Cây Mít - Jack fruit
JACK FRUIT
Cây Mít
Artocarpus heterophyllus Lam.
Moraceae
Đại cương :
Cây mít, tên gọi jacquier hay jaquier, Artocarpus hétérophyllus là một cây thuộc họ Moraceae, có nguồn gốc ở Ấn Độ và Bangladesh, được trồng và lan rộng phần lớn các vùng nhiệt đới, đặc biệt là trồng để lấy trái ăn được. Đây là loài gần với « cây bánh mì Artocarpus altilis » mà người ta không nên nhầm lẫn.
Cây mít được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á, Brésil và Haiti.
Mít có nguồn gốc nảy sanh trong rừng nhiệt đới phía Tây Ghats ở Ấn Độ. Chúng được mang đi trồng ở những vùng khác của Ấn Độ, Đông Nam Á, Đông Ấn, Phi luật Tân, Brasil và Surinam. Việt Nam được trồng rất nhiều ở miền nam Việt Nam.
Mít được biết đến dưới nhiều tên như kanthal ở Bengali, tiếng phạn gọi panasa, tiếng Hindi gọi katahal, tamoul gọipala và tên gọi chakka ở Malayalam.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Ấn Độ
Mô tả thực vật :
Đại mộc, có thể rất to, vỏ ít nứt, mủ trắng, là một cây trồng có trái lớn trên thế giới, là một loại cây trồng có họ của cây dâu Moraceae, khoảng 20 m cao,
Lá không lông, lá đơn, không rụng, ở thân trẻ lá có thùy, lá bẹ dài 2-3 cm.
Phát hoa : hoa đực gọi là dái đực, đài hoa hình ống, màu vàng vàng, dài 3 – 6 cm, hoa với 1 – 2 tiểu hụy trong, dài, nhỏ.
Hoa cái gọi là dái cái trên cọng to, đơm trên thân, noản 1 phòng .
Trái : là « hợp giả quả », rất to dài 40 – 60 cm và 20-50 cm ngang, nặng đôi khi đạt tới 30 kg, có gai, vàng vàng, đài đồng trưởng mập, vàng thơm, ngọt, nở rộ vào khoảng tháng 6 và tháng 7.
Bên trong, quả bì mỏng bao quanh hột, có 2 tử diệp không bằng nhau, không có phôi nhủ gọi là múi mít, loại quả lép thứ 2 gọi là xơ mít, màu trắng nhạt hay vàng nhạt.
Có nhiều loài trái nhỏ mọc thòng đến mặt đất, loài mít tố nữ Artocarpus interger Spreng
Bộ phận sử dụng :
Vỏ thân, lá, trái và rể.
Thành phận hóa học và dược chất :
► Nghiên cứu những flavonoïdes được phân lập bao gồm :
- cyclomorusin,
- cycloartomunin,
- artomunoxanthone,
- artocarpanone A,
- dihydrocycloartomunin,
- dihydroisocycloartomunin,
- cudraflavone A,
- cyclocommunin,
- artomunoxanthone,
- cycloheterohyllin,
- artonin A,
- artonin-B,
- artocarpanone,
- heteroflavanones A, B và C
- Tất cả trans-lutein ( 24-44% ),
- Tất cả các trans-beta-carotène ( 24-30% ),
- Tất cả các trans-neoxanthin ( 4-19% ),
- 9-cis-violaxanthine (4-10%)
Cây mít jacquier chứa :
- morin
- và một chất tinh thể cristallin,
- cyanomaclurin. Chất cyanomaclurin được ghi nhận có chứa một nhóm phoroglucinol và có thể là đồng phân vớicatéchines.
Những sản phẩm phân tích hóa học thu được như sau :
- độ ẩm 28,50%,
- những đường (saccharose, fructose, glucose) 5,48%,
- dầu cố định 6,64%,
- tinh dầu nguyên chất 0,15%,
- trích chất khác 22,39%,
- chất đạm protéine 18,85%,
- chất cellulose 14,47%,
- vật liệu vô cơ inorganique 3,52%.
- Múi nạt của trái chứa vitamine C.
- là nguồn tốt chất caroténoïdes tiền vitamine A
Trong số những thành phần tinh dầu nguyên chất, chất pipéronal đã được ghi nhận.
Nghiên cứu cho thấy có những chất mới như :
- flavonone mới,
- prenylfalvone mới,
- một hợp chất phénolique mới,
- và heterophylol flavonoïdes mới được biết đến.
Nói tóm lược :
● Mít là nguồn vitamine A, C, riboflavin, niacin, thimine và folate
● Mít cũng chứa nhiều khoáng chất quan trọng như : calcium, magnésium, sắt Fe, kalium, phosphore, kẽm Zn, đồng Cu, manganèse và selénium.
● Là nguồn chất xơ, cung cấp gần 11% các chất xơ hằng ngày.
● Các chất dinh dưởng được tìm thấy trong mít có hoạt động mạnh mẽ chống lại :
- ung thư,
- chống lão hóa,
- chống loét,
- chống đặc tính quá mẫn cảm hypersensibilités,
- và có giá trị điều trị một số bệnh.
Đặc tính trị liệu :
Sử dụng thuốc y học :
► Vỏ thân
- Vỏ được biến chế thành thuốc dán .
- Cây mít có đặc tính an thần sédative,
- Đặc tính chánh của thân là chất để phá thai.
- Vỏ cây mít được xem như thuốc an thần sédatif
● Trong y học Ấn Độ, vỏ dùng cho:
- sốt,
- nhọt,
- vết thương,
- những bệnh thuộc về da
Gổ được sử dụng rộng rãi trong sản xuất : nhạc cụ, đồ gổ, vật liệu xây cất ….
► Lõi .
● Lõi của cây mít, được các nhà sư Phật giáo Đông Nam Á dùng để tẩn liệm những nhà sư Phật giáo viên tịch, có màu nâu sáng.
► Lá
● Tro lá mít ( tươi tốt hơn ), đốt với vỏ sọ dừa, bắp và dùng riêng hay dùng trộn với dầu dừa để chữa lành :
- bệnh ung nhọt, loét abcès.
Pha trộn với giấm, mủ mít thức đẩy làm lành :
- ung nhọt
- những vết sưng rắn cắn
- và những hạch tuyến sưng.
● Lá hơ nóng riêng đắp trên những vết thương và vỏ chế biến thành cao thuốc dán.
● Các lá cuà cây mít hữu ích cho việc chữa trị :
- sốt,
- nhọt,
- và bệnh ngoài da.
- Khi bị nung nóng lại hữu ích cho những vết thương.
- Những lá mít được hâm nóng đắp lên trên vết thương.
● Để lành những vết ung mủ, loét, người ta dùng tro lá đã đốt cháy với bắp và sọ dừa noix de coco, được sử dụng riêng hoặc trộn với dầu dừa.
► Trái mít
● Trái mít chưa chín có vị chát :
- làm se astringent,
- thuốc tống hơi carminatif
- và là thuốc bổ tonique.
● Trái mít chín cho vị ngọt lịm :
- mát,
- làm dịu đở đau,
- chất dinh dưởng,
- nhuận trường,
- chất kích dục.
► Mủ trắng
● Mủ trái mít dùng để điều trị :
- viêm mắt,
- viêm họng ,
● Mủ có thể pha với giấm để chữa trị :
- ung mủ abcès,
- rắn cắn,
- sưng hạch tuyến,
► Rể
● Rể cây mít là một đơn thuốc để chữa trị :
- những bệnh ngoài da
- bệnh suyễn
- và dung dịch trích dùng cho bệnh sốt
- và tiêu chảy.
► Múi mít
- Tại Trung Quốc, múi mít và hột mít được xem như thuốc bổ, làm mát và chất dinh dưởng.
- Trái mít tác dụng giải rượu trên hệ thống cơ thể người say rượu.
- Mít rất giàu chất màu vàng nên được sử dụng để nhuộm y cho những nhà tu Phật giáo, được lấy từ lớp vỏ gổ đun sôi với phèn alun.
► Nạt múi mít
- Bột nhão pâtres hay nạt múi mít, lớp nạt vàng bao chung quanh hạt có mùi thơm, mát lạnh và bổ dưởng.
Những người Trung Quốc xem bột nhão pâte mít và hạt nảy mầm là :
- một thuốc bổ,
- mát,
- và là một chất dinh dưởng,
- rất hữu ích trong việc khắc phục ảnh hưởng của rượu trên hệ thống cơ quan,
► Hột
● Tinh bột của hạt mít làm :
- giảm mật
- và hột mít nướng hay rang được cho là kích thích tình dục.
Tất cả các bộ phận của cây đều có đặc tính y học :
Trong y học Trung Quốc, múi mít và hạt mít xem như là thuốc bổ và chất dinh dưởng.
( Morton, Julia F.1987. Fruits des climats chauds )
Mít cũng là nguồn vitamine B1 và B12.
Y học dân gian của các nước :
► Nấu sắc rể ( được cắt thành mảnh nhỏ vụn trước khi đun sôi ) của cây, 3 hay 4 lần / ngày .
- sưng tuyến hạch hay bị rắn cắn. Dùng mủ trắng của cây mít.
- Khi người ta pha trộn với giấm, đặc biệt có hiệu quả trong trường hợp sưng tuyến và ung mủ abcès,
- trái chín là thuốc nhuận trường, nhưng với liều lượng lớn sẽ gây nên tiêu chảy.
- Hột mít nướng hay lùi tro có đặc tính kích thích tình dục.
- Lớp bao chung quanh hột được xem như tác dụng làm mát, bổ và là chất dinh dưởng ở Trung Quốc.
● Tại Ấn Độ, lá, vỏ cây Artocarpus heterophyllus và soài Mangifera indica, đun sôi trong nước, được dùng để tắm sau khi sanh, tác dụng trẻ hoá các bà mẹ sau khi sanh đẻ.
- Tinh bột hạt mít dùng khi đau bụng mật colique bilieuse.
● Tại Trung Quốc, hột mít rang được sử dụng để kích thích tình dục.
- Dung dịch trích từ rể dùng cho bệnh hen suyễn, sốt, tiêu chảy.
- Vỏ cây coi như thuốc an thần.
● Ở Tích Lan Sri Lanka, chất trích từ lá già dùng để chữa bệnh tiểu đường.
● Ở Trung Quốc, tinh bột hột mít cũng được hữu ích để giải rượu trong cơ thể.
● Tại Maurice, dùng chữa bệnh tiểu đường.
● Trong y học ayurvédique của Ấn Độ, dung dịch trích trong nước đun sôi của những lá già dùng để chữa trị bệnh tiểu đường.
Những hiệu quả khác :
- Gổ mít được hạn chế sử dụng và như là nguồn thuốc nhuộm vàng.
► Nghiên cứu :
● Chống viêm sưng :
Nghiên cứu những flavonoïdes được phân lập.
Phần lớn những hợp chất nêu trên, hiện diện với mức độ khác nhau của tác dụng chống viêm, hoạt động ức chế những hiệu quả do sự phát ra qua trung gian những chất hóa học từ các :
- phì đại tế bào mastocyste, là những tế bào hạt, hiện diện chủ yếu trong các mô liên kết, đặc trưng bởi sự hiện diện trong tế bào chất nhiều hạt, chứa những hóa chất trung gian như sérotonine, histamine, tryptase hay héparine. Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng nó sẻ cho phản ứng dị ứng tức khắc…..
- bạch cầu trung tính neutrophiles, là thành phần của tế bào có ái lực với thuốc nhuộm trung tính, là lớp vỏ ngoài của hạt bạch cầu .
- và đại thực bào macrophages.
● Ức chế sự sinh tổng hợp chất mélanine :
Hiệu quả ức chế của Artocarpanone của Artocarpus hétérophyllus trên sự sinh tổng hợp mélanine.
Nghiên cứu cho thấy dung dịch trích có thể là một chất ức chế mạnh vào chất tyrosinase.
Người ta đả nghiên cứu phân lập Artocarpanone, chất này ức chế cả hoạt động của tyrosinase của nấm và sự sản xuất chất mélanine trong tế bào mélanome B16 và hiện diện như một tiềm năng, một phương thuốc để tăng sắc tố hyperpigmentation cho da người.
Sự liên quan cơ cấu những polyphénole prényle-substitué của Artocarpus hétérophyllus như chất ức chế sinh tổng hợp của chất mélanine trong cấy nuôi những tế bào khối u ác tính : nghiên cứu cô lập chất flavone căn bản là chất polyphénoles được tìm thấy là chất có khả năng hoạt động ức chế trong quá trình sinh tổng hợp chất mélanine trong phòng thí nghiệm trong tế bào sắc tố mélanome B16.
● Nguồn chất caroténoïdes - tiền vitamine A :
Phân tích thành phần caroténoïdes của trái mít chín ( Artocarpus hétérophyllus ), là nguồn tốt chất tiền vitamine A nhưng không tốt bằng trái đu đủ.
● Hoạt động chống oxy hóa và hoạt động tẩy sạch :
Nghiên cứu cho thấy chất flavonoïdes prénylé với đặc tính chống oxy hóa nhiều hơn là chất không prénylé flavonoïdes.
Nghiên cứu cô lập chất prényl-flavones chất cycloheterophyllin và artonins A và B, ức chế sự perơxydation những «chất béo sắt iron-induced-lipid » gây ra và cũng cho thấy một gốc tự do hoạt động như chất nhặt sạch rác .
● Ức chế khả năng tình dục :
Nghiên cứu để tìm cách giải quyết những mâu thuẩn trên hột nướng của Artocarpus heterophyllus. Hoạt động kích thích thích tình dục so với tuyên bố theo đó nếu sử dụng hạt mít trước khi giao hợp sẽ làm xáo trộn chức năng giao hợp. Nghiên cứu trên chuột, một sự ức chế rõ rệt sự ham muốn, kích thích tình dục, nguyên nhân sức sống và hiệu suất tất cả nguyên nhân làm mất nhẹ đi khả năng cường dương.
Kết quà cho thấy trong phòng thí nghiệm, hột mít không có khả năng kích thích tình dục, ít nhất ở chuột.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
Ngay cả trong Ấn Độ có một số đề kháng với mít, do sự ham muốn quá mức, nên không kềm hãm được ý thức dể gây nên những bệnh về tiêu hóa.
Burkill tuyên bố rằng,
- trái mít chưa chín đây là nguyên liệu có chất làm se astringente và khó tiêu hóa.
- những quả chín, có chút ít thuốc nhuận trường,
Nếu ăn quá mức sẽ gây ra chứng tiêu chảy.
Hạt mít là nguyên liệu không tiêu hóa lý do là có sự hiện diện chất ức chế trypsine mạnh những phần tử ức chế này sẽ bị hũy bởi nhiệt độ nấu sôi hoặc nướng. Trypsine là một phân hóa tố tiêu hóa của dịch tụy đóng vai trò tiêu hóa các chất đạm protéine.
Nạt múi mít rất nặng khó tiêu, nên có thể gây chứng khó tiêu và táo bón.
Mít không dùng cho những người bị rối loạn tiêu hóa ascitie.
Đồng thời cẫn thận, không dùng cho những phụ nữ mang thai..
Dinh dưởng và tính ăn được
- Trái non còn gọi là dái mít ăn như rau xanh vị chát, dùng trộn gỏi.
- Trái mít có hàm lượng glucides cao,
- Hạt mít hay gọi hột mít rất giàu tinh bột, nhưng kém nguồn calcium Ca và sắt Fe,
- Múi mít hay thịt mít, lớp bao chung quanh hột phong phú dưởng chất, màu vàng, ngọt dịu và thơm, giàu vitamine C, dùng tươi hay nấu chín như mít non hầm món đặc sản của tỉnh Tây Ninh ( bánh ướt mít hầm ) hoặc bảo quản để sử dụng lâu.
- Hột có thể nấu chín hay nướng ( Việt Nam có món rất thơm và ngon đó là hột mít lùi tro ),
- Trái chưa chín có thể biến chế nhiều món, ngâm dưa chua ….
- Tại Ấn Độ, trái xanh được biến chế sửa soạn món ăn dưa chua « marinades ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét