Mạch môn đông còn có tên là: Mạch môn , Mạch đông, Duyên giới thảo. Tên khoa học: Ophiopogon japonicus (Thunb) Ker - Gawb thuộc họ Mạch môn (HAEMODORACEAE ) Trước kia gọi là họ Hành tỏi (LILIACEAE)
Đặc điểm
Mạch môn là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ ngắn, lá hình dải hẹp, mọc túm ở gốc, bẹ lá ôm thân dài 15 - 40 cm , rộng 0,3 - 0,5 cm - Rễ chùm, củ phát triển ở đoạn giữa rễ, củ già màu hồng, củ non màu trắng. Hoa có tràng màu xanh nhạt. Quả mọng màu tím đen, đường kính 0,5 - 0,6 cm có 1 đến 2 hạt
Mạch môn mọc hoang ở miền núi, được trồng làm cảnh, làm thuốc ở khắp nơi trong nước ta - Trung Quốc cũng trồng nhiều. Dược điển Việt Nam và Trung Quốc đều ghi là vị Mạch Môn
Bộ phận dùng
Đoạn rễ phình lên gọi là củ Mạch môn (Radix ophiopogoni) Thu hoạch sau khi trồng 2 - 3 năm lấy củ già có màu hồng (bỏ củ non và đoạn rẽ) rửa sạch và phơi sấy khô. Khi dùng bỏ lõi.
Bảo quản: Chống mốc
Kỹ Thuật trồng Mạch môn
Có thể trồng quanh năm. Để tiện nguồn giống, nên trồng vào lúc thu hoạch củ. Sau khi thu hoạch củ, tách từng gốc riêng rẽ, cắt bớt rễ, lá để làm giống. Cây nọ cách cây kia là 20 cm. Mạch môn là cây ưa ẩm, ưa ánh sáng nhưng cũng chịu hạn, chịu bóng, có thể phát triển trên mọi loại đất, trừ nơi úng ngập .
Cách trồng
- Trồng làm cảnh: Bao quanh bồn hoa, tạo hình tròn, vuông sao 5 cánh... hay bao quanh hàng rào dọc lối đi... kết hợp thu dược liệu
- Trồng cây bảo vệ đất, chống sói mòn: ở vùng trung du trồng theo đường đồng mức (Kiểu luống khoai lang) từ lưng chừng đồi xuống chân đồi, cách 3 - 4 mét lại trồng một vòng Mạch môn. Mạch môn phát triển rất nhanh, bảo vệ đất, chống sói mòn và giữ ẩm cho đất đồi rất tốt. Năng suất củ Mạch môn khá cao.
- Trồng sản xuất: Trồng kiểu luống khoai lang thấp (cao khoảng 20 cm) mỗi năm bón phân và vun gốc một lần (vào tháng 9 dương lịch)
Công năng - Tính vị
Mạch môn vị ngọt hơi đắng, tính hàn vào các kinh phế, tâm vị, có tác dụng: dưỡng âm, nhuận phế, thanh tâm ích vị, sinh tân dịch, trừ đờm.
Tác dụng dược lý
Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Trung Đàm và cộng sự (Viện Dược liệu), Mạch môn có tác dụng như:
Đức chế ho rõ rệt: với súc vật thí nghiệm bằng cách gây ho (bằng axit axetic, xitric, amoniac)
* Lợi đờm rõ rệt: Trên mô hình nghiên cứu có sự tăng tiết dịch khí phế quản thỏ
* Chống viêm cấp tính và mãn tính, giảm triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau ở đường hô hấp trên .
* Kháng sinh: Tác dụng khá với Diplococcus pneumonial, yếu vớiStaphylococcus aureus 209.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét