Ngưu thiệt còn gọi là cây lưỡi bò, chút chít. Tên khoa học Rumex Wallichi Meisn. Họ rau răm Polygonaceae... Chút chít
Tên khác : Thổ đại hoàng, Lưỡi bò, Dương đề.
Tên khoa học : Rumex wallichii Meissn., họ Rau răm (Polygonaceae).
Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng: Rễ củ (Radix Rumicis)
Thành phần hóa học chính: Anthranoid, tanin, nhựa.
Công dụng : Thuốc nhuận tràng, tẩy, chữa hoàng đản, mụn nhọt, hắc lào, đầu có vẩy trắng, ứ huyết sưng đau.
Cách dùng, liều lượng:
Nhuận tràng: dùng 4-6g.
Tẩy: dùng 6-12, dùng dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng, bột.
Rễ, lá tươi, giã vắt lấy nước (hoặc rễ khô ngâm cồn) bôi chữa hắc lào, tắm ghẻ.
Cây thảo, rễ khỏe, thân mọc đứng, có rãnh. Các lá gần gốc có kích thước lớn hơn các lá phần trên nhiều, phiến lá hình mũi mác dài, hẹp, hơi nhọn ơ hai đầu
DƯƠNG ĐỀ 羊 蹄
Rumex wallichii Meissn.
Tên Việt Nam: Chút chít, Lưỡi bò, Gót dê.
Tên khác: Trục (Thi Tiểu Nhã), Súc quỷ mục, Đông phương túc, Liên trùng lục (Bản Kinh), Ngốc thái (Đào Ẩn Cư Bản Thảo), Dương đề đại hoàng (Canh Tân Ngọc Sách), Thủy hoàng cân (Tục Danh), Bại độc thái, Ngưu thiết thái, Kim kiều (Bản Thảo Cương Mục), Quỷ Phỉ căn, Ngưu đồi, Trư nhĩ đóa (Hòa Hán Dược Khảo), Giả ba thái (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên gọi: Cây có tên lưỡi bò vì lá giống lưỡi bò, hoặc gọi Dương đề vì cây giống Chân dê, hoặc gọi Chút chít vì trẻ con thường lấy 2 lá cò sát vào nhau tạo ra tiếng kêu “Chút chít”.
Tên khoa học: Rumex wallichii Meissn. (Rumex maritimus Hook, Rumex japonicus meism).
Họ khoa học: Polygonaceae.
Mô tả: Cây thảo, rễ khỏe, thân mọc đứng, có rãnh. Các lá gần gốc có kích thước lớn hơn các lá phần trên nhiều, phiến lá hình mũi mác dài, hẹp, hơi nhọn ơ hai đầu, nhẵn, mép nguyên, các lá ở phần giữa có cuống và phiến hẹp hơn, còn các lá ở trên cùng thì rất hẹp, đầu thuôn dài, bẹ chìa mỏng, khá phát triển.
Hoa họp thành chùy ở ngọn, và gần ngọn tạo thành những xim có mang rất nhiều hoa, mọc sát nhau nhất là ở đỉnh, trên cụm hoa có nhiều lá hẹp hình dài, cuống hoa mảnh, có đốt ở phần gốc. Bao hoa có 6 mảnh, vòng trong tròn, kéo dài ra thành một đầu nhọn. Nhị 6, đính ở gốc của bao hoa, bao phấn đính nhụy nhiều. Quả hình 3 cạnh nằm trong bao hoa tồn tại.
Phân biệt: Cần Phân biệt với cây Thổ đại hoàng (Rumex madaio Makino) (Xem: Thồ đại hoàng).
Địa lý: Cây mọc hoang ở khắp nơi, ở bờ ruộng ẩm, hoặc ở trong các ruộng rau muống, nương mạ đã hết nước. Thường xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 5.
Thu hái, sơ chế: Rễ thu hoặc quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa thu đông (Tháng 8,9,10). Đào lấy rễ cây già, rửa sạch, bỏ rễ con, để nguyên hoặc thái mỏng, phơi hay sấy khô.
Phần dùng làm thuốc: Lá, rễ.
Mô tả dược liệu: Mấu rễ tròn, dài 10-20cm, đường kính 1-1,5cm, vỏ ngoài màu vàng nâu hay nâu tươi, có vết nhăn dọc, cắt ngang vết cắt không bằng phẳng, lổn nhổn màu vàng, mùi nhẹ, đặc biệt.
Tính vị: Vị đắng hơi chua, tính mát. Có độc ít.
Tác dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, nhuận trường, sát trùng.
Chủ trị:
+ Trị hắc lào, lở ngứa, chốc đầu, đầu nổi vẩy trắng, tiêu ứ huyết sưng đau, ngứa âm hộ.
Cách dùng: Muốn uống để nhuận trường thì sắc uống. Dùng ngoài da lấy củ tươi hoặc lá tươi giã nát hòa với dấm hoặc giã sống để bôi hoặc đắp.
Liều dùng: Nhuận trường từ 1-6g, tẩy xổ từ 2-12g.
Kiêng kỵ: Tỳ Vị hư hàn, ỉa chảy không nên dùng.
Bảo quản: Để trong lọ kín, để nơi khô ráo.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị ngứa ngáy có trùng dùng rễ cây Dương đề, đâm nát trộn mỡ heo bỏ vào tý muối xức hàng ngày (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị hầu tý, dùng rễ cây Dương đề loại nguyên 1 củ, quyết với giấm lâu năm rịt lên cổ (Thiên Kim Phương).
+ Trị đầu nổi vẩy trắng dùng rễ cây Dương đề đâm với nước mật của con dê xức vào (Thánh Huệ Phương).
+ Trị đại tiện táo bón, dùng rễ Dương đề sắc với 1 chén nước còn 6 phân uống lúc nóng (Thánh Huệ Phương).
+ Trị đại tiện ra máu, dùng rễ cây Dương đề sắc còn nguyên vỏ, gừng giã mỗi thứ nửa chén rồi sao đỏ, tẩm giấm bỏ bã sắc uống (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
+ Trên mặt nổi từng vết đỏ như đồng tiền lớn, dùng Đại hoàng 120g đâm lấy nước, Xuyên sơn giáp 10 cân đốt tồn tính, Xuyên tiêu (tán bột) 15g, gừng sống 120g đâm lấy nước, trộn lại nghiền nát, lấy vải bọc lại sát vào, nếu khô bỏ dấm vào sát tiếp (Lục Thị Tích Đức Đường).
+ Da nổi lên từng đám nhỏ kết thành về ra mồ hôi ngứa. Dùng rễ Dương đề hai lượng, Khô phàn 6g, Khinh phấn 3g, Sinh khương nửa lượng, tất cả quyết nhuyễn lấy nước rửa, dùng tay cạo cho lóc vẩy để thuốc thấm vào (Lục Thị Kinh Nghiệm Phương).
+ Ngứa lâu ngày không khỏi, dùng rễ cây Dương đề đâm vắt lấy nước bỏ vào một chút Khinh phấn trộn sệt sệt xức vào 3-5 lần thì khỏi (Giản Yếu Tế Chúng Phương).
+ Xổ: Dương đề củ 6g, Cam thảo 3g, nước 300ml sắc còn phân nửa chia 2-3 lần uống, buổi sáng lúc đói (Kinh nghiệm dân gian).
+ Công hạ gấp trong bệnh bí ỉa, dùng 2-9g, Dương đề, nhai sống hoặc sắc uống, nếu không ra dùng Dương đề 9g, Chỉ xác 9g, Mộc thông 6g sắc uống, sau 1 giờ chưa đi thì sắc nước thứ 2 uống tiếp (Kinh nghiệm dân gian).
+ Dùng rễ bột Dương đề 90g, ngâm với rượu 600, chừng 500ml trong 10 ngày, lọc lấy nước xứ vào nơi hắc lào, có thể dùng để bôi ghẻ hoặc trứng cá (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị ngứa ngoài da: Dùng lá tươi Dương đề giã nát ,sát nhè nhẹ nơi ngứa (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ngưu bì tiển, viêm da thần kinh, Rễ dương đề 8 chỉ, Khô phàn 6g. Tất cả tán bột trộn chung với dấm xức vào nơi đau ngứa, ngày 1-2 lần ( Dương Đề Căn Tán- Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ung nhọt sưng đau: Rễ dương đề mài với dấm, xức bên ngoài (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị viêm amiđan cấp tính:Rễ dương đề tươi 30g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị táo bón: rễ Dương đề 15g sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị bón, trĩ nội ra máu, đau nhức không yên: Rễ Dương đề tươi 30g, thịt heo 120g, nửa kg. Nấu cho thịt mỡ nhừ, lấy nước nấu và ăn thịt (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Cây lưỡi bò (có lá giống như lưỡi trâu bò nên gọi là ngưu thiệt) ngoài ra còn có tên gọi khác là chút chít, thổ đại hoàng, dương đề… là loại cây thảo, rễ khỏe, thân mọc đứng, có rãnh. Các lá gần gốc to hơn các lá phần trên nhiều, phiến lá hình mũi mác dài, hẹp, hơi nhọn ở hai đầu, nhẵn, mép nguyên. Hoa ở ngọn, mọc sát nhau nhất là ở đỉnh, cuống hoa mảnh, có đốt ở phần gốc. Bao hoa có 6 mảnh, vòng trong tròn, kéo dài ra thành một đầu nhọn. Quả hình 3 cạnh. Cây mọc hoang ở khắp nơi, ở bờ ruộng ẩm, hoặc ở trong các ruộng rau muống, nương mạ đã hết nước.
Cây lưỡi bò thường mọc từ tháng 1 đến tháng 5.
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ, thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa thu đông. Đào lấy rễ cây già, rửa sạch, bỏ rễ con, để nguyên hoặc thái mỏng, phơi hay sấy khô. Dược liệu là mấu rễ tròn, dài 10-20cm, đường kính 1-1.5cm, vỏ ngoài màu vàng nâu hay nâu tươi, có vết nhăn dọc, cắt ngang vết cắt không bằng phẳng, lổn nhổn màu vàng, mùi nhẹ.
Theo Đông y, cây lưỡi bò có vị chua đắng, tính lạnh tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, nhuận tràng, sát trùng… Có tác dụng chữa táo bón, mụn nhọt, hắc lào, ứ huyết sưng đau…
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian
- Chữa táo bón: Rễ lưỡi bò 4g, cam thảo 4g. Tất cả rửa sạch đổ 3 bát con nước sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày, uống lúc còn nóng. Uống liền 3 ngày.
- Chữa hắc lào: Dùng rễ lưỡi bò 90g, phơi khô ngâm với 600ml rượu, mỗi ngày lắc bình 1 lần, ngâm khoảng 10 ngày, lọc lấy nước bôi vào vùng da bị hắc lào đã rửa sạch thấm khô, ngày 1 lần. Dùng liền 5 ngày.
- Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ): Rễ lưỡi bò 15g, thái mỏng, cho thêm ít dấm đắp vào mụn khoảng 1- 2 giờ, tháo bỏ thuốc ngày một lần, đắp liền 3 ngày.
- Chữa mẩn ngứa do nóng: Dùng lá lưỡi bò tươi 15g, rửa sạch giã nát, sát nhè nhẹ nơi ngứa, sau khi đã rửa sạch, lau khô ngày 2 lần.
Lưu ý: Những người hư hàn, tiêu chảy không dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét