài thuốc cổ phương dùng trị cho thể thứ 7 là bài gồm các vị thuốc: phụ chế tử, ngũ vị tử, nhân sâm (mỗi thứ 8 gr), can khương, sơn thù (mỗi thứ 10 gr), sinh long cốt, sinh mẫu lệ, mạch môn (mỗi loại 16 gr). Tất cả đem sắc (nấu) với 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, uống từng ít một, khoảng 4-5 lần trong ngày. Theo lương y Nguyễn Công Đức, có một phương thuốc kinh nghiệm mà nó có đặc điểm là có thể dùng cho cả 6 thể bệnh nói trên (trừ thể thứ 7), đó là bài gồm các vị: hương phụ, lá sen non (khô), mắc cỡ, ích mẫu, ngải cứu (mỗi vị 20 gr), 10 gr vỏ quýt, 8 gr thạch xương bồ, 30 gr đậu đỏ (loại hạt nhỏ), 40 gr đan sâm. Đem tất cả nấu nước uống thay cho trà, hoặc sắc với 5 chén nước, sắc còn 1,5 chén thuốc. Chia ra 3 lần để dùng trong ngày trước khi ăn và tối trước khi ngủ. Nếu được phát hiện sớm, suy tim có thể trị khỏi và có hướng đề phòng được.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét