Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Cây chùm bao -Passiflora foetida L

Tên khoa học là Passiflora foetida L. Ngoài ra còn có các tên dân gian khác: lạc tiên, hồng tiên (lạc tiên đỏ), dây nhãn lồng (long châu cầu), dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường, mỏ pỉ, quánh mon (Tày), cỏ hồng tiên (Thái), tây phiên liên. Gọi là chùm bao vì quả được bọc bởi một vỏ lưới. Cây mọc tự nhiên hàng rào, ở ven rừng, đồi núi ...v...v...
Nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới củ Mỹ. Hiện nay đã được lan tràn khắp nơi vùng nhiệt đới.
Loại này rất đa dạng, gồm khoảng 37 giống
Đồng nghĩa :
Dysosmia foetida (L.) M. Roemer
Granadilla foetida (L.) Gaertner
Passiflora foetida var. hispida (Candolle ex Triana & Planchon) Killip
Passiflora hispida Candolle ex Triana & Planchon
Tripsilina foetida (L.) Rafinesque
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Dây nhãn lồng mọc hoang dại khắp các vùng đồi núi, các lùm bụi, leo lên các loại cây khác. Nó cũng được trồng ở các vườn thuốc.
Mô tả thực vật :
Passiflora foetida là một cây ( dây ) thân thảo, thường niên, đôi khi người ta thấy sống nhiều năm, bò hay leo bằng tua quấn. Cây hoàn toàn được bao phủ bởi lông xanh lá cây kế nâu mềm dài 1,5 mm, kết thúc bằng 1 tuyến cho ra mùi và nhớt.
Lá mọc đối, mang bởi một cuống dài 2 – 6 cm ; có lông tơ, không tuyến, gồm phiến lá hình bầu dục, phần trên rộng hơn phần dưới, 4 – 13 x 4 – 12, phần dưới lá hẹp hơn giống hình trái tim, 3 thùy , thông thường thùy giữa lớn hơn nhiều so với thùy bên.
Mặt dưới có lông mịn với những tuyến mật phần ngoài viền và vài sợi lông tuyến.
Hoa đơn độc, gồm :
- 3 lá đài, tạo thành một lưới bao với những sợi dính nhau.
- 5 đài hoa trắng ở trên.
- 5 cánh hoa 1,5 – 2 cm màu trắng.
Một vòng sợi tạo thành 2 nhóm phía ngoài 1 cm ( 3 nhóm trong rất nhỏ ), màu trắng và màu xanh tím nhạt.
- Một cuống hoa 5 – 7 mm, mang nhụy đực và bầu noản :
- 5 nhụy đực mang những bao phấn quay phía dưới.
- 1 bầu noản hình bầu dục, trên đầu mang 3 hay 4 vòi nhụy cái.
Hoa nở vào buổi sáng và khép lại buổi tối sau đó mờ dần nhanh chóng.
Trái : nạt màu vàng hay màu đỏ cam, hình trứng, 2 – 3 cm đường kính, bọc bởi một lớp lưới, bên trong chứa nhiều hạt. Trái chứa một bột nạt trong mờ có hương vị thơm, không chua, ăn được.
Bộ phận sử dụng :
Thân, lá, trái
Thành phận hóa học và dược chất :
Những thành phần với lượng lớn gồm ;
- alcaloïdes,
- phénols,
- hétérosides của flavonoïdes,
- hợp chất cyanogènes.
- flavonoïdes4,
- Pachypodol,
- 7,4'-dimethoxyapigénine,
- ermanine,
- chrysoeriol,
- apigénine,
- vitexine,
- isovitexine,
- luteolin-7-glucoside,
- kaempférol,
- glucoside cyanogènes,
- Tétraphylline A và B,
- sulfate de tétraphylline B,
- déidacline,
- volkenine
- acides béo
- acide linoléique và acide linolénique,
- alpha-pyrones gọi là passifloricines.
Đặc tính trị liệu :
● Ở Việt Nam, y học dân gian thường sử dụng dây chùm bao để trị :
- Chứng mất ngủ hay mơ,
- Phụ nữ hành kinh sớm,
Dung dịch trích từ dây chùm bao có tác dụng :
- an thần,
- chống sự căn thẳng tinh thần,
- giúp cho những người lao động trí óc bớt căn thẳng thần kinh, có thể đưa đến hậu quả suy nhược tim mạch và cơ thể.
- Dân gian biến chế thành trà chùm bao để trị mất ngủ.
● Ở Brésil, dây chùm bao được sử dụng dưới dạng nước ( lotion ) và phấn thạch cao để chữa :
- Viêm quầng ( da bị nhiễm trùng streptococcus- b- hémolytique ) tạo thành một quầng đỏ tươi .
- Viêm sưng da ,
Lá ngâm vào nước sôi để trị :
- Bệnh hystérie còn gọi là ý bệnh,
- Mất ngủ.
● Ở Ấn Độ, nơi mà cây chùm bao được trồng rất rộng lớn, lá được áp dụng để trị bệnh đầu :
- Chống mặt,
- Nhức đầu,
- Cây được nấu sắc dùng để trị bệnh suyễn.
● Ở Réunion, cây được dùng như :
- Thuốc trấn thống,
- dịu đau điều kinh
- và chứng hystérie (ý bệnh, bệnh thần kinh ).
Ứng dụng :
Cách bảo quản và sử dụng :
▪ Theo y học dân gian, người ta hái đọt non ( cả lá, dây và quả ) nầu canh với cá thịt … để trị :
- bệnh mất ngủ,
- giúp hạ nồng độ cholestérol tăng bất thường.
- Ăn ngon
- và ổn định tinh thần.
▪ Dân quê thường lấy đọt non luộc ăn trước khi ngủ độ vài giờ xem như liều :
- thuốc an thần thiên nhiên.
▪ Có thể thu hoặch đem về phơi khô thái nhuyễn bảo quản dùng làm trà uống lâu dài và liên tục.
▪ Trị ho : dùng dưới dạng thuốc sắc 3 – 15 gr / ngày.
Dùng lá chùm bao nấu nước tắm, giả cành lá tươi để đắp trị phù thủng, viêm mủ ở da, ngứa, loét ở chân.
Thực phẩm và biến chế :
Chùm bao nấu canh tôm cá ( chép theo món ăn gia chánh Việt Nam )
Nguyên liệu (Cho một tô vừa)
● 100g dây, lá, đọt non chùm bao rửa sạch để ráo.
● 50g tôm đất tươi lột vỏ.
● 100g cá rô làm sạch, ướp trộn với 1/3 muỗng cà phê muối tiêu, hai tép hành tím băm, hấp chín, để nguội, gỡ lấy nạc, rỉa bỏ xương.
● Gia vị.
Cách làm :
* Làm nóng một muỗng xúp dầu ăn, cho cá vào xào nhẹ tay, để riêng.
* Phi thơm một muỗng xúp dầu ăn với một củ hành tím đập dập, cho tôm vào xào sơ rồi châm vào khoảng 1,2 lít nước, nêm 1/2 muỗng cà phê muối. Khi nước sôi, thả chùm bao vào, đảo đều rau, để sôi qua hai - ba phút, nghe dậy mùi thơm là trút phần cá vào, để sôi lại và nêm tùy ý.
* Mùi chùm bao rất thơm và thích hợp với vị cá rô. Tùy ý dùng lượng rau nhiều hơn, nhưng canh sẽ đắng.
Cây chùm bao hay còn có tên gọi khác là cây lạc tiên, là loại cây quý có dược tính tốt cho cơ thể, thường được dùng làm thuốc an thần và trị các chứng mất ngủ lâu ngày không khỏi đạt hiệu quả cao. Cây chùm bao có tên khoa học là Passiflora foetida L, họ chùm gửi. Ngoài ra còn có các tên dân gian khác là: hồng tiên, lạc tiên, long châu cầu... nhưng thông dụng nhất là chùm bao vì quả được bọc bởi một vỏ lưới. Thân mềm dạng dây leo, có lông mềm dài 1,5 mm, lá hình tim, mọc so le, có 3 thùy, hoa đơn độc 5 cánh màu trắng, già chuyển màu tím nhạt. Quả hình trứng dài, bọc bởi lớp vỏ lưới (áo ngoài). Được chiết xuất hoạt chất chế tác dược phẩm an thần giúp chống stress dành cho giới lao động trí óc luôn căng thẳng thần kinh, dẫn đền hậu quả suy nhược tim mạch, cơ thể. Cây  được nhiều nước ở châu Âu, Mỹ sử dụng. Các nghiên cứu cho thấy nó có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: trấn tĩnh, an thần, chống hồi hộp, lo âu, mất ngủ. Nó còn có tác dụng trực tiếp lên cơ trơn, làm giãn và chống co thắt nên chữa được các chứng đau do co thắt đường tiêu hóa, tử cung. Cách sử dụng giản đơn Hái đọt non (cả lá, dây và quả) nấu canh với tôm, thịt, cá đồng giúp dễ ngủ, giúp chặn đứng hiệu quả nồng độ cholesterol tăng bất thường, ăn ngon miệng, ổn định tâm sinh lý. Cũng có thể thu hoạch chùm bao mọc hoang ở hàng rào, lùm bụi cây khắp đồng ruộng, vườn cây. Một số bài thuốc từ cây chùm bao Trị mất ngủ Đem về phơi khô (cả rễ, dây, lá, quả), thái dài 3 cm, sao khử thổ, tán nhuyễn thành dạng bột, pha thêm vào một chén nước cốt trà đen đậm (khoảng 5 kg/chùm bao), vò viên tròn cỡ ngón tay út. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 viên, liên tục trong 60-90 ngày trị mất ngủ. Trị stress dai dẳng, mệt mỏi cơ thể 300 gr chùm bao tươi (cả lá, dây, quả), phơi 2 

nắng (hoặc sao khử thổ vừa vàng) + 200 gr râu bắp vừa ngậm sữa (rửa sạch) + 100 gr rau má (sao khử thổ vừa héo), sắc chung với 500 ml nước có pha ¼ muỗng muối hạt, còn lại 200 ml nước, uống 2 lần/ngày trưa, tối. Liên tục 7 ngày sẽ an thần, chống stress. Trị đau nhức xương khớp, hạ huyết áp ở người cao tuổi laptop cũ giá rẻSử dụng đơn thuốc sau: 500 gr chùm bao (cả rễ, dây lá, quả non), 300 gr hoa thiên lý, 100 gr lá mướp đắng non. Tất cả sao khử thổ, tán nhuyễn dạng bột, cho thêm 50 gr đậu xanh (để cả vỏ), rang chín, cũng tán nhuyễn. Mỗi ngày pha 3 muỗng canh vào 100 ml nước sôi để nguội, uống mỗi khi khát. Sau 10 ngày sẽ kết quả. Bệnh hạ huyết áp dùng đơn thuốc này cũng hiệu nghiệm. Trị bệnh ngoài da Theo may lanh cu sách “Thuốc cổ truyền và ứng dụng lâm sàng” của giáo sư Hoàng Bảo Châu, dây, lá, hoa thái nhỏ, phơi khô của lạc tiên có công dụng an thần, giải nhiệt, mát gan; chữa trị chữa đau đầu, mất ngủ, thường phối hợp thêm với một số vị thuốc khác. Có tài liệu cho biết có thể dùng quả lạc tiên sắc lấy nước uống chữa lỵ; lá lạc tiên nấu nước để tắm, rửa trong chữa trị viêm da, mụn mủ, ghẻ ngứa. Dùng lá lạc tiên nấu nước tắm rửa Chữa thần kinh suy nhược Dùng dây, lá lạc tiên 8 - 10g, sắc uống. Hoặc phối hợp với lá vông, lá dâu tằm, tâm sen, nấu thành cao lỏng uống, ngày dùng 2 - 5g, uống trước khi đi ngủ. Làm dịu thần kinh, trợ tim Lạc tiên được dùng làm thuốc an thần chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh. Nhân dân vẫn hay lấy ngọn non luộc ăn vào buổi chiều  hoặc trước khi đi ngủ vài giờ. Dạng dùng thông thường là cao lỏng có đường, được pha chế như sau: Cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, liên tâm 2,2g, đường 90g, nước vừa đủ 100ml, axít benzonic để bảo quản và cồn vừa đủ để hòa tan axít benzonic. Ngày dùng 2 - 4 thìa to, trẻ em 1 - 2 thìa cà phê. Uống trước khi đi ngủ làm thuốc an thần, gây ngủ, chữa hồi hộp, bồn chồn. Chữa lỵ Dùng qủa lạc tiên 60 g, rửa sạch, sắc lấy nước, pha thêm đường, chia 2 lần uống trước bữa ăn Giải nhiệt cho cơ thể Quả chín (càng chín càng thơm 0,5kg), bổ đôi, nạo hết ruột, ép và lọc lấy dịch quả. Đường trắng 250g hòa với một lít nước đun sôi để nguội. Đổ dịch quả vào nước đường, trộn đều. Nước quả lạc tiên trứng có mùi thơm đặc biệt, vị hơi chua, chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin B2. Tư vấn khám hô hấp miễn phí. Tham khảo thêm các thông tin về sức khỏe tại chuyên trang tạp chí của chúng tôi. Kiến thức được tổng hợp từ nhiều nguồn và cập nhật thường xuyên. Chuyên trang tạp chí kính chúc quý độc giả có được những thông tin bổ ích hơn.  







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét