Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Cỏ lưỡi rắn trắng (Bạch hoa xà thiệt thảo) - thảo dược chữa ung thư


Bạch hoa xà thiệt thảo

Cây có lá như lưỡi rắn nên có tên Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo,Giáp mãnh thảo, Xà thiệt thảo, Nhị Diệp Luật (Trung Dược Học), Xà thiệt thảo, Ải cước bạch hoa xà lợi thảo (Quảng Tây Trung Dược Chí), Mục mục sinh châu dược Tiết tiết kết nhụy thảo, Dương tu thảo (Quảng Đông Trung Dược), Xà tổng quản, Hạc thiệt thảo Tế diệp liễu tử (Phúc Kiến Trung Thảo Dược), Tán thảo, Bòi ngòi bò, Bòi ngòi bò (Việt Nam).

Dân gian từng truyền tụng một bài thuốc chữa ung thư gan hiệu nghiệm được cho là của một tử tù, với 2 cây thuốc là cỏ lưỡi rắn trắng và bán biên liên.

Trong Đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, còn có tên là bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo. Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê. Đây là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này. Nó được dùng toàn cây làm thuốc.


Theo y học hiện đại, do tăng cường khả năng của đại thực bào trong hệ thống lưới- nội mô và bạch cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm. Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom; ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo ra. Nó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch…
Trong dân gian, cây chủ yếu được dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng có thể tới 60 g thuốc khô, tương đương với khoảng 250 g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể liều lượng. Ở nước ngoài, bạch hoa xà thiệt thảo còn được bào chế thành dạng thuốc tiêm để chữa các bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa…

Một số bài thuốc Nam đơn giản

Chữa ung thư gan: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, chó đẻ răng cưa 30 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa ung thư dạ dày: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60 g, hạt bo bo 40 g, đường đỏ 40 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm họng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa phù thũng: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, rễ cỏ tranh 30 g, râu ngô 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa viêm gan vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, chó đẻ răng cưa 30 g, nhân trần 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa sỏi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim tiền thảo 20 g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Hoặc: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, nhân trần 40 g, kim tiền thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang (lợi đởm hợp tễ). Bài thuốc này đã được Trung Quốc áp dụng trên lâm sàng, có tác dụng lợi mật, tăng bài tiết mật. Thường được áp dụng cho bệnh sỏi mật, bệnh đường mật…

Chữa lỵ trực trùng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, rau sam 20 g, lá mơ tam thể 20 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa lỵ, viêm phần phụ: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang. (Phúc kiến trung thảo dược).

Chữa nhọt lởBạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim ngân hoa 20 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa rôm sảyBạch hoa xà thiệt thảo, cúc liên chi dại. Hai vị lượng bằng nhau. Dùng để nấu nước tắm.

Chữa vết thương sưng đau: Bạch hoa xà thiệt thảo 200 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa mụn nhọt: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa rắn cắnBạch hoa xà thiệt thảo 100 g, giã nát, cho thêm nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn, còn nước uống.
bach-hoa-xa-thiet-thao
BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO
Tính vị -
– Trung dược đại từ điển: đắng ngọt, lạnh.
– Trung Dược học: hơi đắng ngọt, lạnh.
– Trung Tây dược chí: Vị đắng ngọt, tính ấm, không độc.
– Mân Nam dân gian thảo dược: đắng, bình, không độc.
– Tuyền châu bản thảo: ngọc hơi chua, tính lạnh.
– Quảng Đông Trung dược II: Cay sáp, lạnh, không độc.
- Qui kinh -
– Trung dược học: Vào kinh Vị, Đại trường, Tiểu trường.
– Quảng Tây Trung dược chí: Vào 3 kinh Tâm, Can, Tỳ.
- Công dụng và chủ trị -
Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc.
Trị phế nhiệt ho suyễn, viêm amidan. viêm họng, viêm ruột thừa, kiết lỵ, nhiễm trùng đường tiểu, hòang đản, viêm gan,viêm xoang chậu, viêm phần phụ, đinh nhọt sưng, u bướu. Cũng có thể dùng trị ung thư đường tiêu hóa.
– Triều Châu chí – Vật sản chí: Thân lá ép nước uống, trị viêm ruột thừa, lại còn có thể trị các bệnh về ruột.
– Quảng Tây Trung dược chí: Trị trẻ con cam tích, vết thương rắn độc cắn, ung thư sưng.
Trị ngòai Bạch phao sang, Xà lại sang.
– Mân nam dân gian thảo dược: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm giảm đau.
– Tuyền châu bản thảo: Thanh nhiệt tán ứ, tiêu ung giải độc. Trị ung nhọt, bệnh tràng nhạc (loa lịch), lại cón có thể thanh phế hỏa, tả phế nhiệt. Trị phế nhiệt suyễn xúc (thở gặt). ho nghịch, ngực buồn bực.
– Quảng Tây Trung dược chí: Thanh nhiệt giải độc, họat huyết lợi tiểu. Trị viêm amidan, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan, kiết lỵ, nhiễm trùng đường tiểu, tiểu nhi cam tích.
- Ứng dụng -
1. Nhọt sưng lở độc, yết hầu sưng đau, vết thương rắn độc cắn: Bổn phẩm đắng lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc khá mạnh, dùng trị các chứng do nhiệt độc gây ra, uống trong dùng ngòai đều được. Như đơn dụng thứ tươi giã nát đắp ngòai, điều trị ung sưng lở độc, cũng có thể cùng dùng với Kim ngân hoa, Liên kiều, Dã cúc hoa v.v…; Dùng trị trường ung đau bụng, thường cùng dùng với Hồng đằng, Bạch tương thảo, Mẫu đơn bì v.v…; Nếu trị cổ họng sưng đau phần nhiều cùng dùng với Hòang cầm, Huyền sâm, Bản lam căn v.v…; Nếu dùng trị vết thương rắn độc cắn, có thể  đơn dụng thứ tươi giã nát vắt nước trong uống hoặc sắc nước uống, bã đắp vào vết thương, hiệu quả điều trị khá tốt, cũng có thể ứng dụng phối ngũ với Bán chi liên, Tử hoa địa đinh, Tảo hưu v.v…Gần đây lợi dụng bổn phẩm có công hiệu thanh nhiệt giải độc tiêu sưng, đã dùng rộng rãi điều trị các chứng ung thư.
2. Nhiệt lâm rít đau: Bổn phẩm cam hàn, có công hiệu thanh nhiệt lợi thấp thông lâm, đơn dụng bổn phẩm điều trị bàng quang thấp nhiệt, tiểu tiện nhỏ giọt sáp đau, cũng thường cùng dùng với Bạch mao căn, Xa tiền thảo, Thạch vi v.v…
Ngòai ra bổn phẩm có thể thanh nhiệt lại kiêm lợi thấp, còn có thể dùng trị thấp nhiệt hòang đản.
- Cách dùng và liều dùng -
– Uống trong: sắc thang, 1 ~2 lượng; hoặc giã lấy nước. Dùng ngòai : Giã đắp (Trung dược đại từ điển).
– Sắc uống 15 ~ 60g. Dùng ngòai lượng thích hợp (Trung dược học).
- Kiêng kỵ -
– Quảng Tây Trung dược chí: Đàn bà có thai dùng cẩn thận.
– Trung dược học: Âm thư và Tỳ Vị hư hàn kỵ uống.
- Nghiên cứu hiện đại -
1. Thành phần hóa học:
– Tòan cây phân tách ra Hentriacontane, Stigmasterol, Ursolic acid, Oleanolic acid, β-sitosterol, β-sitosterol -D-glycoside, Coumaric acid v.v… (Trung dược đại từ điển).
– Toàn thảo hàm chứa asperuloside, asperulosidic acid, deacetylasperulosidicacid, genipoSidic acid, scandoside, scandodide methyl ester, 6-O-p-hydroxycinnamoyl scandoside methylester, 6-O-P-methO-xycinnamlyl scandoside methyl ester, 6-O-feruloyl scandoside methyl ester, 2-methyL-3-hvdroxyanthraquinone, 2-methyl-3-methoxyanthraquinone, 2-methyl-3-hvdroxy-4-methoxyanthraquinone v.v…[1-3], cùng với ursolic acid, β-sitosterol, [4], hentriacon-tane, stigmasterol, oleanolic acid, β-sitosterol-β-D-glucoside, p-coumaricacid v.v…[5,6] (Trung Hoa bản thảo).
2. Tác dụng dược lý:
1- Tác dụng chống u bướu:
Ở ngòai cơ thể (tương đương thuốc sống 6g/ml) có tác dụng ức chế khá mạnh đối với tế bào lympho cấp, bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân (monocyte) cùng với tế bào u bướu (tumour cell) kiểu bạch cầu hạt mạn tính (phép thử ống nghiệm xanh metylen); dùng máy hô hấp họ Ngõa (warburg’s manometer) xác định, đối với 2 cái trước thì tác dụng ức chế cũng tương đối mạnh.
Từng dùng cao ngâm cho chuột con S – 180  và ung thư bụng nước họ Ngải, cùng với điều trị thực nghiệm  bướu thịt (sarcoma) Kichita (Kiết điền) cho chuột lớn, đều không có tác dụng chống ung thư rõ rệt; 0,5 ~ 1g thuốc sống/ ml có ức chế ở ngòai cơ thể đối với bướu thịt Kichita và ung thư bụng nước họ Ngải (phép thử ống nghiệm xanh metylen), nhưng tác giả cho rằng điều này thuốc tính không đặc thù (Trung dược đại từ điển).
2- Tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm:
Tác dụng kháng khuẩn ngòai cơ thể không rõ rệt, chỉ tác dụng hơi yếu đối với khuẩn cầu chùm sắc kim vàng và trực khuẩn lỵ.
Quan sát dịch sắc đối với công năng bảo vệ hệ thống nội bì dạng lưới và ảnh hưởng của sức sống bảo vệ bạch cầu  ở trong ngòai cơ thể của  thỏ viêm ruột thừa nhân tạo và bình thường, cho rằng tác dụng kháng viêm của nó  là nhân tố kích thích tăng sinh hệ thống nội bì dạng lưới và tăng cường sức sống bảo vệ gây ra.
Ngòai ra tiêm dịch Bạch hoa xà thiệt thảo vào xoang bung chuột con có thể xuất hiện tác dụng giảm đau, trấn tỉnh, thúc ngủ (Trung dược đại từ điển).
3- Phản ứng không tốt: Bổn phẩm lúc dùng liều 30 ~ 60g, chưa thấy độc tính rõ và tác dụng phụ, cá biệt ca bệnh sau khi liên tục uống thuốc có hiện tượng miệng khô. Dịch tiêm của nó tiêm tĩnh mạch liều lớn, có thể làm số bạch cầu hạ thấp độ nhẹ, sau khi ngừng thuốc có thể khôi phục bình thường. Ngẫu nhiên thấy phản ứng dị ứng mụn chẩn sắc đỏ và hô hấp khó khăn v.v…sau khi ngừng thuốc thì thuyên giảm (Trung dược học).
- Bài thuốc cổ kim tham khảo -
+ Phương 1:
Trị kiết lỵ, viêm đường tiểu: Bạch hoa xà thiệt thảo 1 lượng. Sắc nước uống.
(Phúc Kiến Trung thảo dược)
+ Phương 2:
Trị hòang đản: Bạch hoa xà thiệt thảo 1 ~ 2 lượng. Lấy nước dịch hòa mật ong uống.
(Hạ môn)
+ Phương 3:
Trị trẻ con kinh nhiệt, không ngủ được: Xà thiệt hòang tươi, giã nước, uống 1 thìa canh.
(Mân Nam dân gian thảo dược)
+ Phương 4:
Trị mụn nhọt nóng sưng đau: Xà thiệt hòang tươi rửa sạch, giã nát đắp vào, khô lại thay.
(Mân Nam dân gian thảo dược)
+ Phương 5:
Trị vết thương rắn độc cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo tươi 1 ~ 2 lượng. Giã nát vắt lấy nước hoặc sắc nước uống, bã đắp vết thương.
(Phúc Kiến Trung thảo dược)
(Chú ý: Trước khi sử dụng phương này, bạn cần tham khảo thêm ý kiến thầy thuốc.)
+ Phương 6:
– Chủ trị:  Ung thư ruột, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư mũi họng.
– Thành phần: Bạch hoa xà thiệt thảo 150g, Bạch mao căn 100g, đường cát đỏ 100g.
– Cách dùng: Đem 2 vị trước sắc nước bỏ bã, thêm đường đỏ hòa tan, làm trà uống, uống liền vài tháng.
+ Phương 7:
– Chủ trị:  Nhiễm trùng hệ tiết niệu.
– Thành phần: Bạch hoa xà thiệt thảo, Kim ngân hoa, Dã cúc hoa mỗi vị 30g; Thạch vi 15g, Xa tiền thảo 40g.
– Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang. Uống liền 5 ~ 7 ngày.
+ Phương 8:
– Chủ trị:  Viêm phổi.
– Thành phần: Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Ngư tinh thảo 20g (bỏ sau), Trần bì 5g.
– Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
+ Phương 9:
– Chủ trị:  Chứng uất tích mào tinh sau khi thắt ống dẫn tinh.
– Thành phần: Bạch hoa xà thiệt thảo 50g, Tiểu hồi hương 10g.
– Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang, uống liền 1 tháng.
+ Phương 10:
– Chủ trị:  Hòang đản.
– Thành phần: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, Bạch mao căn 30g.
– Cách dùng: Sắc nước, phân 2 lần uống, mỗi ngày 1 thang.







1 nhận xét:

  1. Xin cảm ơn: bài viết rất hay Phòng khám đa khoa ÂU Á Các bạn có thắc mắc về điều trị bệnh trĩ nội :hãy gọi ngay cho tôi để được hỗ trợ miễn phí cắt trĩ nội soi Phòng khám nam khoa, chuyên điều trị bệnh trĩ nội uy tín nhất

    Trả lờiXóa