Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Bông atiso có tác dụng gì?

Kết quả hình ảnh cho hoa atisoAtiso là loại cây được trồng nhiều ở vùng có khí hậu lạnh như Tam Đảo, Sa Pa, Đà Lạt. Hoa atiso được nhiều người biết đến với những công dụng tuyệt vời như dùng chế biến món ăn, pha trà uống, làm thuốc hỗ trợ chữa bệnh,…Tuy nhiên, cụ thể bông atiso có tác dụng gì thì nhiều người vẫn chưa nắm rõ. 

Atiso là cây gì?

Atiso có tên khoa học là Cynara scolymus, là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ châu Âu. Cây atiso thường cao khoảng 1-1,2 m, thân cây cao, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng. Lá của atiso to dài, mọc so le nhau, mặt trên màu xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và ngắn. Bông atiso màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài của hoa dày rộng và nhọn, đế hoa phủ lông tơ. Quả atiso nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng.
Trong atiso có chứa chất cynarine, inulin, inulinaza, tannin, muối hữu cơ của kim loại kali, canxi, magie, natri,…Bởi nhiều hoạt chất như vậy, atiso được con người trồng lấy hoa làm thực phẩm và dùng làm thuốc chữa bệnh. Ở Việt Nam, atiso được trồng nhiều ở vùng có khí hậu lạnh, đặc biệt trồng nhiều nhất ở Đà Lạt. Hoa atiso được các chuyên gia ẩm thực chế biến rất nhiều món ăn vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng nên không khó để mua loại hoa này. Ngoài ra, món atiso ngâm đường rất được nhiều người ưa chuộng và sử dụng thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe.

Bông atiso có tác dụng gì?

Hoa atiso tốt cho gan

Trong bông atiso có chứa silymarin, cynarin là những các chất chống oxy hóa có tác dụng phục hồi các chức năng của gan do dùng nhiều bia rượu hoặc thuốc lá. Ngoài dùng thuốc Tây điều trị một số bệnh liên quan đến gan, người ta có thể sử dụng bông atiso tươi hoặc khô giúp bệnh tình được cải thiện tốt hơn.

Chống lão hóa, viêm nhiễm

Cũng như hoa hồng khô, nhờ những chất chống oxy hóa có trong bông atiso giúp tăng cường và thúc đẩy sự hoạt động mạnh mẽ của hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, chất rutin trong nó giúp cơ thể tăng cường sức bền cho các mao mạch giúp các thành mạch đàn hồi và dẻo hơn. Điều này có tác dụng làm giảm khả năng đứt vỡ thành mạch. Đồng thời, hợp chất hữu cơ anthocyanins trong loài hoa này có thể chống viêm lão hóa hoặc viêm não,…

Ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư

Nếu củ khoai từ có tác dụng bổ trợ tốt cho tim mạch thì hoa atiso sấy khô hoặc tươi đều có khả năng loại bỏ các tế bào chết, tế bào không cần thiết ra khỏi cơ thể mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào khác. Sử dụng bông atiso đúng liều lượng giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các loại bệnh ung thư hiệu quả như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú,…

Tăng điều tiết tuyến mật và thúc đẩy tiêu hóa hiệu quả

Chất cynarin trong bông atiso còn có tác dụng điều tiết dòng chảy của mật trong hệ thống dẫn mật giúp cơ thể phân hủy chất béo dư thừa trong cơ thể. Bên cạnh đó, loài hoa này còn giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hơn và cải thiện chức năng của túi mật.

Giảm cholesterol xấu trong cơ thể

Theo các bác sĩ, nhờ các thành phần có trong bông atiso giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Bằng cách chúng kiềm chế hợp chất HMG – CoA reductase giảm lượng cholesterol xấu, phòng chống tối đa nguy cơ bị đau tim và đột quỵ ở người. Đặc biệt, những người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá nên sử dụng nhiều atiso để hỗ trợ ngăn ngừa các loại bệnh.

Sử dụng hoa atiso như thế nào?

Một trong những cách sử dụng hoa atiso hiệu quả đó là dùng chế biến các món ăn ngon hoặc nấu nước uống rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là gan của chúng ta. Vậy bông atiso tươi làm gì và nhiều người vẫn chưa biết cách ăn bông atiso? Bạn có thể chế biến món hoa atiso nhồi thịt, bông atiso nấu xương, dùng cánh hoa hầm chân giò, atiso hấp thịt, bông atiso luộc,…các món ăn này đều ngon và bổ dưỡng cho cơ thể. Trong đó, bông atiso nấu canh là món ăn thông dụng được nhiều người đưa vào thực đơn hàng ngày nhất.
Bạn có thể dùng bông atiso với nhiều dạng khác nhau như dùng tươi hoặc khô, có thể hầm uống hoặc nấu thành cao lỏng, cao mềm. Bên cạnh đó, còn có dạng chiết tươi bằng cồn hoặc làm cồn thuốc. Ngoài ra, bạn có thể mua các sản phẩm được chế biến từ loại bông này như thuốc đóng ống actisamin, atiso dạng viên, trà atiso,….

Sử dụng hoa atiso nên lưu ý những gì?

– Vị bông atiso cũng tương đối thơm và dễ uống nên được nhiều người pha trà dùng hàng ngày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống 0,5 lít nước atiso trong một ngày, không nên uống quá nhiều rất dễ bị đầy hơi chướng bụng. Uống nhiều có thể bạn thấy đói cồn cào nhưng mới chỉ ăn vài miếng đã cảm thấy no. Không chỉ người thường xuyên sử dụng bia rượu, thuốc lá mà người bị viêm loét dạ dày hoặc tá tràng cũng nên dùng atiso giúp giảm bớt gánh nặng cho gan, thận và khung ruột.
– Tuy nhiên, nếu dùng liều lượng atiso quá nhiều cũng có khả năng gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa, các vết loét trong dạ dày rất khó lành và gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, nếu chỉ có thói quen uống trà atiso thay nước trắng rất dễ bị táo bón bởi lượng sắt trong trà bao giờ cũng chiếm ưu thế khi tương tranh với các khoáng tố khác. Vì thế, lạm dụng uống trà khiến cơ thể thiếu chất, mệt mỏi, gây biếng ăn,…
– Ngoài ra, mặc dù uống trà atiso tốt cho gan của người nhưng nếu uống quá liều lượng cho phép sẽ có tác dụng ngược lại. Uống quá nhiều chỉ thêm gánh nặng giải độc cho lá gan, thậm chí còn tổn hại đến gan nếu trước đó nó đã vướng phải một số bệnh mãn tính nào đó. Vì thế, trước khi sử dụng sản phẩm bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.
– Điểm lưu ý nữa, khi mua bông atiso khô bạn nên tìm những nơi uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm để không gây hại cho sức khỏe. Bởi hiện nay thị thị trường hàng giả tràn lan, rất khó phân biệt. Ngoài ra, trước khi chế biến atiso bạn nên rửa sạch bụi bẩn bám trên hoa rồi mới sử dụng.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét