Cây cảnh được trồng trong sân vườn nhà ngoài công dụng tạo cảnh quan và tinh lọc không khí, một số loại còn có thể được dùng làm thuốc trị bệnh.
Nhiều gia đình trồng cây cảnh, cây ăn trái trong sân, vườn nhà của mình. Vùng miền tây, đất rộng nên việc sân, vườn được trồng cây kiểng khá phổ biến ở nhiều nơi. Có thể có người biết nhưng cũng có thể có nhiều người chưa biết ngoài việc tô điểm, tạo dáng làm đẹp cho không gian sân, vườn; lan tỏa hương thơm từ hoa,trái của cây kiểng, chúng còn có nhiều công dụng khác trong việc điều trị bệnh từ bệnh thông thường đến bệnh… không thông thường!
Sau đây là những cây ăn trái thường gặp với các công năng trị bệnh của chúng:
Vị thuốc từ cây khế
Cây khế là loại cấy rất gần gũi với người dân ở khắp nơi. Có khế chua và khế ngọt. Để làm thuốc, người ta chỉ dùng cây khế chua. Tất cả các bộ phận của cây khế, kể cả cây tầm gửi sống ký sinh trên đó đều được dùng chữa bệnh.
Có thể kết hợp uống nước sắc vỏ núc nác. Lá khế, lá chổi xuể, lá long não và lá thông, để tươi, nấu nước tắm chữa lở loét. Để chữa ngộ độc nấm, rắn cắn, lấy lá khế, lá hoặc quả đậu ván đỏ, mỗi thứ 20g, lá lốt 10g, dùng tươi, giã nát, hòa với 200ml nước sôi để nguội, chắt lấy nước uống làm một lần.
Có thể dùng lá khô (liều lượng bằng 1/2 hoặc 1/3 liều lá tươi) sao qua cho thơm, sắc uống, thêm đường cho thật ngọt. Nếu mới bị ngộ độc, chỉ uống 2-3 lần là khỏi.
Trong thời gian có dịch sốt xuất huyết, hằng ngày uống nước sắc lá khế 16g, lá dâu 12g, lá tre 12g, sắn dây 12g, mã đề 8g, sinh địa 8g, có tác dụng phòng bệnh.
Dùng phối hợp, Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã lấy 7 quả khế, cắt mỗi quả lấy một miếng khoảng 1/3 phía gần cuống, đổ vào một bát nước, sắc còn nửa bát, uống lúc nóng; đồng thời lấy một quả khế giã nát với một củ tỏi, đắp vào rốn để chữa tiểu tiện không thông.
Để chữa sốt cao, co giật ở trẻ em, lấy quả khế 10g, lá dây đòn gánh 10g, lá ngải cứu 8g, lá nhọ nồi 8g, rễ táo rừng 6g, phơi khô, sao vàng, sắc uống. Phụ nữ sau khi sinh dùng nước sắc quả khế 20g với vỏ cây hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, uống rất tốt.
Dùng ngoài, nấu nước sắc quả khế cho đặc dùng rửa vết thương, mụn nhọn, lở loét.
Cây lô hội (Nha đam)
Còn gọi là lưu hội hoặc nha đam, tên khoa học là Aloe vera L. Nhựa và lá cây có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận trường, diệt ký sinh trùng.
Nhựa lô hội thường dùng để trị kinh bế, kinh nguyệt ít, táo bón, đại tiện bí, sung huyết não, kinh phong. Người ta cũng dùng cả lá lẫn vỏ cây giã nhuyễn đắp lên để trị mụn nhọt sưng đỏ.
Ngoài ra dùng 10-15g lá, 1,5-3g nhựa dưới dạng viên hoặc nghiền thành bột đắp tại chỗ trị đau đầu, chóng mặt, táo bón, trẻ em co giật, suy dinh dưỡng, ho gà, sâu răng, viêm mủ da, Eczema.
Đặc biệt, lô hội có tác dụng trị vết cháy và bỏng rất nhanh. Có thể dùng lá cây chiết dịch xoa tại chỗ hoặc lấy một lá (15-18cm) đun sôi với nước, cho thêm đường vào uống để làm dịu đau rát và giúp vết thương mau lành. Tuy nhiên người bị yếu dạ dày, ruột và phụ nữ có thai không nên dùng.
Ngoài ra, có thể uống gel tươi, cách vài giờ uống một muỗng canh lúc đói giúp làm êm dịu vết loét dạ dày. Nhờ có chứa canxi, kali, kẽm, vitamin C, E là những tiền chất cơ bản đẩy nhanh tiến trình làm lành da, đặc biệt là canxi giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thần kinh và mô cơ, chất xúc tác chính trong tất cả quá trình chữa lành vết thương, nên lô hội giúp rút ngắn thời gian làm lành mọi vết thương.
Bên cạnh đó, loài thực vật này còn có tác dụng chống viêm nhiễm, dị ứng hay trị vết sưng do côn trùng cắn. Do có chứa những hợp chất hữu cơ gồm vitamin, các hoóc môn, magie lactat có tác dụng ức chế phản ứng histamin, ức chế và loại trừ bradykinin là những thành phần gây dị ứng và viêm. Dịch lô hội tươi còn có tác dụng kháng khuẩn lao invitro và một số vi khuẩn thông thường gây nhiễm trùng da.
Lô hội còn có khả năng chống lão hóa tế bào vì chứa 17 amino axit cần thiết cho sự tổng hợp protein mô tế bào và canxi làm duy trì sự cân bằng giữa trong và ngoài tế bào, tạo ra các tế bào khoẻ mạnh. Thêm vào đó, photpho, đồng, sắt, magie, kali, natri có trong thân cây cũng là các yếu tố cần thiết cho sự trao đổi chất và các hoạt động của tế bào.
Trong dược học, lô hội cũng được dùng để giải độc cơ thể: Lignin trong lô hội có tác dụng như một chất xơ cuốn sạch các chất thải bị kẹt trong các nếp gấp của ruột; uronic axit loại trừ chất độc trong tế bào; kali cải thiện chức năng gan và thận là hai cơ quan chủ yếu của việc loại trừ chất độc trong cơ thể.
Lô hội còn có tác dụng dinh dưỡng và sinh năng lượng do chứa vitamin C thúc đẩy quá trình trao đổi chất, sinh năng lượng cần thiết và duy trì hoạt động miễn dịch, giúp phòng bệnh. Trong thân cây có các enzym cần thiết để phân giải đường, đạm, chất béo trong dạ dày và ruột.
Trong thành phần của lô hội chứa polysaccharid là acetylat mannose (acemannan) có tác dụng như là một chất kích thích miễn dịch rất hiệu quả, chống lại virus gây bệnh cúm, sởi và các giai đoạn sớm của hội chứng AIDS. Nó cũng có tác dụng chống lại một vài loại ung thư trên động vật, phần lớn là sarcoma và đang được khảo sát để điều trị ung thư trên con người.
Ngoài ra, lô hội còn có công dụng nhuận tẩy do có chứa các anthraquinon; giảm đau do viêm khớp; cân bằng đường huyết; phòng ngừa sỏi niệu; giảm đau do viêm khớp, đau cơ nhờ vào các anthraquinon phối hợp với canxi trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu.
Hiện nay trên thị trường, nhiều hãng mỹ phẩm dùng lô hội chiết xuất để sản xuất các loại kem bôi da, dầu gội, dầu xả, dầu khử mùi hôi, chất chống mốc, xà phòng, kem cạo râu,... Đặc biệt do pH của gel lô hội gần giống pH của da nên điều hòa được độ acid của da, làm da tươi tắn.
Dược năng của nó có tính sát trùng, thông tiểu tiện, thanh nhiệt, giúp mát gan và trị các chứng táo bón, nhức đầu và xung huyết nội tạng phủ.
Người ta thường dùng cây này để trị vết thương bị bỏng, các vết thương ngoài da và tàn nhang. Dưới đây là một vài công thức pha chế trị bệnh:
+ Cách thứ nhất: Lấy một nắm lá Aloe Vera gọt bỏ phần có gai hai bên lá, nấu sôi để nguội. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
+ Cách thứ hai: Lấy một nắm lá Aloe Vera nấu sôi để nguội. Uống nước và ăn lá đã nấu chín, 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
+ Cách thứ ba: Mỗi ngày lấy 1 hay 2 lá Aloe Vera gọt vỏ, ăn sống. Ăn mỗi ngày 3 lần trong nhiều tháng sẽ có kết quả khả quan. Những người bị huyết áp mà không bị tiểu đường thì có thể ăn với đường nguyên chất hoặc đường phèn. Người bị tiểu đường nhưng áp huyết cao thì ăn với muối.
Cây đinh hương
Còn gọi là cống đinh hương, đinh tử hay tử đinh hương, có tên khoa học là Syzygium aromaticum (L.) Merr. Et Perry.
Nụ hoa có vị cay ngọt, mùi thơm, tính nóng, kích thích, làm thơm, lợi trung tiện, làm ấm bụng, sát trùng. Nước sắc nụ có tác dụng đối với một số loại vi khuẩn đường ruột thuộc chi Shigella. Tinh dầu hoa có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn.
Hoa tử đinh hương
Nụ đinh hương khô còn dùng làm gia vị (chủ yếu là eugenol) có thể gây phấn khích, kiện vị, sát trùng, sát vi khuẩn, chống nấm, trị mửa. Trong nụ có chứa eugenin chống nhiều siêu khuẩn như: trái rạ, R.D.
Hoa đinh hương chống thụ tinh ở phụ nữ, kích thích và làm co rút tử cung, làm tiết mật, làm lành lở bao tử, chống ung thư. Ngoài ra còn chống sự ngưng đập của phiến bào vì eugenol ngăn sự tạo lập tromboxan A.
Từ lâu, người ta đã biết dùng đinh hương để làm thơm hơi thở. Trong y học Đông phương, đinh hương đã được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc làm chất kích thích thơm.
Công dụng phổ biến của đinh hương là dùng chế bột cary, một loại gia vị rất quý giúp kích thích tiêu hóa. Ngoài ra đinh hương được dùng làm thuốc chữa đau bụng, nấc cục, kích thích tiêu hóa, xoa bóp và gắn bó gãy xương, chữa phong thấp, đau xương nhức mỏi, lạnh tay chân.
Ở Ấn Độ, đinh hương dùng chữa đầy hơi và rối loạn tiêu hóa. Nụ hoa dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu dùng trong nha khoa làm thuốc tê và diệt tủy răng, làm thuốc sát khuẩn và diệt sâu bọ mạnh. Người ta còn dùng đinh hương trong chế biến nước hoa, vanilin tổng hợp.
Cây đinh lăng
Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá, tên khoa học là Polyscias fluticosa (L.) Harms. Rễ cây có vị ngọt, lá vị nhạt, hơi đắng, tính bình có tác dụng bổ năm tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng viêm.
Thành phần hóa học: Trong rễ cây có glucosid, alkaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại axit amin, vitamin B1, ngoài ra trong thân và lá cũng có những chất này nhưng ít hơn.
Cây kiểng đinh lăng
Đinh lăng dùng làm thuốc tăng lực, giúp tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với các yếu tố bất lợi như kiệt sức, gia tốc, nóng. Đặc biệt, người ta dùng đinh lăng làm cho nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi chạy dai sức và giúp cơ thể chịu được sức nóng. Người bệnh bị suy mòn uống đinh lăng chóng phục hồi cơ thể, ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân. Nó cũng làm tử cung co bóp mạnh hơn. Đinh lăng ít độc hơn nhân sâm và khác với nhân sâm, nó không làm tăng huyết áp.
Người ta dùng đinh lăng làm thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ, thuốc lợi tiểu, chống độc. Lá cây còn chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương. Thân và cành chữa thấp khớp đau lưng. Ở Ấn Độ, người ta cho là cây có tính làm se, dùng trong điều trị sốt.
Cách dùng: Thường sử dụng ở dạng bột, ngày dùng 2g trở lên. Cũng có thể thái miếng phơi khô, ngày dùng 1-6g dạng thuốc sắc. Lá đem phơi khô lót gối hoặc trải giường cho trẻ em nằm để phòng bệnh kinh giật. Phụ nữ sau khi sinh uống nước sắc lá khô giúp cơ thể nhẹ nhõm, khỏe mạnh có nhiều sữa. Lá tươi 50-100g băm nhỏ dùng với bong bóng lợn trộn với gạo nếp nấu cháo ăn cũng lợi sữa.
Ở Campuchia, người ta còn dùng lá phối hợp với các loại thuốc khác làm bột hạ nhiệt và thuốc giảm đau. Lá dùng xông làm ra mồ hôi và chứng chóng mặt. Dùng lá tươi giã nát đắp ngoài trị viêm thần kinh và thấp khớp và các vết thương. Lá nhai nuốt nước với một chút phèn trị hóc xương cá. Vỏ cây nghiền thành bột làm thuốc uống hạ nhiệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét