Theo y học cổ truyền, Cúc chân vịt Ấn Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng bổ, khai thông, lợi tiểu, kích dục. Rễ và hạt trị giun. Dầu hoa có mùi tinh dầu thông có tác dụng giải nhiệt, bổ. Cây tươi giã ra cùng với bơ, bột, đường làm bánh ăn bổ, đồng thời ngăn bạc tóc và rụng tóc...
Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Cúc chân vịt Ấn
Cúc chân vịt Ấn, Cỏ chân vịt Ấn - Sphaeranthus indicus L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả: Cây thảo hằng năm có lông. Thân có cánh, các cạnh có răng. Lá xoan ngược hay hình ngọn giáo, hơi nhọn ở chóp, không cuống, thót lại ở gốc, ôm thân, có răng nhỏ ở mép, dài 2-4cm, rộng 6-20mm. Cụm hoa hình rổ đo đỏ, tập hợp thành cụm hoa đầu kép, xoan lúc non, tròn lúc già, to vào cỡ 1cm; lá bắc của các cụm hoa đầu đơn hình dải hay xoan ngược hẹp, có lông nhung ở ngọn, dài 3-4mm. Quả bế có hai loại; các quả ở ngoài dạng trứng thuôn có phần phụ dạng chai, các quả ở phía trong dạng tháp ngược có 4-5 cạnh không lồi.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Sphaeranthi Indici
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở ruộng nơi ẩm vùng đồng bằng Nam bộ: Đồng Tháp, Cần Thơ. Còn phân bố ở Campuchia, Lào, Ấn Độ, Malaixia, Inđônêxia, Úc châu.
Thành phần hoá học: Có alcaloid sphaeranthin và 0,01% tinh dầu nhớt màu vàng sẫm, trong. Hoa tươi chứa tinh dầu.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng bổ, khai thông, lợi tiểu, kích dục. Rễ và hạt trị giun. Dầu hoa có mùi tinh dầu thông có tác dụng giải nhiệt, bổ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, người ta dùng cây, chủ yếu là rễ và hạt làm thuốc trị giun, dưới dạng bột, với liều 2-8g. Cây tươi giã ra cùng với bơ, bột, đường làm bánh ăn bổ, đồng thời ngăn bạc tóc và rụng tóc. Hạt chiên trong dầu vừng hoặc rễ nấu nước uống được xem như là thuốc kích dục mạnh. Nước sắc cây cũng dùng chữa rối loạn đường tiết niệu. Hoa dùng nhai nuốt để điều trị viêm màng kết. Người ta còn dùng cây, nhất là vỏ quả làm thuốc duốc cá.
1. Điều trị đau đầu, đau nửa đầu
Sử dụng một lượng Cỏ chân vịt vừa đủ, rửa sạch, giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Mỗi lần sử dụng 10 – 15 ml, mỗi ngày dùng thuốc một lần.
2. Chữa chứng hôi miệng
Nghiền nhỏ dược liệu, hòa với giấm, dùng ngậm vào buổi sáng và buổi tối.
3. Điều trị các vết lở loét do bệnh giang mai gây ra
Nghiền nhỏ Cỏ chân vịt (khô), thêm một lượng nước vừa đủ, thoa lên vùng da bị ảnh hưởng. Mỗi ngày áp dụng một lần.
4. Điều trị ngứa da, bệnh ghẻ, lở loét
Sử dụng 2 – 3 lá Cỏ chân vịt khô, nghiền nhỏ, rây lấy bột mịn. Hào với nước ấm, thoa lên vùng da ngứa, mỗi ngày 2 lần.
5. Điều trị các bệnh lý ngoài da
Sử dụng một lượng vừa đủ lá khô dược liệu, hòa với nước ấm, dùng uống 2 lần mỗi ngày.
6. Hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc
Sử dụng hoa khô Cỏ chân vịt, nghiền nhỏ, rây lấy bột mịn. Mỗi lần sử dụng 1/4 muỗng cà phê, hòa với nước ấm, dùng uống.
7. Điều trị giun trong đường ruột
Sử dụng nửa muỗng cà phê bột Cỏ chân vịt, hòa với nước ấm, mỗi ngày uống một lần. Bài thuốc có thể đẩy giun ra khỏi hệ thống tiêu hóa.
8. Điều trị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu chức năng
Sử dụng 1/4 muỗng cà phê bột của hạt dược liệu hòa với nước ấm, dùng uống 3 lần mỗi ngày.
9. Chữa các bệnh về đường hô hấp
Sử dụng 500 g hạt Cỏ chân vịt, mỗi lần sử dụng nửa muỗng cà phê, hòa uống, dùng uống. Mỗi ngày dùng thuốc một lần.
10. Hỗ trợ chữa bệnh trĩ
Sử dụng rễ Cỏ chân vịt hòa với mật ong hoặc sữa bơ, dùng uống 2 lần mỗi ngày. Bệnh trĩ sẽ được cải thiện sau 2 – 3 tuần.
11. Điều trị chảy máu kinh nguyệt nặng
Sử dụng 3 g bột nghiền Cỏ chân vịt hòa với một cốc sữa bơ đầy, dùng uống 2 lần mỗi ngày.
12. Hỗ trợ cải thiện chức năng của mắt
Sử dụng 3 – 4 hoa Cỏ chân vịt tươi hòa với 2 muỗng cà phê dầu mè, dùng uống mỗi ngày để tăng cường thị lực và chống bệnh đau mắt đỏ.
13. Tăng cường chức năng tình dục
Sử dụng bột lá dược liệu hòa với một cốc sữa ấm vào buổi tối có thể tăng cường ham muốn tình dục, kéo dài thời gian quan hệ.
14. Hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp
Sử dụng Cỏ chân vịt, Gừng tươi, mỗi vị phân lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, hòa với nước ấm, dùng uống 2 lần mỗi ngày.
Cỏ chân vịt là loại dược liệu được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, trước khi sử dụng dược liệu, người dùng nên trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể và tránh các rủi ro có thể xảy ra.
Sự phân bố và cách thu hái chế biến cỏ chân vịt
● Ở nước ta, cỏ chân vịt thường mọc hoang ở khắp mọi nơi như đồng ruộng ẩm ướt, trên bãi đất hoang có cát. Cây thường được thấy nhiều ở các tỉnh đồng bằng Nam Bộ.
● Cỏ chân vịt có thể thu hái quanh năm.
● Sau khi thu hái mang về, rửa sạch, cây có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Một số nơi còn tán thành bột, dùng dần.
3. Công dụng của cỏ chân vịt
▶ Cỏ chân vịt có vị hơi đắng, không mùi, tính lạnh không độc.
▶ Cỏ chân vịt tươi có tác dụng tan huyết, dùng khô sao đen giúp cầm máu. Ngoài ra, cỏ chân vịt còn được dùng chữa bỏng, đau nhức.
▶ Đặc biệt, cỏ chân vịt khô còn được sử dụng điều trị viêm gan, vàng da, vàng mắt, tắc mật, tiểu tiện vàng sánh.
▶ Trong dân gian dùng cỏ chân vịt điều trị tiểu đường, kiểm soát đường huyết, trị thủy đậu.
4. Cách sử dụng cỏ chân vịt trong điều trị bệnh
✦ Bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị tiểu đường: 200g cỏ chân vịt, 1 quả cau tươi. Cỏ chân vịt (cắt bỏ phần rễ) rửa sạch, quả cau tươi đem cắt thành 4 phần. Sau đó bỏ vào ấm đổ vào ấm 7 chén (bát) nước vào sắc nấu cho đến khi cạn còn lại 4 chén là được. Lấy nước thuốc này uống liên tiếp trong vòng 1 tháng để thuốc có tác dụng.
- Nếu bệnh nhân tiểu đường ở mức độ tuýp I, II, thì dùng 50g cỏ chân vịt khô đun với 2lít nước, kiên trì uống hàng ngày bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng.
✦ Hỗ trợ điều trị bị bỏng lửa: Cỏ chân vịt sao thơm, tán thành bột, rồi trộn với lòng trắng của trứng gà, đắp lên vùng bị bỏng, sau 2 - 3 giờ thì lại thay một lần.
✦ Hỗ trợ điều trị váng đầu, hoa mắt, vàng da: Cỏ chân vịt (toàn cây) 30g sắc nấu với 400ml nước, chia nước thuốc làm 2 phần uống trong ngày.
✦ Hỗ trợ điều trị đau do thoái hóa đốt sống cổ - vai, nhức mỏi toàn thân, đau nhức vùng thắt lưng, thoái hóa cột sống, viêm khớp xương bả vai, đau dây thần kinh tọa, viêm xoang, đau đầu, tiết dịch mũi: Cỏ chân vịt khô 30g sao thơm, hãm với nước sôi uống thay trà, kiên trì dùng trong dùng uống, thời gian dùng có thể kéo dài tới hàng tháng.
✦ Bài thuốc hỗ trợ điều trị thủy đậu (dành cho người mới bị nổi): 60g cây cỏ chân vịt (cắt bỏ phần rễ, hoa) rửa sạch phơi hay sấy khô. Dùng 30g cỏ chân vịt, cắt nhỏ cho vào ấm sắc nấu với 400ml nước, sắc đến khi thuốc cô đặc lại còn 100ml thì tắt bếp, đổ ra chén, chia nước thuốc làm 2 phần uống trong ngày.
- 30g cỏ chân vịt còn lại, bạn đem đốt thành than. Sau đó tán nhỏ cỏ chân vịt đó thành bột rắc lên vùng da bị thủy đậu, ngày rắc 1 lần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét