Cây mật gấu là gì?
Cây mật gấu là dạng cây thân thảo và là một trong những vị thuốc nam quý. Thân cây mềm, mọc thành từng bụi một, có chiều cao trung bình khoảng 2 đến 5 mét, bụi lớn có thể cao đến 8m. Lá của cây mật gấu có màu xanh lục, chiều dài của lá khoảng 20 cm, có hình bầu dục. Hoa của cây mọc thành từng chùm ở đầu cành, chiều dài của chùm hoa có thể dài đến 30cm và hoa của cây mật gấu có màu vàng nhạt. Quả của cây có hình cầu hoặc có hình trứng khác nhau, trung bình chiều dài của quả có chiều dài khoảng 1,5cm và quả có màu xanh, khi chín thì quả có màu tím đậm.
Cây mật gấu có tên khoa học là Gymnanthemum amygdalinum thuộc họ Cúc (Asteraceae) và biết đến với các tên khác như: Cây lá đắng,….
Phân bố:
Cây mật gấu sống ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, như khu vực Châu Phi là thích hợp để cho loại cây này phát triển tốt. Tuy nhiên loại cây này cũng được phân bố tại Việt Nam và thườn được trồng hoặc mọc hoang nhiều ở những vùng nam bộ. Ngoài ra cũng được trồng ở các tỉnh phía bắc như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu…
Bộ phận sử dụng làm thuốc:
Theo đánh giá của các chuyên gia thì phần thân và phần lá của cây chứa nhiều dược chất nhất, vì vậy mà phần lá và thân được chọn sử dụng làm thuốc, ngoài ra có thể sử dụng phần rễ làm thuốc.
Thành phần hóa học có trong cây:
Những nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những thành phần hóa học có chứa trong cây là: Alkaloids, tannin, saponin, glycoside, Steroid, acid phenolic, edothraquinone and sesquiterpene, các thành phần hóa học khác là Magnesium, chromium, sắt, đồng, kẽm, protein thô, chất xơ, carbohydrate và các Vitamin, acidamin như: A, E, C, B1, B2, Leusine, Isoleusine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine,…
Những nghiên cứu khoa học về cây mật gấu:
Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội dược liệu TPHCM thì mật gấu là một cây thuốc chữa bệnh và chỉ ra mật gấu có chất kháng sinh, chất này rất tốt cho bệnh nhân viêm gan, tiểu đường, loãng xương và chống ung thư.
Theo Dược sĩ Lê Kim Phụng giảng viên trường đại học Y dược TPHCM thì cây mật gấu tuy có nhiều công dụng với sức khỏe.
Theo nhiều nghiên cứu, cây mật gấu được ghi nhận có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hóa, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.
Theo tài liệu được ghi trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 chứng minh rằng, lá mật gấu có khả năng làm hạn chế tỉ lệ nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
Theo đông y:
Cây mật gấu có vị đắng, tính mát, tác dụng giúp làm mát gan, giải độc, hỗ trợ hạ men gan và hỗ trợ trị một số bệnh về đường tiêu hóa.
Công dụng của cây Mật Gấu:
- Làm mát gan, giải độc và hỗ trợ làm hạ men gan.
- Hỗ trợ tốt cho người bị đái tháo đường và kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể.
- Hỗ trợ làm tăng cường khả năng sinh sản.
- Hỗ trợ giúp trị ho, đau họng và hỗ trợ trị các bệnh về xương khớp.
- Giúp làm hạ huyết áp và hỗ trợ trị sốt rét.
- Hỗ trợ giúp điều trị các bệnh về đường tiêu hóa.
- Hỗ trợ phòng và điều trị bệnh sỏi mật.
- Giúp giải rượu và làm giảm mỡ bụng.
Một số bài thuốc về cây Mật Gấu:
Giúp làm mát gan, giải rượu và giúp loại bỏ các chất độc trong cơ thể:
Dùng thân cây cắt thành các lát nhỏ sau đó cho vào nồi và đổ nước vào đun sôi khoảng 15 phút. Uống hàng ngày.
Chữa các triệu chứng do ăn không tiêu, tiêu chảy, táo bón, kiết lỵ, giúp trị đau ngực, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da:
Sử dụng 10 – 20 gram rễ hoặc thân cây sắc uống.
Điều trị các bệnh như rối loạn tiêu hóa, các bệnh liên quan đến đường ruột, tê thấp:
Sử dụng rễ hoặc thân ngâm rượu uống.
Giúp điều trị viêm túi mật và đau ở vùng gan:
Sử dụng 30g vỏ cây mật gấu sắc và lấy nước uống hàng ngày.
Điều trị bệnh đái tháo đường:
Dùng khoảng 5g lá mật gấu tươi, rửa sạch, hãm trong 1 chén nước nóng, để nguội, uống mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối, sau bữa ăn.
Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp:
Lấy khoảng 9 – 15g lá khô, sắc với 3 chén nước đến khi còn 1 chén, lọc bỏ bã, để nguội chia uống 2 lần trong ngày.
Lưu ý:
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Không nên dùng cây lá đắng thay thế các thuốc điều trị đặc hiệu như: thuốc hạ áp, hạ đường huyết… mà nên dùng phối hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét