Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Xuyên luyện tử có tác dụng gì? – Cách bào chế, chú ý khi sử dụng

Xuyên luyện tử có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng trị các bệnh đau dạ dày, bụng trướng đau, đau bụng giun, sán thống, viêm gan, đau bụng kinh, bệnh giun đũa, sốt nóng hôn mê đau tim, đau sườn…
Xuyên luyện tử có tên gọi khác là: Xoan quả to, Vỏ khổ luyện bì…
Tên khoa học: Fructus Toosendan
Xuyên luyện tử là quả cây xoan quả to, quả khi còn non gọi Kim linh tử. Nên chọn  quả to hình cầu, dài 2,5-4cm, rộng 2-3cm, khi già phơi khô có màu vàng nhạt chắc, không mốc mọt là tốt. Cần phân biệt với cây Xoan nhà, còn gọi Xoan ta, Xoan trắng trồng lấy gỗ (Melia azedarach) quả nhỏ 1-1,5 cm chín thịt mền loại này chưa thấy dùng làm thuốc.
Xuyên luyện tử loài phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Ở nước ta, cây mọc tự nhiên trong rừng ở độ cao 500-2000m từ Sơn La, Hòa Bình đến Nghệ An.
Thành phần hóa học: Quả và vỏ đều chứa các alcaloid như là toosendanin, melianone, melianol, melianediol, azadirachtin, tanin…
Theo Đông y
Xuyên luyện tử có vị đắng, tính hàn, hơi có độc. Vào kinh can, vị, tiểu trường, bàng quang
Công dụng: Tả thủy, chỉ thống, sát trùng, thanh nhiệt, trừ thấp, hành khí, bài trùng, trừ nấm.
Chủ trị: Đau dạ dày, bụng trướng đau, đau bụng giun, sán thống, viêm gan, đau bụng kinh, bệnh giun đũa, sốt nóng hôn mê đau tim, đau sườn…
Liều dùng: 3 – 10g
Xuyên-luyện-tử
Hình minh họa: Vị thuốc Xuyên luyện tử trị các chứng đau dạ dày, đau bụng, sỏi tiết niệu…
Một số bài thuốc chữa bệnh dùng xuyên luyện tử
  1. Trị bụng dưới đau:
Xuyên luyện tử 80g, Hồi hương 80g, Phụ tử 40g. Dùng rượu 300ml, chưng chín, sấy khô, tán bột. Dùng Diên hồ 20g, Đinh hương 18 cái, Toàn yết 18 con. Tán nhuyễn, trộn đều với rượu hồ làm hoàn. Ngày uống 12 – 16g với rượu ấm. (Xuyên Luyện Hoàn II – Y Cấp).
  1. Trị đau dịch hoàn (sán khí):
Chích thảo, Lệ chi hạch, Nga truật, Phá cố chỉ, Quất hạch, Sơn thù, Tam lăng, Thanh diêm, Thông thảo, Tiểu hồ, Xuyên luyện tử. Lượng bằng nhau, Cam thảo giảm nữa liều. Sắc uống lúc đói. (Xuyên Luyện Thang – Vạn Bệnh Hồi Xuân).
  1. Chữa ngực bụng đầy đau, ợ chua, sán khí:
Bắc sa sâm 12g, Đương qui 12g, Xuyên luyện tử 6g, Câu kỷ tử 24g, Mạch đông 12g, Sinh địa 20g. Sắc  uống. Tác dụng: Dưỡng âm sơ Can, lý khí. (Nhất Quán Tiễn-Liễu Châu Y Thoại).
  1. Trị bụng đau, ngực sườn đầy đau, phụ nữ đau bụng khi hành kinh:
Diên hồ sách 3g, Kim linh tử (Xuyên luyện tử quả còn non) 12g. Tán bột, uống ngày 3 lần mỗi lần 10g.
  1. Trị đau ở vùng thượng Vị (do hàn thống):
Hồi hương 8g, Ngải diệp 4g, Xuyên luyện tử 8g. Sắc uống. (Lê Hữu Trác).
  1. Chữa Can Thận âm hư, Can khí uất gây nên ngực sườn đau tức, miệng đắng, ợ chua, họng khô, lưỡi đỏ khô:
Bắc sa sâm 14g, Đương qui 14g, Câu kỷ tử 12g, Mạch đông 12g, Sinh địa 20g, Xuyên luyện tử 8g. Sắc uống. Tác dụng: Tư dưỡng Can âm, sơ Can lý khí. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
  1. Sơ can lý khí, dưỡng huyết thông lạc:
Xuyên luyện tử 9g, tiểu hồi hương 3g, quế chi 6g, xuyên khung 4,5g, đương quy 9g, tế tân 3g, ô dược 9g, chỉ xác 4,5g, ngô thù du 3g, trần bì 6g. Đổ 1 lít nước sắc còn 300ml, ngày chia 3 lần, uống nóng.
  1. Chữa viêm dạ dày thể Can Vị có khí trệ:
Sài hồ 12g, Hương phụ 12g, Bạch thược 12g, Bạch linh 12g, Cam thảo 4g, Diên hồ 12g, Xuyên luyện tử 10g, Tô ngạnh, Chỉ xác đều 12g.
  1. Trị sỏi tiết niệu thể khí trệ huyết ứ:
Đào nhân 12g, xuyên khung 12g, ngưu tất 12g, hoạt thạch 15g; kê nội kim 12g, trạch tả 12g, ô dược, xuyên luyện tử đều 9g; hồng hoa, đương quy, đông quỷ tử đều 12g; kim tiền thảo 30g; hải kim sa, xa tiền tử đều 15g; thạch vĩ 12g, cam thảo 5g. Sắc uống trong 7 ngày, ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần 1 bát, uống ấm, trước hoặc sau ăn 1 giờ. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm phải đến bệnh viện để khám và điều trị.
Lưu ý: Kiêng kỵ phụ nữ có thai thì không nên dùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét