Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

BÁCH HỢP (BÁ HỢP) – 百 合 – Lilium brownii

BÁCH HỢP
Channels: HT, LU
Properties: Sweet, Slightly Bitter, Slightly Cold
Latin: Bulbus Lilii
Chinese: 百合
Tone Marks: băi hé
Translation: Hundred Meetings
Lá già phơi khô của cây Bách hợp – Lilium brownii F.F. var Colechesteri Wils.
Họ hành – Liliaceae.
Xuất xứ: Bản Kinh
Tên Việt Nam: Bá hợp, Cây tỏi rừng.
Tên khác: Phiên, Cường cồ, Ma la, Trùng tương, Trung trùng hoa (Biệt Lục), Trùng mại, Trung đình (Ngô Phổ Bản Thảo), Toán não thủ (Bản Thảo Cương Mục), Cường cừa (Đồ Kinh Bản Thảo), Đồ hoa, Ma la, Quỷ toán, Cương cừa, Ma la xuân, Khuyển y nhật căn (Hoà Hán Dược Khảo).
Tên khoa học: Lilium brownili F.E.Br var colchesteri Wils ( = liium japonicum var Brovnii Sieb. = lilium F.E. Brown).
Họ khoa học: Liliaceae
Mô Tả : Cây thảo có thân hình màu trắng ngà, có khi màu hồng, gần hình
cầu, vẩy nhẵn và dễ gãy. Thân cứng màu lục bóng có khi điểm hay nhuốm màu đỏ, nhẵn. Lá rải rác ở ngọn, nhẵn, hình mũi mác ngược, nhọn 2 đầu, có 3-9 gân. Cụm hoa ở ngọn có 2-6 hoa to, hình phễu màu trắng. Lá bắc nom như lá. Bao hoa đài 14-16cm, có các mảnh ngoài nhuốm đỏ hay màu lục, thót dài thành móng, các mảnh trong đốm đỏ, mép vàng, có đỉnh cong ra ngoài. Nhị 6, ngắn hơn các mảnh bao hoa, chỉ nhị hình giùi, bao phấn hình trái xoan hay thuôn. Bầu hình trụ, bằng đầu, vòi nhụy hình sợi, đầu nhụy chia nhiều hạt có cánh. Có 2 loại: loại hoa trắng, thân hành trắng, loại hoa đốm tiá, thân hành tía.
Địa lý: Mọc hoang ở rừng núi có khí hậu mát ở vùng đồi trọc Hoàng liên sơn, Cao lạng, Tây bắc ở nước ta
Thu hái và sơ chế: Thu hoạch vào cuối hạ đầu thu sau khi hoa nở, cây bắt đầu khô héo thì đào lấy dò rửa sạch phơi hơi se rồi tách ra từng vẩy hoặc nhúng qua nước sôi 5-10 phút cho dễ tách sau đó phơi cho thật khô. Khi dùng có thể sao qua hoặc tán bột.
Phần dùng làm thuốc: Dùng thân hành khô gồm nhiều vẩy màu trắng hay màu trắng hơi tía. Mỗi vảy thường hình thoi cong.
Tên gọi: Dò (hành) của cây này có nhiều vẩy kết hợp lại như vẩy cá (bách: trăm, hợp: kết lại) nên có tên trên
Mô tả dược liệu: Dùng thân vảy, tép của dò, thương phẩm thường là lá vẩy khô rời, màu vàng trắng trong hình phiến sợi, dài 3-4cm, rộng độ 4-9cm, hơi dẹt mép cong co không đều. Bên trong có chỉ văn đi dọc rõ ràng chất cứng giòn, mặt bẻ ngang màu trắng ngà phắng chỉnh tề. Thử tép khô, dày, không đen, không mốc mọt, sạch tạp chất, có nhiều chất nhờn, bề ngang trên cm là loại tốt nhất. Thứ bề ngang từ 4-9mm màu đen là hạng thứ phẩm. Không nhầm lẫn với loại tỏi voi, cây Loa kèn đỏ (đã mô tả  ở trên), thứ này vảy mỏng to, không có chất nhờn, gây nôn mửa hoặc thứ vẩy người ta cho là vẩy Hải thông [Urginea maritima (L). Baker.] thuộc họ Liliaceae. Vảy của nó như vẩy Bách hợp
Cách dùng: Tẩm mật sao.
Bảo quản: Dễ hút ẩm biến thành màu đỏ nâu. Cần để nơi khô ráo không được sấy hơi diêm sinh làm mất màu trắng và biến mất vị
Tính vị: Vị ngọt, tính bình, không độc (Trung Dược Học).
Quy kinh: Vào kinh tâm, Phế (Trung Dược Học).
Tác dụng: Dưỡng âm, nhuận Phế, dưỡng Tâm an thần, đồng thời có tác dụng khử đàm, chỉ ho (Trung Dược Học).
Chủ trị: Ho, phế táo, phế nhiệt, ho ra máu, hồi hộp, bức rức bồn chồn. Dư nhiệt chưa dứt sau khi sốt, tinh thần hốt hoảng.
Ứng dụng lâm sàng:
- Dưỡng âm nhuận phế: dùng chữa ho, ho ra máu, nôn ra máu, trong đờm có máu, viêm khí quản cấp, mạn tính.
- Dưỡng tâm an thần: dùng khi tâm hồi hộp, tâm phiền; nhất là sau khi ốm dậy có thể phối hợp Bách hợp 24g, Tri mẫu 12g, sắc uống.
- Bổ trung ích khí, kiện vị, trừ trướng khí, chữa đau tim.
Nhuận tràng, lợi đại tiểu tiện: dùng khi phế nhiệt dẫn đến đại tiện bí kết, tiểu tiện ngắn đỏ.
- Giải độc chống viêm: dùng chữa mụn nhọt sưng đau. Ngoài ra còn chữa viêm dạ dày, ợ chua: Bách hợp 40g, Ô dược 12g. Liều dùng 8-16g nếu ho do phong hàn không nên dùng, tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng không dùng.
Kiêng Kỵ: Ho do phong đàm không dùng.
Liều dùng: 6-12g
Tham khảo:
+ Bách hợp khí bình vị ngọt, có khi có hơi lạnh chứa không độc, thuốc nhập vào kinh Thủ thái âm, Thủ dương minh, ngoài ra còn vào kinh thủ thiếu âm cho nên trị được chứng tà khí nóng ở bên trong làm cho bụng trên sình đầy. Có người bảo rằng “Vì thế nào mà gọi tà khí?” “Xin đáp” Đó là tà nhiệt, bởi tà nhiệt ở trong bụng cho nên mới làm cho bụng phình đầy lên. Còn gọi là thanh tức là thanh tà nhiệt đi thì chứng căng đầy tự nhiên tiêu tan làm cho thanh sảng, làm thông lợi tức là giải lợi được tà nhiệt trong tâm kinh, khi giải được tà nhiệt trong tâm kinh rồi thì những chứng đau tự nhiên hết. Kế đến, Thận thủ về nhị tiện, thận và đại trường có quan hệ biểu lý với nhau mà một khi đã cảm phải nhiệt tà thì không thông được nữa, nếu muốn cho nó thông lợi dĩ nhiên phải thanh nhiệt tà của 2 kinh đó thì đại tiểu tiện tự nhiên thông lợi. Bởi vì khí vị ngọt của Bách hợp có tác dụng bổ trung khi nhiệt đã đưỡc mát rồi thì khí tự  nhiên hóa sinh ra. Cho nên sách mới nói là có tác dụng bổ trung ích khí, thanh nhiệt, lợi đại tiểu tiện. Do sự quan hệ với nhau cho nên khi chữa về phù thủng hay đau bụng, bụng căng sình, sốt rét đau nhức cả người, không có sữa cũng đều bởi túc dươn minh vị kinh bị nóng quá mà sinh ra. Trong những chứng liệt họng là do thủ thiếu dương tam tiêu cũng như thiếu âm tâm kinh nóng. Còn có những người nhiều lúc thường khô hay chảy nước mắt nước mũi hoài là tại phế và can quá nóng vậy (Bản Thảo Kinh Sơ)
+ Bách hợp khí bình, vị ngọt, lại thanh được tâm khí, định được hồn phách, làm hết lo âu sợ hãi. Ngoài ra làm nhuận da làm cho đẹp đẽ tốt tươi thông nhữ trấp, chữa các bệnh phong, đuổi tà nhiệt, hoà được thấp khí, tiêu tan được mụn nhọt sưng đau (Tuỳ Tức Cư Ẩm Thực Phổ)
+ Bách hợp cốt chữa khí nóng ở tâm và phế, có tính thu liễm nên cũng có công dụng yên hồn, định phách, bệnh ho đã lâu mới dùng được. Mới ho không nên dùng, chữa nóng, chữa di nhiệt, còn lại chỉ là loại nóng thường, còn nóng lắm hay là mới phát nóng thì dùng vô ích (Bách Hợp)
+ Bách hợp có công dụng thông được Phế và Tâm, thu liễm được khí, nuôi dưỡng Tâm Can, yên Thận, định được phần khí phách. Nhưng xét cho cùng thì Bách hợp là vị thuốc chính yếu trong việc thanh tà trừ nhiệt lợi thấp vì có khí vị hơi hoãn, lại nữa vì có vị ngọt nên nó thu liễm ở trong, đối với tâm và phế rất tâm đắc, hơn nữa đó là vị thuốc chẳng có gì làm trở ngại cho huyết phận vì thế khi bệnh nhân còn có dư nhiệt làm nằm ngồi không yên, ho không rứt, nước mắt nước mũi lòng ròng, tâm thần không định nên có những cử chỉ như ma quỷ, nếu biết được bệnh đó không sao chỉ dùng Bách hợp để giải trừ các chứng hư nhiệt ấy, nuôi dưỡng thần hồn thì các chứng trên tiêu mất vậy. Nên chỉ khi nào làm cho con người không lo, được yên ổn đó chằng là những lúc an thần ích khí đó sao? Cho nên Trương Trọng Cảnh dùng nó để chữa Bách hợp bệnh, thật là hiểu đến chỗ tinh vi chí lý hơn người vậy. Tuy nhiên đối với người mới no không nên dùng vội vàng, khi dùng có tác dụng tốt nên dùng loại Bách hợp hoa trắng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cây Bách hợp còn cho hạt gọi là Bách hợp tử sao với rượu cho hơi đỏ nghiền uống trị ỉa ra máu. Cây cho hoa gọi là Bách hợp hoa trị chứng thấp sang trẻ con phơi nghiền nhỏ tẩm dầu mè xức Cháo bột Bách hợp gọi là Bách hợp phấn chúc có tác dụng nhuận phế điều trung (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị Phế ủng nhiệt làm bứt rứt khó chịu, ho hen: Bách hợp loại mới lấy về 120g, trộn mật, chưng mềm rồi ngậm nuốt từ từ (Thánh Huệ Phương)
+ Trị Phế bệnh ho ra máu: dùng nước Bách hợp mới đâm vắt ra trộn nước uống, hoặc chưng cho dễ uống (Vệ Sinh Dị Giản Phương)
+ Trị ho do phế nhiệt, mửa ra máu mủ, dùng Bách hợp, Chi mẫu, Bối mẫu, Thiên môn đông, Mạch môn đông, Bách bộ, Tang căn bạch bì, Ý dĩ nhân, Tỳ bà diệp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị ho suyễn do Phế hư, âm hư hỏa vượng, cổ họng khô đau, ho, trong đàm có huyết, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác: Bách hợp, Bạch thược dược, Đương quy, Xuyên bối mẫu, đều 33g, Sinh điạ 6g, Thục địa 9g, Mạch đông 6g, Huyền sâm, Cát cánh mỗi thứ 2,4g, Cam thảo 3g, sắc uống  Bách Hợp Cố Kim Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Bách hợp, Khoản đông hoa, 2 vị bằng nhau, tán bột mật ong viên mỗi lần uống 3 chỉ, ngày uống 3 lần sau bữa ăn nhai nhỏ với nước gừng sống hoặc nước. Trị ho hoặc đàm có máu trong trường hợp phế táo (Bách Hoa Cao – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị chứng bách hợp sau khi thương hàn có các chứng nằm ngồi không yên như ma quỷ ám nhưng đã ra mồ hôi: Bách hợp 7 cái tẩm nước suối 1 đêm, sáng ngày lấy nước suối khac sắc lại một chén. Lại lất Tri mẫu 3 lượng sắc với nước suối 2 chén cò 1, đổ chung với nước Bách hợp sắc còn một chén 5 phân uống (Bách Hợp Tri Mẫu Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị bệnh Bách hợp đã có nôn mửa, dùng Bách hợp 7 cái ngâm nước suối 1 đêm, sáng sắc hai chén còn một đổ vào cái lòng đỏ trứng gà uống, chưa đỡ uống tiếp (Bách Hợp Kê Tử Thang – Kim Quỹ Yếu Lược)
+ Trị điếc tai, đau trong lỗ tai: Bách hợp khô, tán bột, uống nóng, mỗi ngày 8g (Thiên Kim Phương)
+ Trị nhọt sưng lên không chảy mủ: Bách họp giã nát với muối, đắp vào (Ứng Nghiệm Phương)
+ Trị hóc xương: Bách hợp 150g, nghiền nhỏ, dùng mật ong dán quanh gáy và cổ họng, khi khô thì thay, ngày 3-5 lần (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Lợi đại tiểu tiện: Bách hợp, Mạch môn đông, Bạch thược dược, Cam thảo, Đăng tâm, sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị phù thủng: Bách hợp, Bạch thược dược, Bạch phục linh, Xa tiền tử, Tang căn bạch bì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị tà khí sinh nóng lạnh ê ẩm mình: Bách hợp, Tri mẫu, Sài hồ, Trúc diệp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bổ trung ích khí: Bách hợp, Bạch thược dược, chích Cam thảo, Mạch môn đông, Ngũ vị tử, sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị đau dạ dày mãn tính hay tái phát, ợ hơi sình bụng: Bách hợp 30g, Ô dước 9g, sắc uống. Vị hàn thêm Cao lương khương 3g, Đau nhức thêm Diên hồ sách 9g, có thể làm viên để uống (Bách Hợp Ô Duớc Thang- Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Phân biệt:
1) Cần phân biệt với cây hoa loa kèn trắng còn gọi là huệ tây (Lilium longiflorum Thub). Cây mọc đứng. lá mọc cách, màu lục bóng, gân lá song song. Hoa mọc thành chùm mọc ngả ra, thơm. Bao hoa hình phễu dài gồm 6 mảnh màu trắng rời nhau và loe ra phía ngoài. Nhị 6, bao phân đính lưng. Vòi nhụy 1, đầu nhụy 1 chia ra làm 3 núm rõ. Quả nang. Cây thường dùng làm cảnh. Kinh nghiệm dân gian dùng làm thuốc chữa thổ huyết, tim hồi hộp và phù thủng.
Longi lily (Lilium longiflorum) = Easter Lily = Bạch Huệ = Hoa loa kèn trắng = Hoa huệ tây
2) Cây Bách hợp khác với cây Huyên thảo hay Hoa hiên (Hemerocalls fulva Linn.) là cây thảo sống lâu năm có thân thể rất ngắn và có rễ phình thành củ nhỏ. Lá hình mũi mác mọc từ rễ lên đài và hẹp, trên mặt có nhiều gân dọc, xếp hai giẫy trên một mặt phẳng, dài tới 50cm cuống lá không phân biệt với phiến lá. Trục hoa cao bằng lá và phân nhánh ở phía trên, mang 6-12 hoa, hoa to màu vàng đỏ, dài 8-10cm. Bao hoa hình phễu, phía trên xẻ thành 6 mảnh hình cánh hoa có sọc ngang nhị 6 bầu 3 ô quả hình 3 cạnh, chứa nhiều hạt bóng mau đen. Ra hoa vào mùa hè thu. Cây mọc hoang dại hay được trồng ở nhiều nơi ở nước ta để lấy hoa nấu canh ăn (gọi là kim châm). Kinh nghiệm trong dân gian dùng lá hay hoa làm thuốc chữa chẩy máu cam. Rễ dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, sốt, lỵ, chảy máu cam nôn ra máu, ỉa ra máu. Lá và rễ đâm tươi đắp lên trị sưng vú.
3) Không nhầm lẫn cây Bách hợp với cây Hoa loa kèn đỏ hay Tỏi Voi Amaryllis belladona Sweet.) thuộc họ Amaryllidaceae. Là cây thảo sống lâu năm nhờ có thân hành to hình quả lê. Lá dài hình dải, hẹp và nhọn. Hoa to không đều, mọc từ 6-10 cái thành một tán có mo bao bọc. Lá dài hoa dính thành ống ngắn 6 nhị. Bầu hạ quả nang tròn. Ra hoa vào tháng 2 tháng 3. Cây thường được trồng làm cảnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét