Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Tỏi lơi - Trinh nữ hoàng cung - Crinum latifolium L var crilae - Striped Trumpet Lily

Tỏi lơi - Trinh nữ hoàng cung - Striped Trumpet Lily



Pink-Striped - Trumpet lily
Milk and wine lily
Tỏi lơi lá rộng
Crinum latifolium Lin.
Trinh nữ hoàng cung
Crinum latifolium L var crilae.
Amaryllidaceae
Đại cương :
Crinum latifolium, là một dược thảo tuyệt vời rất tốt nhờ nhờ ở “ đôi ” đặc tính đặc thù của cây :
- Chức năng tác dụng trên tuyến tiền liệt prostate ở người đàn ông,
- và vào buồng trứng ovaire người đàn bà.
Cây được biết đến rất lâu trong tiếng Phạn là Madhuparnika, dược thảo này đặc biệt tìm thấy trong giới “ Ngự y ” y sỉ cho hoàng tộc Việt Nam, dược thảo crinum latifolium trong quá khứ, nhà vua và hoàng hậu được dùng để kéo dài tuổi thọ và gia tăng sức khỏe.
Ở Ấn Độ, Crinum dùng để bào chế thuốc trong y học ayurvédique và Unani và phục vụ cho rất nhiều vấn đề sức khỏe, và cũng là thuốc bổ thông thường trong đó thành phần công thức căn bản là cây crinum latifolium. hiện trưng bày trong các cửa hàng dược phẩm.
Crinum latifilium có nhiều tên gọi khác nhau như Pink-Striped, Trumpet lily hay Milk và wine lily. Ở Việt nam miền nam trước năm 1975, cây crinum latifolium gặp rất nhiều và thông thường như Biên hòa, Bà rịa, miền tây Việt nam, được dùng cây kiểng vì hoa giống như hoa Lys lớn và đẹp dưới tên gọi là « Cây tỏi lơi » và thường trồng trong vườn hay trong chậu cây cảnh, tên gọi này của dân gian miền Nam tượng hình giống củ tỏi. thuộc họ cây Tỏi Amaryllidaceae có bản phân loại xếp vào họ Liliaceae.
Ngày nay sau năm 1975 những nhà phân loại thực vật cho một tên « Trinh nữ hoàng cung », hình như tên phản ảnh nơi phát hiện “ cung đình ”. Theo tài liệu hiện nay có lẽ là một variété khác với variété của loài espèce miền nam được biết trước đây Crinum latifolium .L var crilae, đứng về phương diện phân loại thực vật.
Cây tỏi lơi được trồng trong vườn và trong những nhà hay biệt thự như một loại cây cảnh. Hoa giống như hoa Lys màu trắng hay hường, củ lớn và lá được dùng trong công thức y học truyền thống.
Ngoài chữa trị tiền liệt tuyến và buồng trứng cho sức khỏe tốt, cây tỏi lơi cũng giúp cho cuốc chiến chống ung thư liên hệ với các cơ quan này.
Củ tỏi lơi Crinum latifolium có hương vị cay nồng, thường được rang ứng dụng vào bên ngoài. Dung dịch trích của tỏi lơi như là một thuốc bổ thông thường.
Người ta tin rằng loại thảo dược này giúp:
- điều chỉnh sự bài tiết chất kích thích tố
- và tái sinh những mô trong cơ thể để giử cho thân thể được khỏe và lành mạnh kéo dài tuổi thọ lâu hơn.
 Sự sử dụng và dùng trong cơ thể cần rất thận trọng với thảo dược tỏi lơi bởi vì nếu sử dụng quá liều hoặc lạm dụng sẽ đưa đến hiệu quả :
- nôn mữa,
- khó chịu ở dạ dày.
Nhưng nếu sử dụng với một liều lượng, đúng với cơ thể thì tỏi lơi cho nhiều hiệu quả lợi ích  cho sức khỏe.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Củ tỏi lơi, là một địa thực vật, có củ dạng hình cầu, đường kính khoảng 10 cm.
Thân giả mập phì, thịt, trắng hay tím, ngắn nhỏ được gắn vào cổ củ tỏi lơi (được gọi như bóng đèn ) và lâu ngày phát triển thành những lá.
Thân của củ tòi lơi hay bóng đèn dạng hình trụ, rỗng, đầu đính 2 đến 4 cuống, gập đầu, màu đỏ hoặc màu cam.
 thuôn dài thẳng, 30 đến 60 cm chiều dài, 2 – 7 cm bề rộng, phiến lá nguyên, bìa hơi nhám
Hoa, phát hoa tụ tán, hoa hình phểu, dạng hình ống phía trên loe ra, bao hoa 6 xếp thành 2 luân sinh mỗi luân sinh 3, đài hoa và cánh hoa giống nhau, không phân biệt, hình ellip chữ nhật hay ellip mũi giáo, dài hoặc ngắn so với ống, rộng đến 2,5 cm, thơm, dài hơn nhiều so với nhụy hoa, màu trắng hay đỏ tím hướng về trung tâm hay hoàn toàn màu đỏ tím, dài khoảng 8 – 10 cm, hoa 10 đến 20. Trục mang tán cao 60 cm.
Nhụy hoa 6, xếp thành 2 luân sinh chèn gắn vào thành ống bao hoa, chỉ dạng sợi, bao phấn nứt theo chiều dọc. Bầu noản 3 tâm bì, 5 đến 6 noản mỗi tâm bì và 1 vòi nhụy dài hơn tiểu nhụy.
Trái, viên nang, chia 3 mảnh, hơi hình cầu, mở ra bất thường, hạt hình cầu, nội nhũ phong phú, nhiều thịt.
Tùy theo các phương cách canh tác mà cho những màu sắc khác nhau, có sọc hay không, màu đò phát xuất từ đáy ống hoa đi ra .
Phát hoa vào tháng 6 đến tháng 8.
Bộ phận sử dụng :
Lá và củ .
Thành phần hóa học và dược chất :
► Thành phần hóa học cây tỏi lơi Crinum latifolium gồm có
▪ Crinane,
▪ Crinamidine,
▪ Lycoricidine,
▪ Hamayne,
▪ Isocraugsodine,  
- hay N-(3- methoxy-4-hydroxybenzylidene)-4′-hydroxyphenethylamine,
▪ palmilycorine
- hay 1-O-palmitoyllycorine, lycoriside
- hay  lycorine-1-O-(6′-O-palmitoyl-β-D-glucopyranoside),
▪ Ambelline,
▪ 1,2-β-epoxyambelline,
▪ Crinasiatin,
▪ Hippadine,
▪ Lycorine-1-O-β-D-glucoside,
▪ Bakonine,
▪ Hippadine,
▪ Pratorimine,
▪ Pratorimine,
▪ Crinine,
▪ 1-O-acetyl-lycorine,
▪ Crinsine,
▪ Powelline,
▪ Ungeremine,
▪ Criasbetaine,
▪ Crinasiatine,
▪ Phenanthridone II
- hoặc crinasiadine,
▪ N-demethylgalanthamin,
▪ Criasiaticidine (4,5-etheno-9,10-dihydroxy-6-phenanthridone)
▪ và 4’-hydroxy-7-methoxyflavan
- Lycorin,
- narcissine,
- crinamine
- Crinafoline,
- crinafolidine,
- glucan A
- và phosphatidyllycorine
● Sinh học, Sinh hóa cây Crinum latifolium.
▪ Cyanogenic hay không cyanogenic.
▪ Alkaloids hiện diện ( loại amaryllid ), hay không.
▪ Proanthocyanidins hay không hiện diện .
▪ Flavonols hiện diện hay không.
- quercetin,
- hay kaempferol
- và quercetin.
Ellagic acid hay không hiện diện.
Saponins/sapogenins hay không hiện diện.
▪ Inulin không tìm thấy (Gibbs 1974).
Đặc tính trị liệu :
Dân chúng trong những nước Á Châu dùng cây tỏi lơi Crinum latifolium như để chữa trị :
- những triệu chứng của tuyến tiền liệt prostate,
- và buồng trứng ovaire.
Ngoài ra, cây tỏi lơi còn được sử dụng để :
- tăng tuổi thọ bởi sự cân bằng kích thích tố,
- những mô tế bào được tái sinh,
- và thanh lọc độc tố trong cơ thể.
Thận trọng, khi sử dụng với cây tỏi lơi có thể :
▪ gây kích ứng da irritation cutanée,
▪ gây rối loạn sự tiêu hóa đau dạ dày maux d’estomac.
► Củ tỏi lơi xem như phương thuốc có đặc tính :
- chống ung thư anticancer,
- kháng siêu vi khuẩn virus,
- kích thích hệ miễn nhiễm immune stimulant.
▪ Dùng củ tỏi lơi crinum latifolium, rửa sạch và nghiền nát.
Đắp trên các khớp xương để:
- giảm đau chứng bệnh phong thấp.
Bào chế như thuốc dán Crinum latifolium giúp :
- giản nở những mao mạch máu trong những vùng áp dụng.
Theo những nhà y học dược thảo, nghĩ rằng những hoạt động của cây tỏi lơi crinum như là một phương thuốc trị bệnh mặc dù chúng không có một bằng chứng khoa học nào rõ ràng cho đến ngày nay.
▪ Củ tỏi lơi crinum latifolium nghiền nát có thể áp dụng cho:
- những vết thương plaies,
- hay nhọt ung mủ abcès.
▪ Những y sỉ đề nghị những trên căn bản của dung dịch nước ép của lá cây tỏi lơi crinum latifolium nghiền nát, bào chế thuốc nhỏ lỗ tai để giảm đau lỗ tai.
▪ Dung dịch trích của củ tỏi lơi được dùng để uống với một lượng nhỏ đều đặn để kéo dài tuổi thọ và một cuộc sống khỏe mạnh tốt.
▪ Một số đề nghị dùng dung dịch nước ép để điều trị :
- u xơ tử cung fibromes dans l’utérus.
▪ Theo y học truyền thống ayurvédique của Ấn độ và Unani, những y sỉ cho đơn thuốc Crinum để chữa trị :
- ung thư buồng trứng ovaire ,
- và ung thư tiền liệt tuyến prostate
► Hoạt động dược lý và sự sử dụng :
● Cây tỏi lơi Crinum latifolium được sử dụng chữa trị :
- như thuốc bổ,
- nhuận trường,
- long đờm,
- tiểu tiện khó,
- nôn mữa,
- thuốc xổ purgative,
- lợi tiểu diurétique,
- dịu đau trấn thống emménagogue dùng áp dụng trên da chổ đau.
● Thuốc chữa trị những bệnh thuộc lỗ tai.
Nước ép của lá tỏi lơi Crinum latifolium thu được dùng cho :
- đau lỗ tai,
-  lỗ tai chảy nước otorrhée
- và những bệnh tương tự của tai.
● cũ được dùng trong trường hợp :
- bệnh sốt fièvre,
- bệnh da phù nước œdème,
- những tạp chất trong máu impuretés du sang,
- bệnh bạch đới khí hư leucorrhée,
- và những bệnh khác.
Những củ tỏi lơi Crinum được nghiền nát và rang xấy khô, dùng như phương thuốc, gây sự giản nở các mao mạch chữa trị đau cấp tính hay mãn tính trong bệnh phong thấp.
● Lá cây Crinum latifolium tỏi lơi được áp dụng trên những bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng bởi những cơn đau và sưng trong khớp xương arthrite.
▪ Chẳng hạn thí dụ : trong bệnh Sandhivata “ thấp khớp arthritis / rối loạn chất đệm ” phong thấp Rhumatisme và những rối loạn khác giống như trường hợp “ rối loạn hệ thần kinh ” vatavyadhi.
Y học cổ truyền xưa xem “ xung thần kinh ” là một loại “ gió ” di chuyển thông qua cơ thể “ Vata ”. Thuật ngữ sinh học “ gió ”, là năng lượng di chuyển xuyên qua não và các dây thần kinh, chúng kiễm soát cả 2 chức năng “  ý thức ” và “vô ý thức ”.
Do đó, sự rối loạn của “ gió vata ” luôn luôn liên quan đến một số yếu kém, một sự xáo trộn hay quá mẫn của hệ thần kinh. Hệ thống thần kinh rối loạn được gọi là “ Vatavyadhi ”, tên gọi tiếng Phạn “ bệnh vata ” hay “ bệnh gió ” Việt nam gọi nôm na “ trúng gió ” .
Nó cũng có thể được gây ra bởi những mất cân bằng của 2 thuật ngữ khác.
▪ Lửa “ pita ” hay nhiệt cao, có thể đốt cháy hệ thống thấn kinh, gây ra sự xáo trộn trong “ xung thần kinh influx nerveux.
▪ Sự tuần hoàn xấu gây ra những những sự chấn động tremblements run và những động tác vô ý thức.
Trong Ayurvédique, những rối loạn hệ thống thần kinh liên hệ đến rối loạn tâm thần, tâm trí và những dây thần kinh kết nối trực tiếp với hệ thống các kênh đặc biệt.
Rối loạn thần kinh bao gồm một số nhỏ vấn đề :
- mất ngủ,
- đau đầu,
- và run rẩy.
Phần lớn những sự mất chức năng như :
- động kinh épilepsie,
- hay liệt paralepsie,
và những bệnh thoái hóa thần kinh như :
- bệnh đa xơ cứng plaque, là một bệnh thần kinh tự miễn dịch mãn tính của hệ thống thần kinh trung ương, các biểu hiện lâm sàng liên quan đến sự khử myéline của các sợi thần kinh của nảo bộ, tủy sống và dây thần kinh thị giác.
- những bệnh Park-Inson, mà một số lớn khó chữa trị bằng y học phương Tây ). 
▪ Lá tỏi lơi Crinum latifolium, được nghiền nát tạo thành dạng pâte nóng ấm, áp dụng đắp thuốc lá cây trên chổ đau. Ngoài ra, dùng đặt để củ tỏi lơi liên tục và hơi nóng dạng nhảo pâte áp dụng trên cơ quan bị bệnh thấp khớp và rối loạn sụn đệm sandhivataphong thấp amavata và những bệnh khác cùng nhóm.
● Củ tỏi lơi được dùng như chất thuốc làm mữa để :
- rữa ruột
- và thuốc xổ ma túy purgatif drogue.
● Bột pâte củ tỏi lơi được áp dụng trên :
- những bệnh trĩ để giảm những tình trạng đau nhức.
- cũng được dùng bên ngoài nhọt ung mủ.
● Lá là một thuốc diệt côn trùng mạnh insecticide hay diệt mầm sát trùng germicide.
● Những lá được nấu chín trong dầu được áp dụng trên bệnh ngoài da.
● Củ tỏi lơi bọng nước được áo trong dầu thầu dầu ricin là phương thuốc chữa trị hoặc lá chà trộn với dầu dưới dạng áp dụng đắp bó vào những ngón tay rất có lợi ích.
● Hơn nữa, như là một phép chữa trị :
- viêm những khớp xương
- và bong gân entorses.
● Nước ép của lá với một ít muối hơ nóng được dùng cho bệnh về tai và những biến chứng khác của tai.
● Một loại dầu cũng được bào chế từ nước ép của hạt tươi và sử dụng cùng một mục đích.
● Củ tỏi lơi được nướng, dùng như một phương thuốc ( thuốc làm giảm đau sử dụng bên ngoài, có thể làm đỏ da nguyên nhân chất này làm giản nở cá mao mạch ) trong chứng bệnh phong thấp rhumatisme.
● Lá khô tím thường được lưu giử trong nhà kho có đặc tính xua đuổi côn trùng và những ký sinh moxious, khói của lá đốt được xem như độc hại đối với muổi.
► Sử dụng khác trong hệ thống y học :
Crinum latifoliumis một thảo mộc truyền thống việt nam được dùng trong cung đình trong những thời cổ xưa để kéo dài tuổi thọ trong giới hoàng tộc vua và hoàng hậu.
▪ Một đơn thuốc truyền thống của Việt Nam, lá phía dưới của cây dùng và giữ vai trò trong :
- hệ thống miễn nhiễm tế bào immunité cellulaire,
- kích hoạt những bạch huyết bào lymphocytes T.
 ▪ Cây tỏi lơi hình như cũng hỗ trợ cho :
- sự giải dộc désintoxication
- và những kích thích tố tinh khiết tốt ở mức bình thường.
▪ Crinum latifolium hiện nay được sử dụng ở Việt nam cho nhiều lợi ích khác nhau, điều trị cho các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm :
- những rối loạn của tiền liệt tuyến troubles de la prostate
- và buồng trứng ovaire,
- như viêm tuyến tiền liệt prostatite,
- bướu tuyến hay tuyến thũng adénome,
- tiền liệt tuyến lây lan lành tính bénigne de la prostate élargissement,
- những bệnh xơ tử cung fibromes utérins,
- u nang buồng trứng kystes ovariens
- và những khối u tumeurs.
Kinh nghiệm dân gian :
● Tất cả những giống thực vật trong họ Amaryllidaceae hiện diện một mẫu alcaloïdes duy nhất :
- những Alcaloïde norbelladine, một dẫn chất của  tyrosine ( kết hợp với 4-méthylcatéchol ). Chất này nguyên nhân gây ra những đặc tính độc tính của một số loài. Hơn khoảng 200 cấu trúc hóa học khác nhau của những hợp chất đã được biết đến, trong đó có 79 hoặc nhiều hơn được biết đến từ giống cây Thủy tiên Narcissus cùng họ Amaryllidaceae.
▪ Theo Kirtikar và Basu những củ tỏi lơi rất chát, khi nướng rôti, chúng được sử dụng như một phương thưốc chữa trị :
- bệnh phong thấp rhumatisme.
▪ Nước ép của lá được dùng đau lỗ tai.
▪ Tại Đông Nam Á, Crinum latifolium, là một dược thảo nổi tiếng là thuốc cổ truyền mạnh để :
- điều trị chấn thương,
- và viêm khớp inflammation des articulations (Awatef et al, 1999.).
▪  Nghiền và nướng củ tỏi lơi dùng cho ung nhọt thúc đẩy mau gom mủ suppuration.
▪ Tại Việt Nam và Cambodge, dùng trong chữa trị :
- bệnh tiền liệt tuyến prostate,
- và ung thư buồng trứng.
Đồng thời cũng dùng cho :
- viêm tiền liệt tuyến prostatite,
- u xơ tử cung fibromes utérins.
▪ Trong hệ thống y học truyền thống Ấn Độ Ayurvédique, được sử dụng để :
- bệnh sốt fièvre
- và những bệnh đau lỗ tai maux d'oreilles.
► Lá :
▪ Tại Nam Dương :
Những lá được đun nóng trong dầu được dùng để :
- những vết thương trúng độc do tên tẫm độc bắn ,
- vết rắn cắn hay những côn trùng độc chích.
▪  Tại Malaisie:
Thuốc dán điều chế từ lá áp dụng trên :
- chỗ bị sưng  enflures,
- sưng khớp xương articulations enflées,
- đau lưng lumbago,
- đau nhức douleurs,
- và trong trường hợp đau đầu và nóng sốt.
Những lá cũng là nguyên liệu làm mềm, như đơn thuốc :
- đau phong thấp rhumatisme,
- và giảm những vùng đau (Awatef et al., 1999).
▪  Trong những đảo  Tây bắc Salomon :
Lá dùng làm :
- đơn thuốc chống viêm tại chỗ anti-inflammatoire (Wiart, 2000).
▪  Trên đảo Karkar et Simbu :
Papouasie-Nouvelle-Guinée, dùng mủ của lá áp dụng trên :
- những vết cắt coupes.
▪  Tại Ấn Độ :
Lá tỏi lơi được dùng trong :
- những bệnh về da cutanées,
-  và viêm inflammation (Goeltenboth et al, 1991)..
Lá tỏi lơi nghiền nát trộn với mật ong và áp dụng trên :
- những vết thương .
- và ung mủ abcès (Wee, 1992).
● Hạt :
 Những hạt được xem như :
- thuốc xổ purgatif,
- và chất dịu đau trấn thống emménagogue (Duke et Ayensu, 1985).
● Thân :
▪ Trong những đảo Trobriand : Chất xơ của thân tỏi lơi dùng để :
- ngưng chảy máu arrêter le saignement.
▪ Tại Nouvelle-Irlande:
Chất nhựa trắng latex của thân được sử dụng cho :
- vết thương do loại cá độc stonefish blessures (Goeltenboth et al, 1991).
( Stonefish là một sinh vật ở biển độc, làm chết người ở Úc, chúng có màu nâu và ngụy trang như một tản đá, khi đạp phải sẻ bị trúng độc rất đau đớn )
● Củ tòi lơi Crinum latifolium :
▪ Củ Crinum latifolium là :
- một nguyên liệu làm cho nôn mữa vomitif
- và chống kích ứng có thể là ngứa anti-irritant.
▪  Tại Papouasie-Nouvelle-Guinée:
Nước ép trích được từ củ crinum latifolium uống đều đặn trong vòng 2 tháng có tác dụng chữa trị :
- bệnh lậu gonorrhée.
▪  Tại Phi luật Tân :
- Những củ tỏi lơi Crinum latifolium được nghiền nát và áp dụng dưới dạng thuốc mỡ pommade (Wiart, 2000).
- Nước ép củ tỏi lơi tươi uống nhiều lần trong tháng gây ra :
- nôn mửa vomissements.
Đồng thời cũng được bào chế thuốc nhỏ trong tai chữa trị :
- viêm tai trong otite (Nguyen et Doan, 1989).
● Rể :
Rể cũng dùng :
- làm nôn émétique,
- đổ mồ hôi diaphorétique,
- và làm nôn mửa khi còn tươi (Jain et DeFilipps, 1991).
▪ Trong một làng vùng Finschhafen, la Papouasie-Nouvelle-Guinée :
Rể cây crinum latifolium cắt, được nấu trong một chiếc lá chuối sau đó làm lạnh để trên những chiếc răng đau .
▪  Những rể dùng tại Nouvelle-Calédonie, Indonésie và tại Malaisie dưới dạng thuốc dán để chữa trị cho :
- những vết thương plaies,
- ung mủ ulcères,
- và những chỗ sưng (Goeltenboth et al., 1991).
Nghiên cứu :
● Chống đau nhức :
Chất lycorine hoạt động:
- tích cực hơn so với aspirine trong thử nghiệm thuốc đau nhức,
- giảm sự bền chắc của thành vách cơ động mạch.
và các hoạt động giảm đau của chất lycorine do những chất alcaloïdes. Họ amaryllidaceae, có cấu trúc liên quan đến cácalcaloïdes isoquinoline, được biết là cung cấp để làm co giản những cơ trơn và các phân tử gây mê như làpapavérine. ( Wiart, 2000 )
● Kháng  vi khuẩn
Crinamine đã cho thấy có khả năng chống lại vi khuẩn Bacillus cereus và Pseudomonas aeruginosa ( Wiart, 2000 ).
● Chống viêm sưng :
Một nghiên cứu cho thấy rằng hoạt động chống viêm sưng của chiết xuất méthanolique của cây tỏi lơi ( 500 mg/kg ) là mạnh hơn thuốc indométacine trong chứng bệnh phù thũng chân cấp tính dây ra bởi carragénine ở chuột ( Awatef và al, 1999 ).
● Chống phân chia tế bào :
Lycorine, xảy ra hầu như ở tất cả mọi nơi và đặc biệt trong họ Amaryllidaceae sản xuất những hiệu quả khác ức chế trong tế bào thực vật và động vật, được biểu hìện như những bất thường trong sự phân chia tế bào, kéo dài và trong quá trình tổng hợp ( protéin / AND ) ( Shibnath và al, 1985 ).
● Điều hòa miễn dịch immunomodulateur :
Nghiên cứu đã chứng minh dung dịch trích của Crinum latifolium cho ra chất néoptérin, lượng hơi cao trong những tế bào đơn nhân ngoại vi mononucléaires périphériques không kích thích với một hiệu ứng giảm của sự hình thành néoptérine trong những  tế bào kích thích.
● Kích hoạt tế bào bạch huyết T :
Một luận thuyết được thực hiện trong ống nghiệm in vitro và trong con người in vivo, yếu tố kích hoạt của những tế bào bạch huyết lymphocyste T trong dung dịch trích  Crinum latifolium .
Nghiên cứu này cho thấy tiềm năng sử dụng Crinum latifolium để chữa trị những trường hợp :
- sự suy giảm thiếu hụt của hệ miễn nhiễm như những bệnh :
- ung thư cancer,
- bệnh bạch cầu leucémie,
- và bệnh sida Aids.
● Phì đại tế bào ổn định mastocytes :
( Tế bào mastocyste là những hạt hiện diện chủ yếu trong mô liên kết, đặc trưng bởi sự hiện diện trong tế bào chất của hạt có chứa rất nhiều những chất hóa học trung gian như serotonin, tryptase, histamin và heparin. Khi tiếp xúc với những chất dị ứng, ở mặt ngoài của nó có cụ thể như IgE, chúng sẽ giải phóng chất trung gian của chúng rất nhanh những hạt, do cơ chế đào thải khỏi tế bào. Chúng gây ra ngay lập tức phản ứng dị ứng, đôi khi rất nghiêm trọng  )
Tế bào mastocyste ổn định kết quả của chất glucane A và chất phosphatidyllycorine đã được phân lập từ Crinum latifolium
- Hiệu quả của glucane A và phosphatidyllycorine của Crinum latifolium sản xuất trong phòng thí nghiệm in-vitro cho thấy có một tác dụng bảo vệ đáng kể chống lại sự giải phóng các phân tử khối lượng, cũng như tế bào phì đại mastocyste nhạy cảm chống lại với sinh kháng thể hay kháng của huyết thanh ngựa.
- Thí nghiệm trên người, cũng cung cấp sự bảo vệ chống lại sự phóng thích của những tế bào phì đại mastocyste.
Kết quả, dược thảo này được sử dụng trong y học truyền thống Ayurvédique để chữa trị :
- những rối loạn dị ứng allergie.
● Chống khối u :
Một nghiên cứu trên dung dịch trích tan trong nước nóng-lạnh từ cây Crinum latifolium Việt nam cho thấy một sự ức chế của chất sinh ung thư carcinogenèse ở chuột, có thể do ảnh hưởng của chất alcaloïdes thực vật :
- điều chỉnh miễn nhiễm,
- chống khối u 
và những thành phần sinh học khác trong nước nấu sắc cây Crinum latifolium thực vật.
Ứng dụng :
► Sử dụng y học :
● Crinum latifolium được biết có chứa 11 alcaloïdes khác nhau và những acides amines.
Crinum latifolium cũng chứa :
- saponines stéroïdes
- và chất chống oxy hóa antioxydant,
- hỗ trợ cho tính miễn nhiễm tế bào immunité cellulaire,
và đã được nghiên cứu như một hiệu quả kích hoạt của những tế bào bạch huyết T.
● Crinum latifolium cũng có thể dùng để giúp đở cơ thể :
- cải thiện tình trạng thiếu oxy hypoxie,
- nhiễm trùng infection
- và viêm sưng mãn tính inflammation chronique,
- giải độc désintoxication,
- tái tạo tế bào régénération des tissus,
- điều chĩnh cân bằng kích thích tố équilibre hormonal
- và đặc biệt hỗ trợ thuận lợi cho tiền liệt tuyến và buồng trứng .
● Crinum cũng dùng để chữa :
- viêm khớp xương inflammation des articulations,
- và bong gân entorses.
● Củ crinum latifolium và những lá được dùng trong danh sách dược thảo. Rất hữu dụng trong chữa trị những vấn đề sức khỏe trầm trọng như :
- viên tuyến tiền liệt prostatite,
- tuyến thũng hay bướu tuyến adenome
- tuyến tiền liệt lan rộng lành tính .
- xơ tử cung fibromes utérins, v…v…
Crinum được dùng để :
- tăng cường khả năng miễn dịch tế bào,
- và hành động như một phương tiện hiệu quả  kích hoạt của bạch huyết T .
● Những củ Crinum latifolium dùng để :
- gây nôn mửa vomir.
● Những củ crinum latifolium có tác dụng buồn nôn mạnh được dùng :
- trong trường hợp bị ngộ độc.
● Lá crinum latifolium nhúng trong dầu thầu dầu ricine và đun nóng là một đơn thuốc dùng để :
- đẩy lùi nhọt sưng ở khoé móng tay repousser panaris
- và những chứng viêm khác .
- cuối cùng là khoé ngón chân orteils và ngón tay .
● Người ta cũng có thể dùng lá khô chết pha trộn với dầu ricine với hiệu quả trên.
● Nước ép của lá dùng để :
- đau tai otalgie,
- đau phong thấp douleurs rhumatismales,
- bong gân entorse.
● Nước ép của lá cây crinum latifolium được dùng ở Ấn Độ để :
- giảm đau lỗ tai maux de l'oreille,
● Đối với đau lỗ tai và những vấn để về tai, người ta dùng nước ép lá crinum latifolium hơi nóng thêm một ít muối.
● Đồng thời người ta cũng dùng tinh dầu bào chế từ nưóc ép trái tươi có cùng một hiệu quả trên.
● Củ của crinum, sau khi nướng, đắp lên trên da để :
- giảm đau bệnh phong thấp rhumatismales.
► Lưu ý :
Những thông tin trình bày trên chỉ có giá trị thông tin giáo dục. Kết quả trên cá nhân có thể thay đổi khác, và trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến với các nhà chuyên môn về sức khỏe để có những lời chỉ dẫn cụ thể cho từng cá nhân, từng trường hợp bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét