Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

Cây dướng tăng cường sinh lý, bổ thận tráng dương



Cây dướng tăng cường sinh lý, bổ thận tráng dương



Cây dướng và quả dướng
Cây dướng có quả dướng tác dụng bổ thận, tráng dương, điều trị liệt dương, phù thũng. Ngoài ra ngâm rượu quả dướng uống hàng ngày còn có tác dụng sáng mắt.
Cây dướng là một loại cây lớn, mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Người dân miền núi thường dùng vỏ cây này làm thừng hoặc làm dây cung, dây nỏ. Y học cổ truyền đánh giá rất cao tác dụng điều trị bệnh của cây dướng nhất là quả dướng. Quả dướng đem phơi khô ngâm rượu uống rất thơm ngon lại tốt cho sức khỏe đặc biệt là sinh lý nam giới. Cây mọc ở nhiều nơi khắp các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, nhưng hầu như chúng ta chưa biết tận dụng và sử dụng vị thuốc này. Ở bài viết này chúng tôi giới thiệu chi tiết về công dụng, cách dùng, cách chế biến quả dướng làm thuốc.

Tên khác

Cây dướng còn có tên là Chử đào thụ

Tên khoa học

Broussonetia papyrifera Vent

Khu vực phân bố

Cây dướng mọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung nước ta.
Mô tả hình cây dướng (Xem hình ảnh để thấy rõ hơn).
qua duong
Lá dướng có phiến lá hình trứng, dài 6-20cm, rộng 3-8cm, đầu lá hơi nhọn, Mặt trên lá có lông ngắn, mặt dưới lá có lông mềm màu xám trắng

Bộ phận dùng

Lá và quả dướng được dùng làm thuốc. Hàng năm từ tháng 8 tới tháng 11 âm lịch, người dân đi hái quả dướng về đem phơi khô dùng sắc uống hoặc ngâm rượu.

Thành phần hóa học

Quả dướng chứa rất nhiều hoạt chất quý, từ những năm 1960 đã có nhiều nghiên cứu về cây thuốc này, qua nghiên cứu các nhà khoa học tìm thấy trong quả dướng có chứa các chất: 4,75% lignin, canxi cacbonat, axit xerotic, các men lipaza, proteaza và zymaza.
Gần đây các nhà khoa học của viện y học Bắc Kinh còn tìm thấy trong quả dướng có chứa 0,51% chất saponin (Một hoạt chất rất quý thường thấy trong nhân sâm).

* Công dụng của cây dướng

Theo Y học cổ truyền quả dướng có tính hàn, vị ngọt, vào hai kinh tỳ và tâm có tác dụng làm sáng mắt, nhuận tràng, lợi tiểu tiện, bổ thận tráng dương, rất tốt cho người già. Sau đây là một số tác dụng chính của cây dướng:
  • Quả dướng có tác dụng bổ thận, tráng dương, mạnh gân xương
  • Tác dụng điều trị liệt dương (Dương vật không thể cương cứng)
  • Tác dụng điều trị chứng tiểu đêm, tiểu nhiều do chức năng thận suy giảm
  • Tác dụng điều trị thủy thũng(Phù thũng do tích nước)
  • Tác dụng điều trị kiết lỵ, bệnh đường ruộtKết quả hình ảnh cho Broussonetia papyrifera Vent

Cách dùng, liều dùng

1. Cách ngâm rượu quả dướng

Chuẩn bị:
  1. Quả dướng khô 1kg (Chọn loại quả đã chín)
  2. Rượu 40 độ: 5 ~ 6 lít
Ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được.
Quả dướng vị ngọt có tác dụng bổ tâm và tỳ, giúp khí huyết lưu thông, tiêu trừ phù thũng. Khi tỳ mạnh thì sinh tinh, mà rót đến thận nên đã làm dương vật mạnh lên. Tỳ mạnh lên giúp 5 tạng được bồi bổ, do vậy sử dụng quả dướng lâu dài sẽ giúp sáng mắt, mạnh gân xương, chống lão hóa.

2. Dùng làm thuốc bổ thận, tráng dương, điều trị tiểu đêm, phù thũng:

Chuẩn bị:
  1. Quả dướng 12g
  2. Kỷ tử 10g
  3. Thổ phục linh 10g
  4. Bạch truật 10g
  5. Đỗ trọng 10g
  6. Ngưu tất 8g
  7. Tiểu hồi 3g
Cách dùng như sau: Các vị thuốc đem rửa sạch, sắc với 1 lít nước,  sắc cạn còn 400ml, chia 3 lần uống trong ngày.

3. điều trị lỵ, tiêu chảy:

Cách dùng: Lá dướng tươi 50-100g, giã nát vắt lấy nước uống

1 nhận xét:

  1. Từ điển dược liệu VIỆT NAM >>> https://thuochay.top <<< . Trang Thuốc Hay này có thể tìm dược liệu theo bệnh lý các bạn nhé !

    Trả lờiXóa