Các chất độc có trong Abrus precatorius gọi là abrin và rất giống với ricin. Nó là một chất nhị trùng bao gồm hai cấu trúc dưới phân tử protein, gọi là A và B. Chuỗi B có tác dụng "gắn" abrin vào tế bào: nó liên kết với các protein vận chuyển trong màng tế bào để sau đó vận chuyển chất độc vào trong tế bào. Khi đã ở trong tế bào, chuỗi A năn cản việc tổng hợp bằng cách thụ động hóa cấu trúc dưới phân tử 26S của ribosom. Một phân tử abrin sẽ làm cho khoảng 1.500 ribosom bị thụ động trên 1 giây. Các triệu chứng ngộ độc là y như ngộ độc ricin, ngoại trừ liều gây tử vong của ricin là khoảng 75 lần cao hơn của abrin. Abrin có thể giết chết người với số lượng lưu thông nhỏ hơn 3 μg (microgam).
Trong y học cổ truyền, theo trang Web của lương y Nguyễn Kỳ Nam người ta dùng rễ, dây và lá được thu hái vào mùa thu-đông, tốt nhất lúc cây mới ra hoa. Dùng dạng tươi hoặc phơi, sấy khô. Hạt độc nên chỉ dùng ngoài cơ thể.
Thành phần hóa học: Trong hạt có protein độc: L(+) abrin, glucozit abralin, hemagglutinin làm vón máu, N-mêtyl tryptophan, men ureasa. Rễ và dây có lá chứa glycyrrhizin.
Dùng chữa ho, cảm sốt, vàng da (hoàng đản) do viêm gan siêu vi trùng, giải độc, vị ngọt nên dùng trong các đơn thuốc cho dễ uống. Ngày 8-16g rễ, dây, sắc. Hạt độc, giã đắp ngoài, sát khuẩn, tiêu viêm, làm mụn nhọt chống vỡ, trị vú sưng đau, tắc tia sữa.
Hạt của Abrus precatorius có giá trị trong việc làm đồ trang sức của một số dân cư bản địa nhờ màu sắc rực rỡ của nó. Một phần ba vỏ hạt (phần có rốn hạt) có màu đen, trong khi phần còn lại có màu đỏ tươi, giống như con bọ rùa. Việc làm đồ trang sức bằng hạt cam thảo dây là nguy hiểm, và đã có thông báo về các trường hợp tử vong do bị đâm vào tay trong khi khoan lỗ trên hạt để xỏ dây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét