Đối với người bị đau dạ dày hẳn chẳng còn ai xa lạ với cái tên chè dây nữa đúng không? Chè dây được người ta truyền tai nhau rằng chữa đau dạ dày hiệu quả lắm. Vừa an toàn, không tác dụng phụ lại rẻ tiền nữa. Nhưng nó không chỉ có mỗi công dụng đối với bệnh đau dạ dày đâu. Chè dây còn có nhiều tác dụng lắm. Miễn sao bạn sử dụng chè dây đúng liều lượng và thời gian là được.
1. Tìm hiểu đặc điểm của cây chè dây
Ngoài cái tên chè dây thì người ta cũng rất hay gọi nó là trà dây đấy! Ở một số nơi thì sẽ gọi là khau rả hay bạch liễm. Nói chung là những tên này không phổ biến lắm. CÒn tên tiếng Anh theo danh pháp của nó chỉ có 1 thôi là Ampelopsis cantoniensis. Cũng giống như nho đây là loại cây có 2 lá mầm. Và cũng vì thế mà nó được xếp vào họ Nhọ.
1.1 Đặc điểm bên ngoài của chè dây
Chè dây là một loại thảo dược rẻ mà quý. Thân cây là thân thảo leo bám vào bờ tường, cột trụ hay bất cứ chỗ nào bám được. Thân cây chỉ cao chừng 1m đổ lại thôi. Nhưng các dây leo lại có thể dài đến 2, 3m cơ đấy! Lá cây chè dây khá dài. Trung bình cũng dài từ 7 đến 10cm. Nhìn thoáng qua thì lá chè dây khá giống lá kinh giới vì cũng có hình răng cưa như vậy.
Nhưng lá chè dây thì viền lá sẽ có màu đỏ tía. Lá cây có 2 mặt với 2 màu đậm nhạt rõ rệt. Mặt trên nhẵn và nhạt màu hơn. Trong khi mặt dưới màu xanh lục sẫm. Khi lá bắt đầu bung nở thì thường có màu xanh tía. Nhưng càng lớn thì sắc tía mất đi và sắc xanh ngày 1 đậm lên.
Hình dáng của hoa chè dây thì khá giống nụ hoa tam thất. Những bông hoa này mọc thành từng chùm tạo thành 1 khối hoa màu trắng xinh xắn. Mỗi độ tháng 6 đến tháng 7 bạn sẽ được chiêm ngưỡng hoa nở trắng xinh trên cành. Khi hoa tàn là thàng 9 thì sẽ lộ ra quả. Những quả nhỏ cỡ ngón tay út màu đỏ tươi đẹp mắt.
1.2 Chè dây có từ bao giờ và mọc nhiều ở đâu
Nghe qua tên hẳn nhiều người sẽ nghĩa đây là 1 loại chè mà người dân trồng rồi chế biến. Nhưng thực tế thì không phải vậy đâu. Nguồn nguyên liệu này hoàn toàn từ tự nhiên cả đấy. Không có địa phương hay nơi nào chuyên trồng chè dây này cả đâu.
Ở những khu vực núi non hiểm trở như vùng Tây Bắc người ta tìm thấy lượng chè dây tương đối nhiều. Ví dụ như các tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Lào Cai,… Ở miền Trung cũng có 1 vài tỉnh có loại chè này trong tự nhiên. Như Quảng Bình, Đà Nẵng hay Quảng Nam,…
Ban đầu lọai chè này ít người biết đến. Thế nên công dụng của nó ra sao càng chẳng ai hay. Nhưng khi nhiều báo đài đăng tin về loại chè này tốt ra sao, người ta mới sử dụng nhiều. Trong khi người dân tộc miền núi đã dùng nó làm thuốc chữa bệnh từ rất lâu rồi.
1.3 Thu hái và chế biến chè dây đúng cách
Người ta thường thu hái chè dây vào độ tháng 4 đến tháng 10. Khi thu hoạch không chỉ hái mỗi lá mà cả dây người ta cung chặt đem về.
Nhiều người nghĩ chè dây cứ chặt về làm sạch rồi chặt khúc phơi khô là xong. Không đâu. Để có được những gói chè dây thơm ngon thì cần phải có các công đoạn thủ công tỉ mỉ lắm đấy!
- KHi thu hoạch chè dây xong người ta sẽ bỏ đi lá già hay cành héo. Vì chúng còn rất ít tác dụng.
- Sau đó thì mới đem chặt thành các khúc cỡ đốt ngón tay thôi. Riêng loại chè này người ta không hề chặt dài.
- Sau đó đem chè đi ủ. Ít nhất là 1 đêm. Còn thông thường thì là 2 đêm. Người ta sẽ sử dụng hoàn toàn cách ủ truyền thống để chè lên phấn. Đồng thời các dưỡng chất có trong chè còn nhiều nhất.
- Sau đó mới đem chè đi phơi. Nhưng cũng chỉ phơi đến khi chè vừa tới thôi. Nghĩa là không phơi nỏ.
- Sau đó lại đem chè đi sao trên chảo than củi. Khi nào phấn trắng của chè lên mịn và chè thơm là được.
Lưu ý: Lớp màu trắng hay còn gọi là phấn đấy là do trong quá trình sao chè, tự bản thân chè tiết ra đấy!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét