Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Sinh địa

Đối với Đông y trong sinh lý và bệnh lý, quan niệm về huyết rất quan trọng.
Đông y bảo khí huyết sung mãn thì da dẻ hồng hào, người ít bệnh tật vì ngoại tà khó xâm nhập. Người không huyết thì chết. Mắt không huyết thì không thấy được. Chân không huyết thì không đi được. Người thiếu huyết thì da khô khan, xanh xao, hay mỏi mệt. Đàn bà thiếu huyết thì kinh nguyệt không đều, màu sắc nhợt nhạt, người hay lạnh… Cho nên khi thiếu huyết thì chúng ta phải bổ huyết.
Huyết rất quan trọng đối với sự sống. Huyết gồm huyết cầu, huyết tương. Huyết cầu gồm hồng huyết cầu và bạch huyết cầu.
Huyết có nhiệm vụ chuyên chở chất bổ dưỡng tới các tế bào và lấy các chất cặn bã từ tế bào đến nơi đào thải như thận và tuyến mồ hôi…
Riêng hồng cầu rất quan trọng cho việc chuyên chở dưỡng khí từ phổi tới các tế bào để đốt thức ăn, tạo năng lượng và lấy thán khí (CO2) từ tế bào đưa tới phổi để đào thải.
Trong cơ thể chủ về huyết thì có tạng tâm, tạng can và tạng tì. Muốn biết về huyết, ngoài vọng-văn-vấn phải biết bắt mạch tả thốn (tâm) và tả quan (can).
Bài “Tứ Vật Thang”:-Sinh địa 12 gram-Bạch thược 6 gram-Xuyên khung 6 gram-Đương qui 9 gram
Ý nghĩa “Tứ Vật Thang”: Chủ về huyết đi vào kinh Thủ Thái Âm (tâm), Túc Quyết Âm (Can) và Túc Thái Âm (tì). Bài này rất đắc dụng cho phái nữ. Nói vậy, không có nghĩa là không hữu dụng cho phái nam. Với phái nữ khi có kinh, có thai, hoặc sau khi sinh đẻ thường dùng bài này và gia giảm.
Gia giảm: Những vị thuốc có thể đi với bài tứ vật, như đào nhân, hồng hoa, hương phụ để chữa huyết trệ có cục khi hành kinh. Đào nhân phá huyết, hồng hoa thanh huyết và thông huyết. Hương phụ thông khí trong huyết. Ngũ linh chi nếu đau bụng thì thêm vào, huyết hàn nên thêm can khương, nhục quế hoặc phụ tử; huyết nhiệt thì thêm khổ sâm, thục địa; huyết hư thêm đương quy, nhục thung dung, a giao, ngưu tất…; huyết ra nên cho địa du, a giao, bạch thảo sương, bỏ đương quy và xuyên khung.

Vị thuốc sinh địa sau khi đã qua bào chế. (Hình: thuocdantoc.org)

Bài “Qui Tì Thang”:-Hoa kỳ sâm 9 gram-Chích hoàng kỳ 9 gram-Đương qui 12 gram-Bạch truật 9 gram-Phục thần 6 gram-Viễn chí sao 6 gram-Tam táo nhân sao 6 gram-Nhãn nhục 6 gram-Chích thảo 3 gram-Mộc hương 3 gram-Sinh k
hương 2 lát
-Đại táo 3 trái
Ý nghĩa: Bài này chữa cho những người lao tâm khổ tứ, lo lắng nhiều hại đến tạng tì, đến nỗi ăn không ngon, ngủ không yên.
Sâm, kỳ, truật bổ dương khí cho tì. Đương qui, viễn chí, nhãn nhục để bổ huyết cho tạng tâm, phục thần. Toan táo, nhân sao  để an tâm giúp ngủ ngon. Mộc hương để thêm khí cho tam tiêu. Gừng và đại táo để giúp tì khí và kích thích tì vị.
Gia giảm: Nếu khí hư, đầy trướng thì bỏ mộc hương. Nếu cuống họng, miệng lưỡi khô khan thì gia thêm thục địa. Nếu muốn bổ nhiều cho tâm huyết thì bỏ mộc hương, gia thêm liên tử tâm.
Bài “Nhân Sâm Dưỡng Sinh”:-Hoa kỳ sâm 6 gram-Sinh địa 6 gram-Bạch truật sao 6 gram-Bạch thược 9 gram-Phục linh 6 gram-Đương qui 6 gram-Chích thảo 3 gram-Viễn chí 3 gram-Chích hoàng kỳ 6 gram-Ngũ vị tử 10 hạt-Nhục quế 3 gram-Trần bì 3 gram-Sinh khương 3 lát-Đại táo 3 trái.
Bài “Nhân Sâm Dưỡng Sinh” bỏ xuyên khung, gia thêm trần bì, ngũ vị tử và viễn chí.
Sâm, kỳ, truật, linh bổ khí. Thục, qui, thược bổ huyết. Ngũ vị tử và viễn chí bổ tâm. Bỏ xuyên khung là phần động trong huyết; gia trần bì là phần động trong khí. Theo Đông y khí sinh ra huyết, vì lẽ đó mà dùng trần bì thay cho xuyên khung. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét