Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Top 7 tác dụng của cây rau bớp tím

Kết quả hình ảnh cho Physalis angulata L.Rau bớp tím là loại cây rất phổ biến tại nước ta. Chúng thường mọc dại góc vườn hoặc ven đường. Trong kí ức tuổi thơ của nhiều người, rau bớp tím là một trong những loại cây thường hái để chơi trò “bán đồ hàng”. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, loại cây này lại có rất nhiều công dụng. 

Những đặc điểm nổi bật của cây rau bớp tím

Rau bớp tím hay còn được biết đến với những tên gọi khác như: cây bôm bốp, thù lù cạnh hay cây lồng đèn là loại cây thuộc họ Cà (Solanaceae) và có tên khoa học là Physalis angulata L.
Trong tự nhiên, cây rau bớp sinh trưởng rất mạnh mẽ, mọc hoang dại và là cây thuộc họ thân thảo. Chiều cao trung bình của những cây bớp tím thường vào khoảng 75 cm. Cây mọc với nhiều cành và thường mọc rủ xuống và rất xum xuê.
Cây rau bớp tím có rất nhiều đặc điểm đặc trưng. Trong đó lá cây thường có hình bầu dục, xanh non, các tán lá mọc so le, nối liền với thân bằng cuống lá. Khi ra hoa, rau bớp tím có màu trắng, nhụy vàng và hình 5 cánh. Nổi bật nhất của cây rau bớp tím đó chính là quả. Nhiều người vẫn thường quen gọi cây này là cây lồng đèn bởi khi kết quả, những chùm quả căng mọng sẽ được bọc trong một cái túi bảo vệ. Quả rau bớp tím mọng, hình tròn, bề mặt nhẵn. Đặc biệt, khi tách lớp bao, bóp quả sẽ thấy có rất nhiều hạt nhỏ li ti, hình thận.
Cây rau bớp tím rất phổ biến tại nước ta nhờ vào khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp. Chúng mọc hoang tại ven đường, bờ ruộng, trong vườn, trên bãi cỏ hay các khu đất hoang. Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy loại cây này tại bịa rừng có độ cao dưới 1.500m.
Không giống các loại cây dại khác, cây rau bớp tím có thể sử dụng tất cả các bộ phận bao gồm rễ, thân, lá, quả. Có thể thu hái vào bất kì thời điểm nào trong năm và khi sử dụng dưới dạng dược liệu thì đều có thể dùng ở dạng tươi lẫn phơi khô tích trữ.
Chính vì đặc tính rất dễ sử dụng nên loại cây này trở nên thân thuộc trong đời sống. Không chỉ gắn liền với tuổi ấu thơ của nhiều người, rau bớp tím còn là loại cây chứa rất nhiều công dụng tuyệt vời mà bạn có thể chưa hề ngờ đến.
Các nghiên cứu khoa học mới đây đã chỉ ra rằng, trong rau bớp tím có rất nhiều các chất dinh dưỡng quý giá và cân thiết có thể kể đến như sau: Physalin A-D, F, các alkaloid, chất béo, Protein, đường, Cacbohydrat, Vitamin C, chất xơ, lưu huỳnh, sắt, kẽm, magie, canxi, photpho, clo, natri,…

Top 7 Tác dụng của Cây rau bớp tím

7 công dụng dưới đây của cây rau bớp tím chắc chắn sẽ khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ bởi loại cây vốn rất quen thuộc này.

Rau bớp tím sử dụng làm các món ăn

Người dân quê vốn không còn xa lạ gì với những món ăn hấp dẫn đến từ cây rau bớp tím. Mọc hoang dại, xum xuê lại rất mạnh mẽ nên cây rau bớp tím vốn không cần sử dụng thuốc trừ sâu hay các loại hóa chất. Bạn hoàn toàn có thể ra vườn, kiên nhẫn một chút hái đầy một rổ rau và về xào cùng thịt hay nấu canh. Hương vị ngọt thanh, mát lành của rau bớp tím chắc chắn sẽ khiến bạn ăn một lần và ngay lập tức mê mẩn.

Rau bớp tím và các công dụng trong chữa bệnh

Sách Đông y có ghi chép rất rõ ràng về những công dụng của cây bớp tím trong chữa bệnh.
– Theo đó, loại cây này có thể thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, chỉ khái, lợi thấp. Chính vì vậy trong nhiều bài thuốc loại cây này có thể sử dụng để làm thuốc lợi tiểu và chủ trị các chứng bệnh phổ biến, thông thường như: cảm sốt, tiểu đường, viêm họng, ho khan, ho có đờm.
– Người mắc thủy đậu, ban đỏ, nóng trong, nôn ói, sưng đau yết hầu, bệnh tay chân miệng cũng có thể sử dụng nước từ rau bớp tím để giải trừ độc tố, hỗ trợ điều trị rất hiệu quả.
– Các nghiên cứu từ viện Dược liệu Mỹ cho thấy hoạt chất Physalin A-D, F, L-O và Physagulin A-G có trong rau bớp tím có tác dụng vô cùng tuyệt vời nhằm chống lại và kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư ở một số dòng ung thư phổ biến như: gan, phổi, cổ tử cung hay vòm họng. Đây cũng là hoạt chất quan trọng giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể tối đa.
– Quả của rau bớp tím ăn có vị chua do chứa nhiều vitamin C có tác dung giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Scorbut. Nếu bạn từng chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da hoặc các vết thương lâu lành thì rất có thể là do cơ thể thiếu hụt vitamin C đấy nhé!
– Các công trình nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng cây rau bớp tím có tác dụng rất tuyệt vời kháng khuẩn, giảm lượng đường trong máu, hạ huyết áp, chống co thắt, chống nấm, chống đông máu…
  1. Cách dùng và liều lượng
Cây tươi: Đắp ngoài, uống nước cốt hoặc nấu nước rửa ngoài tổn thương. Ngày dùng tối đa 40 – 80g
Cây khô: Dùng theo dạng sắc uống, mỗi ngày 20 – 40g.

Gợi ý một vài bài thuốc từ cây rau bớp tím

Nếu vườn nhà bạn có sẵn một bụi rau bớp tím thì hãy lưu lại ngay những bài thuốc dân gian này nhé. Trong rất nhiều trường hợp, chúng sẽ giúp bạn có thể điều trị một số bệnh lý thông thường đấy!

Bài thuốc chữa viêm họng, ho khan hoặc có đờm, đi tiểu ít từ rau bớp tím

Để điều trị các bệnh lý viêm họng, ho khan hoặc có đờm, đi tiểu ít ban cần chuẩn bị khoảng 50g cây tầm bóp tươi hoặc khoảng 15g cây khô cũng được. Sau đó đem rửa sạch và sắc với khoảng 500ml nước uống làm nhiều lần trong ngày, có thể uống thay nước lọc. Kiên trì thực hiện từ 3 đến 5 ngày sẽ nhận thấy kết quả rõ rệt.

Cây rau bớp tím giúp điều trị các bệnh da liễu như tay chân miệng, nổi ban đỏ ngoài da, bệnh thủy đậu

Các bệnh lý này vốn không dễ dàng để điều trị, khi kết hợp sử dụng giữa thuốc tân dược và rau bớp tím sẽ cho hiệu quả nhanh chóng. Bạn cần sử dụng khoảng 50 – 100g tầm bóp tươi sau đó đem rửa sạch và sắc lấy nước uống. Tính mát, giải độc của rau bớp tím sẽ giúp các bệnh lý này nhanh chóng được đẩy lùi.

Rau bớp tím chữa mụn nhọt ở vú, mụn đinh độc

Để chữa trị những vết mụn nhọt, mụn đầu đinh gây đau nhức bạn có thể sử dụng khoảng 80g lá rau bớp tím. Sau đó đem rửa sạch, ngâm với một chút muối loãng và vớt ra cho ráo nước. Bạn lấy cối giã nát phần lá này và lọc để riêng bã và nước. Phần nước bạn uống còn bã sau khi giã có thể sử dụng trực tiếp đắp lên khu vực da bị bệnh hoặc nấu nước để rửa tổn thương. Thực hiện mỗi ngày 1 lần sẽ cho thấy hiệu quả vô cùng tuyệt vời.

Rau bớp tím giúp điều trị bệnh tiểu đường

Với tính mát, lại không chứa cholesterol, rau bớp tím chính là nguồn dược liệu quý giá giúp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Chỉ cần chuẩn bị khoảng 30g rễ rau bớp cùng với 1 quả tim lợn, chu sa. Khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu bạn đem rửa sạch sau đó cắt nhỏ rồi nấu chung với nhau trong khoảng 20 phút. Khi thấy nước cô đặc, gạn lấy nước uống mỗi ngày một lần. Sự dụng liên tục trong khoảng từ 5 – 7 ngày sau đó nghỉ nửa tháng và lại tiếp tục. Bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được hiệu quả khi chỉ số đường huyết ổn định hơn.

Rau bớp tím giúp hỗ trợ điều trị các loại ung thư phổi, ruột, gan, cổ tử cung, vòm họng, mũi

Cùng với các liệu pháp điều trị ung thư, rau bớp tím giúp hạn chế quá trình phát triển của các tế bào gây bệnh. Bài thuốc này được thực hiện tương đối đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị khoảng 30g cây tầm bóp khô, 40g cây bách giải sau đó cho vào cùng với 1,5 lít nước đem đi sắc. Khi nước sôi vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun cho đến khi cạn còn 500ml thì ngưng lại, tắt bếp. Đem chắt lấy nước và chia ra uống làm các lần trong ngày.

Một số lưu ý quan trọng khi dùng cây bớp tím

Mặc dù được sử dụng như một loại dược liệu lành tính tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu y khoa cũng chỉ ra rằng loại cây này khi sử dụng quá lâu không hề tốt. Do đó, trước mỗi bài thuốc nên có sự tham khảo ý kiến của thầy thuốc và dùng đúng liều được khuyến cáo.
  • Đối với những trường hợp người dùng gặp phải tình trạng dị ứng với rau bớp tím thì tuyệt đối không nên chữa bệnh bằng loại cây này. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng cây bớp tím nếu phát hiện các biểu hiện như nổi mẩn ngứa, tức ngực, khó thở, buồn nôn… thì nên ngưng uống ngay.
  • Khi sử dụng rau bớp tím với thuốc tây cần cân nhắc khoảng cách và liệu lượng dùng. Nếu dùng không đúng cách chúng có thể làm làm giảm tác dụng của thuốc tây đồng thời gây ra những biến chứng nguy hiểm.
  • Đặc biệt, cần có sự phân biệt chính xác giữa cây bớp tím và cây lu lu đực. Bởi 2 giống cây này có hình dánh tương đối giống nhau nhưng cây lu lu đực lại chứa độc tố solanin vô cùng nguy hiểm. Có thể phân biệt bằng cách nhìn hoa mọc: hoa tầm bóp thường mọc đơn độc và khi chín quả sẽ có màu đỏ vàng, tím, còn cây lu lu đực thì quả mọc thành chùm và có màu đen.
Kết quả hình ảnh cho Physalis angulata L.








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét