BÒNG BONG - Herba Lygodii.
Tên thuốc: BÒNG BONG - Herba Lygodii.
Tên khoa học: Lygodium sp., Họ: Bòng bong (Schizaeaceae). Cây mọc hoang leo trên các cây khác ở bờ bụi. Tên khác: Thòng bong
Thòng bong là một loại quyết có hiệp rất dài, mọc leo. Thân rễ bò, lá dài, có nhiều cặp lá chét, mỗi lá chét có nhiều lá chét con mang ổ tử nang ở mép. Bao tử hình 4 mặt trắng xám hơi vàng. Vòng đầy đủ nằm ngang gần đỉnh bảo tử nang.
5. Phân bố:
Mọc phổ biến ở các bụi rậm, bờ rào.
6. Trồng trọt:
7. Bộ phận dùng:
Cả dây mang lá (Herba Lygodii.)
8. Thu hái, chế biến:
Gần như quanh năm, phơi khô mà dùng, không phải chế biến khác.
9. Thành phần hoá học:
Flavonoid, acid hữu cơ.
10. Công dụng:
Chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu, đái ra sỏi. Trị chấn thương, ứ huyết, sưng đau.
11. Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g dạng nước sắc (thường kết hợp với Thổ phục linh)
12. Bài thuốc:
Bài thuốc chữa vết thương phần mềm: Kinh nghiệm của cụ lang Long Hải Dương (Hải Dương). Rửa vết thương bằng nước sau đây: Lá trầu không tươi 40g, Phèn phi 20g. Dùng 2 lít nước nấu lá Trầu không xong để nguội, gạn lấy nước trong cho Phèn phi vào, đánh cho tan, đem lọc để rửa vết thương.
Sau khi rửa vết thương, băng bằng thuốc sau đây: Lá mỏ quạ tươi (Cudrania cochinchinensis) rửa sạch bỏ cọng, giã nhỏ đắp lên vết thương. Nếu vết thương xuyên thủng thì đắp cả 2 bên: ngày rửa và thay băng 1 lần, sau 3-5 ngày thấy đỡ thì 2 ngày thay băng một lần. Nếu vết thương tiến triển tốt nhưng lâu đầy thịt thay thuốc gồm lá Mỏ quạ tươi và lá Thòng bong hai thứ bằng nhau: Giã nát đắp vào vết thương, ngày rửa thay băng một lần, 3-4 ngày sau lại thay bằng thuốc: Lá Mỏ quạ tươi, lá Thòng bong, lá Hàn the 3 vị bằng nhau giã nát, đắp lên vết thương nhưng chỉ 2-3 ngày mới thay băng một lần (Tạp chí Đông y 4/1966)
Chú ý: Người ta dùng bào tử ở phía sau lá của loài Lygodium
5. Phân bố:
Mọc phổ biến ở các bụi rậm, bờ rào.
6. Trồng trọt:
7. Bộ phận dùng:
Cả dây mang lá (Herba Lygodii.)
8. Thu hái, chế biến:
Gần như quanh năm, phơi khô mà dùng, không phải chế biến khác.
9. Thành phần hoá học:
Flavonoid, acid hữu cơ.
10. Công dụng:
Chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu, đái ra sỏi. Trị chấn thương, ứ huyết, sưng đau.
11. Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g dạng nước sắc (thường kết hợp với Thổ phục linh)
12. Bài thuốc:
Bài thuốc chữa vết thương phần mềm: Kinh nghiệm của cụ lang Long Hải Dương (Hải Dương). Rửa vết thương bằng nước sau đây: Lá trầu không tươi 40g, Phèn phi 20g. Dùng 2 lít nước nấu lá Trầu không xong để nguội, gạn lấy nước trong cho Phèn phi vào, đánh cho tan, đem lọc để rửa vết thương.
Sau khi rửa vết thương, băng bằng thuốc sau đây: Lá mỏ quạ tươi (Cudrania cochinchinensis) rửa sạch bỏ cọng, giã nhỏ đắp lên vết thương. Nếu vết thương xuyên thủng thì đắp cả 2 bên: ngày rửa và thay băng 1 lần, sau 3-5 ngày thấy đỡ thì 2 ngày thay băng một lần. Nếu vết thương tiến triển tốt nhưng lâu đầy thịt thay thuốc gồm lá Mỏ quạ tươi và lá Thòng bong hai thứ bằng nhau: Giã nát đắp vào vết thương, ngày rửa thay băng một lần, 3-4 ngày sau lại thay bằng thuốc: Lá Mỏ quạ tươi, lá Thòng bong, lá Hàn the 3 vị bằng nhau giã nát, đắp lên vết thương nhưng chỉ 2-3 ngày mới thay băng một lần (Tạp chí Đông y 4/1966)
Chú ý: Người ta dùng bào tử ở phía sau lá của loài Lygodium
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét