Hoa dại
Hoa cúc dại (Xuyến chi)
Xuyến chi (tên khoa học: Bidens pilosa) là một loài thuộc họ cúc, chi Bidens. Cây xuyến chi thuộc dạng hoang dại mọc ở những nơi không gian thoáng. Cây cao chừng 0,3m đến 0,4m. Cành rậm thường mọc theo từng nhóm. Vào mùa xuân có hoa, sau đó các nhụy hoa có hạt trong mỗi nhụy, đầu nhụy có các múi gai. Các nhụy này di chuyển theo gió hoặc có một con vật, cả con người các nhụy này có các múi gai bám chặt vào. Di chuyển đến những nơi gặp điều kiện thuận lợi thì sinh trưởng tiếp theo.Ở một số nơi trên thế giới, người ta coi xuyến chi là nguồn thực phẩm và là cây thuốc.[1] Ví dụ, ở vùng hạ Sahara thuộc châu Phi, mầm cây và lá non được dùng như một loại rau, ở dạng tươi và khô.
Trong tiếng Việt, đôi khi có sự nhầm lẫn hoa này với hoa cứt lợn.Đơn kim, Đơn buốt, Rau bộ binh - Bidens pilosa L, thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả: Cây thảo sống hàng năm cao 0,30-1m, mọc đứng, phân nhánh nhiều; thân và cành có rãnh chạy dọc, khi già màu nâu tía; thân non có lông. Lá mọc đối, cuống dài, đơn hay thường có 3 lá chét hình trứng thuôn, dài 3-6cm, rộng 1,5-2cm, mặt trên ráp, mép khía răng cưa nhọn, đều. Cụm hoa ở nách lá hay ở ngọn, mọc riêng lẻ hay từng đôi một. Trong mỗi đầu hoa, các hoa vòng ngoài hình lưỡi màu trắng; các hoa ở giữa màu vàng. Quả bế hình thoi, có 2-3 sừng ở đầu quả như những cái gai nhỏ (như những cái trâm sắc).
Hoa tháng 3-5 và tháng 8-10.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Bidentis Pilosae; ở Trung Quốc gọi là Tam diệp quý châm thảo.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc phổ biến ở nhiều nơi, ven đường, quanh nhà, các bãi cỏ. Thu hái vào mùa hè, cắt toàn cây (trừ rễ) rửa sạch đất, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học: Sơ bộ thấy có stearin, ít alcaloid và Glycosid.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chỉ tả, khu ứ hoại huyết.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa 1. Cảm mạo, sốt, viêm họng; 2. Đau ruột thừa cấp; 3. Viêm gan cấp; 4. Viêm dạy dày ruột, đầy hơi. 5. Thấp khớp đau khớp; 6. Sốt rét; 7. Trĩ, ngứa. Liều dùng 16-20g khô hay 30-60g tươi, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị viêm mủ da, rắn độc cắn và đòn ngã tổn thương, giã cây tưới đắp hoặc nấu nước tắm rửa. Lá giã nát dùng đắp mắt trị đau mắt. Cụm hoa ngâm rượu ngậm chữa nhức răng. Mùa hè dùng cây lá nấu thay chè uống phòng bệnh đường ruột.
Đơn thuốc:
1. Cảm lạnh và sốt: Đơn kim, Lấu 30g, Ngũ trảo, Lá gai mèo 15g, Bạc hà 3g, sắc uống.
2. Viêm ruột thừa cấp: Đơn kim 60-120g sắc lấy nước, chia làm 4 lần uống trong ngày.
Hoa mua
Cây mua có tên khoa học là Melastoma candidum. Người Trung Quốc, người Nhật Bản gọi hoa mua là mẫu đơn dại (dã mẫu đơn). Hoa mẫu đơn là loại hoa quý phái cung đình, còn hoa mua là loại hoa dân dã núi rừng.
DÃ MẪU ĐƠN
Dã mẫu đơn tên khoa học là Melastoma candidum D.Don, thuộc họ Mua MELASTOMACEAE. Dã mẫu đơn là loại cây bụi, cành non có nhiều lông, lá hình bầu dục mọc đối, mặt trên ráp vì có lông ngắn và cứng, mặt dưới có nhiều lông mềm. Cây ra hoa từ tháng 4 đến tháng 7, cánh hoa mầu hồng tím. Lá được nhân dân ta dùng chữa mụn nhọt, viêm tấy (lấy lá tươi giã, hơ nóng đắp, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá Cà pháo); chữa tụ máu (lấy lá tươi giã trộn nước vo gạo đắp vào chỗ đau); chữa vàng da, băng huyết (lấy lá sao vàng, sắc uống). Liều dùng mỗi ngày 8-16g. Dùng đắp ngoài không kể liều lượng.
MUA NÚI
Mua núi có tên khoa học là Melastoma dodecandrum Lour, là loài cây nhỏ mọc bò, phân nhánh nhiều. Cây mọc hoang ở rừng núi, chỗ ẩm thấp, thân nhẵn, màu xanh hay tím đỏ. Lá nhỏ, mọc đối, hai mặt nhẵn. Hoa Mua núi nhỏ, màu hồng, mọc riêng lẻ hoặc 2 - 3 bông một ở ngọn thân. Quả hình cầu, màu đỏ hơi tím.
Mua núi ra hoa, có quả vào cuối xuân đầu hè (từ tháng 4 đến tháng 8). Cả cây Mua núi được dùng làm thuốc chữa bệnh:
@ Chữa mụn nhọt, ứ huyết, tê thấp: Lấy 8-16g cả cây phơi khô sắc uống
@ Chữa phụ nữ sau đẻ bị phù nề: Lấy 50-100 g cả cây tươi nấu nước tắm
@ Chữa sai khớp: Lấy 30g cây tươi, giã nhỏ với 30g lá Láng hoa trắng, 20g lá Loét mồm, hơ nóng đắp bó.
Chú ý : Không nên nhầm cây Mua núi với Mua leo, cũng ra hoa mầu hồng, mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi. Mua leo loài dây leo, dài hàng chục mét, cành mảnh hình trụ, lá mọc đối không cuống, hình bầu dục, phiến lá nguyên có 5 gân dọc. Cây ra hoa vào cuối xuân ( tháng 4 – 5 ). Hoa mua leo mọc thành cụm ở ngọn thân hoặc kẽ lá, buông thõng xuống, cánh hoa mầu hồng hoặc đỏ trông rất đẹp. Dây Mua leo cũng được nhân dân ta dùng làm thuốc chữa sưng tấy, tụ máu, thường dùng phối hợp với một số vị thuốc khác làm cao dán
Hoa mua là loài hoa quen thuộc của đồng bào các dân tộc miền núi nước ta. Vào cuối xuân đầu hè, hoa Mua nở rộ trên các sườn đồi, ven rừng, ven suối. Hoa Mua có nhiều loại, loại màu hồng tím (Dã mẫu đơn), loại màu đỏ (Mua leo), loại màu hồng (Mua núi)... song phổ biến hơn cả là Dã mẫu đơn và Mua núi. Đây cũng là hai cây thuốc dân gian quen thuộc của đồng bào các dân tộc miền núi.
DÃ MẪU ĐƠN
Dã mẫu đơn tên khoa học là Melastoma candidum D.Don, thuộc họ Mua MELASTOMACEAE. Dã mẫu đơn là loại cây bụi, cành non có nhiều lông, lá hình bầu dục mọc đối, mặt trên ráp vì có lông ngắn và cứng, mặt dưới có nhiều lông mềm. Cây ra hoa từ tháng 4 đến tháng 7, cánh hoa mầu hồng tím. Lá được nhân dân ta dùng chữa mụn nhọt, viêm tấy (lấy lá tươi giã, hơ nóng đắp, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá Cà pháo); chữa tụ máu (lấy lá tươi giã trộn nước vo gạo đắp vào chỗ đau); chữa vàng da, băng huyết (lấy lá sao vàng, sắc uống). Liều dùng mỗi ngày 8-16g. Dùng đắp ngoài không kể liều lượng.
MUA NÚI
Mua núi có tên khoa học là Melastoma dodecandrum Lour, là loài cây nhỏ mọc bò, phân nhánh nhiều. Cây mọc hoang ở rừng núi, chỗ ẩm thấp, thân nhẵn, màu xanh hay tím đỏ. Lá nhỏ, mọc đối, hai mặt nhẵn. Hoa Mua núi nhỏ, màu hồng, mọc riêng lẻ hoặc 2 - 3 bông một ở ngọn thân. Quả hình cầu, màu đỏ hơi tím.
Mua núi ra hoa, có quả vào cuối xuân đầu hè (từ tháng 4 đến tháng 8). Cả cây Mua núi được dùng làm thuốc chữa bệnh:
@ Chữa mụn nhọt, ứ huyết, tê thấp: Lấy 8-16g cả cây phơi khô sắc uống
@ Chữa phụ nữ sau đẻ bị phù nề: Lấy 50-100 g cả cây tươi nấu nước tắm
@ Chữa sai khớp: Lấy 30g cây tươi, giã nhỏ với 30g lá Láng hoa trắng, 20g lá Loét mồm, hơ nóng đắp bó.
Chú ý : Không nên nhầm cây Mua núi với Mua leo, cũng ra hoa mầu hồng, mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi. Mua leo loài dây leo, dài hàng chục mét, cành mảnh hình trụ, lá mọc đối không cuống, hình bầu dục, phiến lá nguyên có 5 gân dọc. Cây ra hoa vào cuối xuân ( tháng 4 – 5 ). Hoa mua leo mọc thành cụm ở ngọn thân hoặc kẽ lá, buông thõng xuống, cánh hoa mầu hồng hoặc đỏ trông rất đẹp. Dây Mua leo cũng được nhân dân ta dùng làm thuốc chữa sưng tấy, tụ máu, thường dùng phối hợp với một số vị thuốc khác làm cao dán
Hoa chua me đất
Ở nước ta thường gặp 3 loài chua me đất mọc hoang: chua me núi (oxali acetosella L.) có hoa trắng vân hồng, chua me đất hoa hồng (Oxilis corymbossa DC) và chua me đất hoa vàng (Oxalis corniculata L.). Trong các loài nói trên, cây hoa vàng thường hay gặp nhất, cũng như hay được sử dụng làm thuốc nhất.
Hoa trinh nữ
Cây trinh nữ còn có tên khác là cây xấu hổ, cây mắc cỡ, cây thẹn, hàm tu thảo. Tên khoa học là Mimosa pudica L..
Trinh nữ là cây cỏ nhỏ có gai, mọc rà ở đất, lá bẹ có rìa lông. Khi bị đụng đến và lúc về đêm thì lá xếp lại. Hoa hình đầu tròn, có màu hồng, quả có lông, rụng thành từng đốt. Cây có tính an thần, giúp dễ ngủ.
Hoa bìm bịp
Hoa bìm bịp là một loài hoa dại lại đẹp đượm buồn và tinh tế lạ kì. Bìm bìm tím biếc thường được bắt gặp trên những bờ rào cũ kỹ.
Hoa cứt lợn
Cứt lợn hay còn gọi là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi (tên khoa học Ageratum conyzoides, Ageratum conycoides L., Ageratum obtusifolium Lam., Cacalia mentrasto Vell.) là một loài cây thuộc họ Cúc. Cây thường được dùng như một loài cây thuốc.
Đôi khi hoa xuyến chi, một cây thuộc họ Cúc khác, cũng được gọi là cứt lợn.
Cây được dùng làm thuốc trị nhiều bệnh như: phụ nữ rong huyết sau sinh, viêm xoang dị ứng, kết hợp với bồ kết để gội đầu, sốt rét, đau nhức...
Xem thêm ở Wikipedia.
Hoa bồ công anh
Bồ công anh (danh pháp khoa học: Taraxacum) là chi thực vật có hoa thuộc họ Cúc (Asteraceae), có nguồn gốc từ các khu vực ôn đới của Bắc Bán cầu trong Cựu Thế giới.
Ở Viêt Nam có loài hoa thuộc chi Bồ công anh, có tên gọi: rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời, rau mũi cày. Danh pháp khoa học: Pterocypsela indica.
Hoa dã quỳ
Dã quỳ còn được gọi là cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại, hướng dương dại, hướng dương Mexico, cúc Nitobe. Danh pháp khoa học: Tithonia diversifolia. Là một loài thực vật trong họ Cúc (Asteraceae), hiện nay phân bổ rộng khắp trong các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới, chẳng hạn như Trung Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi. Phụ thuộc vào khu vực, nó có thể là cây một năm hay cây lâu năm, dạng cây bụi cao tới 2-3 m với thân cây mọc thẳng và đôi khi hóa gỗ. Hoa màu vàng cam. Nói chung người ta công nhận rằng nó ở một giai đoạn nào đó là cây bản địa của khu vực Trung Mỹ hoặc Mexico, vì thế mà có tên gọi hướng dương Mexico.
Tại Việt Nam, dã quỳ đã được người Pháp đưa vào các đồn điền ở Lâm Đồng. Nó được trồng khi đó để làm phân xanh cho các vườn cà phê, cao su. Thân dã quỳ chứa nhiều chất P, Ca, Mg nên làm phân hữu cơ khá tốt. Nhờ hạt dễ phát tán, cây dễ trồng nhờ giâm cành nên loài cây này dần dà chiếm lĩnh các nơi hoang dại ở khắp Tây nguyên. Tên dã quỳ xuất hiện trên văn chương từ thập niên 1970, trước đó người ta gọi nó là sơn quỳ. Dã quỳ cũng đã được sử dụng làm biểu tượng chính cho lễ hội hoa Đà Lạt tháng 12 năm 2005.
Ở Việt Nam, dã quỳ thường ra hoa vào mùa đông, vàng rực cả triền đồi và thảo nguyên. Loài cây này có thể coi như là một loài cây báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa khô, khi hoa dã quỳ nở có nghĩa là mùa khô đã đến rất gần. Lá của cây này còn sử dụng trong một bài thuốc dân gian để chữa bệnh ghẻ.
Xem thêm ở Wikipedia.
Hoa lưu ly
Hoa lưu ly còn có tên gọi là Forget-me-not. Loài hoa có màu tím rất đẹp tượng trưng cho tình yêu vĩnh hằng.
Truyền thuyết nói rằng trong thời Trung cổ, một hiệp sĩ và người tình của anh ta đi dọc theo bờ sông. Chàng hiệp sĩ cố nhổ một cụm hoa, nhưng do bộ áo giáp nặng nề nên đã bị rơi xuống nước. Khi bị chìm xuống, anh ta đã ném bó hoa cho tình nhân của mình và kêu lên "forget-me-not". Vì thế loài hoa này gắn liền với chuyện tình lãng mạn và định mệnh bi thảm. Nó thường được các cô gái mang theo như là biểu hiện của lòng chung thủy và tình yêu vĩnh cửu.
Người ta cũng kể trong câu chuyện mang tính chất tôn giáo rằng khi còn nhỏ, một hôm chúa Jesu ngồi trong lòng Đức Mẹ đồng trinh Mary và nói rằng ông mong muốn rằng các thế hệ tương lai có thể nhìn thấy họ. Ông chạm tay vào mắt mẹ mình, sau đó vẫy tay trên mặt đất và các bông hoa lưu ly màu lam đã xuất hiện, nó là màu truyền thống của mắt Mary, vì thế mà có tên gọi forget-me-not.
Hoa dừa cạn
Hoa dừa cạn còn có tên là Hải đằng, và trong Đông y hoa dừa cạn có tên là Trường xuân hoa, Dương giác, Bông dừa. Tên khoa học là Catharanthus roseus. Hoa có 3 màu, phớt hồng, phớt tím và màu trắng. Theo phong thủy, bạn nên trồng hoa này trong nhà vì nó mạng lại cho gia chủ rất nhiều may mắn.
Hoa găng
Thanh quan còn có tên là rìa xanh, dâm xanh, chim chích, chuỗi ngọc, chuỗi xanh, chuỗi vàng (danh pháp khoa học:Duranta erecta L.), là một loài thực vật thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).Cây hoa Găng có tên tiếng Anh là Skyflower hay Duranta Erecta, một loài hoa cây bụi trong gia đình Verbenaceae cỏ roi ngựa.Hoa găng đã có một thời được trồng làm tường rào ở các ngôi nhà thôn quê Việt Nam.
Hoa lục bình
Bèo tây (danh pháp hai phần: Eichhornia crassipes) còn được gọi là lục bình, lộc bình, hay bèo Nhật Bản là một loài thực vật thuỷ sinh, thân thảo, sống nổi theo dòng nước, thuộc về chi Eichhornia của họ Họ Bèo tây (Pontederiaceae).Lục bình còn được gọi là Bèo tây, lục bình nổi lênh đênh trên sông nước đặc biệt là ở miền Tây. Hoa màu tím rất đẹp và mong manh.
Lục bình sống hoang dại, hoa lục bình lặng lẽ nở và lặng lẽ đẹp nên đời hoa đã đi vào văn thơ và đi vào tâm thức của những người xa xứ.Ở dạng tự nhiên, loại bèo này có tác dụng hấp thụ những kim loại nặng (như chì, thủy ngân và strontium) và vì thế có thể dùng để khử trừ ô nhiễm môi trường[2].
Bèo tây được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, dùng ủ nấm rơm, làm phân chuồng.
Cây bèo tây còn có công dụng thủ công nghiệp. Xơ lục bình phơi khô có thể chế biến để dùng bện thành dây, thành thừng rồi dệt thành chiếu, hàng thủ công, hay bàn ghế.
Như mọi loài rau thôn dã, ngó lộc bình xào ngon không kém ngó sen. Đọt non và cuống lá nấu canh tép, cá lóc, tôm khô. Hoa luộc chấm cá kho hoặc xào thịt heo hay lòng heo đều ngon
Hoa xích đồng
Xích đồng còn có tên khác là Mò đỏ. Tên khoa học là Clerodendrum japonicum. Cây thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.Bộ phận dùng: Hoa, rễ và lá - Flos, Radix et Folium Clerodendri Japonici; ở Trung Quốc, thường có tên là Sanh đồng hay Hà bao hoa.
Nơi sống và thu hái: Loài Phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Malaixia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hà Nội, Hải Hưng, Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Ðà Nẵng. Cũng được trồng làm thuốc. Thu hái rễ và lá quanh năm; rễ rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô dùng.
Tính vị, tác dụng: Cụm hoa có vị ngọt, tính ấm không độc; có tác dụng bổ huyết. Rễ có vị nhạt hơi ngọt, tính bình, không độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong thấp, thanh can phế, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ. Lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cây được dùng chữa khí hư, viêm tử cung, kinh nguyệt không đều, vàng da, mụn lở, huyết áp cao, khớp xương đau nhức, đau lưng. Ngày dùng 15-20g, sắc hoặc nấu cao uống. Lá tươi giã đắp hoặc ép lấy nước rửa vết thương, bỏng, mụn lở.
Ở Trung Quốc, cụm hoa được dùng trị xích, bạch đới, trĩ, sán khí và mất ngủ; rễ được dùng trị phong thấp đau nhức xương, đau lưng, đòn ngã tổn thương, lao phổi kèm theo ho, khái huyết, trĩ xuất huyết, lỵ. Liều dùng cụm hoa 30-90g, rễ 30-60g, dạng thuốc sắc. Lá được dùng ngoài trị mụn nhọt và viêm mủ da. Dùng ngoài giã lá tươi đắp vào chỗ đau.
Hoa mào gà dại
Mào gà (mồng gà) dại còn có tên gọi khác là: Mào gà đuôi nheo, Mào gà hoang. Tên tiếng Anh là "Common Cockscomb". Thuộc họ rau dền.
Cây thảo mọc hằng năm, cao 0,3 - 1m, nhẵn, phân nhánh nhiều hay ít. Lá hình dải hay ngọn giáo, nhọn, dài 8 - 10cm, rộng 2 - 4cm.
Hoa không cuống, hợp thành bông, trắng hay hồng, dài 3 - 10cm; đài 5, khô xác; nhị 5, dính nhau ở gốc; bầu hình trứng, chứa chừng 7 noãn. Quả nang nẻ ngang. Hạt dẹt màu đen hoặc nâu đỏ, bóng láng.
Nguồn gốc không xác định, nay thành loài cỏ toàn thế giới, có thể gặp tại tất cả các vùng nóng như Ấn Độ, Xri Lanca, Mianma, Nam Trung Quốc, Nhật Bản và các đảo Đài Loan, Hải Nam. Ở nước ta, cây mọc dại ở nhiều nơi và cũng được trồng.
Thường gặp trên các bãi hoang, đất trống, ven suối, nơi có nhiều cát sỏi. Có thể trồng bằng hạt. Mùa hoa tháng 5 - 7; có quả tháng 8 - 9.
Ngọn non của mào gà trắng rửa sạch, luộc hoặc nấu canh ăn như rau dền, có thể xào ăn. Người ta đã biết các thành phần dinh dưỡng tính theo g%: nước 88,5, protein 4,4, glucid 2, và theo mg%: caroten 4,85, vitamin C 33.
Hạt mào gà trắng được dùng làm thuốc với tên Thanh tương tử để chữa: 1. Viêm kết mạc cấp tính, viêm giác mạc; 2. Viêm sắc tố mắt mạn tính; 3. Huyết áp cao; 3. Chảy máu dạ dày - ruột, thổ huyết, chảy máu cam, tử cung xuất huyết; 5. Ỉa lỏng; 6. Lòi dom. Dùng ngoài trị thấp sang, ghẻ lở, hắc lào.
Toàn cây mào gà trắng dùng làm thuốc trị lỵ và viêm đường tiết niệu. Còn ở Lào, cây được dùng làm thuốc (điều kinh, tăng lực) và hoa dùng làm thực phẩm và để trang trí.
Hoa trái nổ
Cây trái nổ có tên tiếng Anh là "Ruellia tuberosa".
Cây thảo cao 20-50cm tới 80cm. Rễ củ tròn dài, màu vàng nâu, mọc thành chùm. Thân vuông có lông, phù to trên mắt. Lá mọc đối, hình bầu dục, mặt trên có lông thưa, mép có rìa lông cứng. Cụm hoa hình xim ở nách lá hoặc ở ngọn thân. Hoa to màu xanh tím. Quả nang, khi chín có màu nâu đen. Khi quả bị ướt, nó nổ ra bắn tung ra bên ngoài những hạt đen, dẹt.
Loài của Mỹ châu nhiệt đới, truyền vào nước ta và nay mọc hoang dại ở các bãi cỏ, ven đường đi nhiều nơi, từ Hà Nội, Hải Phòng đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cây thường phát tán nhanh. Thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô, người ta cũng thường hay dùng rễ. Rễ nhiều, xếp thành bó, có màu vàng nâu, phình thành củ, ít khi dẹp lại ở đầu mút. Củ to có phần phình mang những đốt và vòng giống như rễ cây Ipêca.
Cây được dùng chữa sốt gián cách, ho gà, viêm màng bụng khi đẻ và cũng dùng trị cảm nóng và cảm lạnh. Dân gian thường dùng rễ củ nấu nước uống làm thuốc bổ mát (nên có tên gọi là Sâm tanh tách) và cũng dùng chữa bệnh về thận và sỏi bàng quang. Liều dùng 10-20g, dạng thuốc sắc.
Hoa muống biển
Cây rau muống biển thuộc họ khoai lang (Convolvulaceae). Cây thảo mọc bò dài, không cuống, có thân dày, phân nhánh, hầu như có rãnh, nhẵn, thường đo đỏ, ngọn hướng lên. Lá hầu như đang thuôn, hình tim sâu ở gốc, tròn hay lõm ở đầu, dài 4-6cm, rộng 5-7cm, nhẵn cả 2 mặt; cuống lá dài 5-7cm, dày về phía gốc, rải rác có nhiều u, mang hai tuyến đối nhau ở đầu. Hoa to, màu hồng, thành xim ít hoa ở nách lá, với một cuống chung dài 2-4cm. Quả nang hình cầu, đường kính 2cm. Hạt 4. đường kính 7mm, đẹp, màu hung.
Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây trị: 1. Phong thấp đau nhức khớp xương, đau ngang thắt lưng; 2. Mụn nhọt và viêm mủ da, trĩ xuất huyết. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Không dùng cho phụ nữ có thai. Dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp.
Cây ban
Tên gọi khác: Điền cơ hoàng, Nọc sởi, Địa nhĩ thảo.
Tên khoa học: Hypericum japonicum Thumb., họ Măng cụt (Clusiaceae).
Cây mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Cây có công dụng kích thích tiêu hóa, chữa sâu răng, hom sởi, rắn cắn.
Kiến cò
Tên gọi khác: nam uy linh tiên, bạch hạc.
Là một cây thuộc Họ Ô rô (Acanthaceae). Cây cao 1–2 m. Thân cây có 6 góc tròn, thân và lá có lông rất mịn, lá có cuống dài 2-5mm, hai đầu thon, 5-6 cặp gân. Chùm tụ tán nhỏ, lá hoa nhỏ khoảng 2mm, đài cao 5mm, có lông trắng, vành trắng, ống dài 2 cm, môi trên cao 1 cm, môi dưới dài cỡ 1,5 cm, 2 tiêu nhị, noãn sào có 4 hạt. Cây chứa một chất tương tự như axit chrysophanic. Rễ và lá dùng trị bệnh ngoài da, nhất là chứng hắc lào (lác đồng tiền).
Hoa màu trắng nom như con hạc đang đậu trên cây nên có tên gọi là bạch hạc.
Màn màn tím
Tên gọi khác: Màn màn hoa tím, Màn ri tía, Màn ri tím.
Tên tiếng Anh: Cleome chelidonii L.f.
Là cây cỏ dại thuộc họ màn màn (Capparaceae). Cây thảo cao 20-40cm. Thân có ít lông 5 cạnh, màu xanh dợt hay đỏ. Cuống lá bằng phiến hay gấp rưỡi phiến lá, mang 3 lá chét, lá giữa lớn hơn, có lông thưa sát. Hoa đơn độc ở nách lá, cuống dài hơn lá; 4 lá đài xanh, 4 cánh hoa tím thường vểnh ra, 6 nhị, có bao phấn màu lam. Bầu có lông, vòi nhuỵ ngắn. Quả cái dài. Cây ra hoa quanh năm.
Công dụng: Màn màn tím được dùng chữa các chứng cảm cúm nóng lạnh, nhức đầu, ho hen, và chứa cả rắn cắn. Lá dùng chữa viêm đau thận. Ở Ấn Ðộ, rễ dùng làm thuốc trị giun; nước sắc cây dùng chữa viêm gan mạn tính và bệnh ngoài da. Ðơn thuốc:
1. Ðau chín mé: Dùng cây lá Màn màn tím đẫm với một ít muối ăn đắp bó ngón tay vào buổi tối.
2. Nhức đầu: Cành lá Màn màn tím đâm nát đắp vào thái dương.
3. Sưng hạch ở cổ, ở cạnh tai, sưng vú: Cành là Màn màn tím tươi giã đắp.
1. Ðau chín mé: Dùng cây lá Màn màn tím đẫm với một ít muối ăn đắp bó ngón tay vào buổi tối.
2. Nhức đầu: Cành lá Màn màn tím đâm nát đắp vào thái dương.
3. Sưng hạch ở cổ, ở cạnh tai, sưng vú: Cành là Màn màn tím tươi giã đắp.
Cỏ mực
Tên gọi khác: Cỏ nhọ nồi, Hàn liên thảo.
Cây cỏ, sống một hay nhiều năm, mọc đứng hay mọc bò, cao 30–40 cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế dài 3mm, có 2-3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt.
Công dụng: Chữa chảy máu bên trong và bên ngoài, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ, đại tiểu tiện ra máu, nôn và ho ra máu, chảy máu dưới da; còn chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng, nấm da, tưa lưỡi. Ngày 12-20g cây khô sắc hoặc 30-50g cây tươi ép nước uống.
Dùng ngoài để cầm máu và trị những bệnh ghẻ lác. Cây cỏ mực cũng còn được sử dụng để xăm mình. Ngoài những tác dụng trên cây cỏ mực còn được dùng để trị bệnh viêm xoang rất hiệu quả.
Dùng ngoài để cầm máu và trị những bệnh ghẻ lác. Cây cỏ mực cũng còn được sử dụng để xăm mình. Ngoài những tác dụng trên cây cỏ mực còn được dùng để trị bệnh viêm xoang rất hiệu quả.
Dã tường vi
Dã tường vi theo tiếng Anh là cây Sweetbriar Eglanteria, gốc hoa hồng/ Rosa canina/ tiếng Bungari gọi là cây Shipka. Dã tường vi là một loài cây mọc hoang dã, phát triển rất nhanh vào mùa xuân, khi các loài cây cỏ hoa lá đâm chồi nảy lộc cũng là lúc tường vi trổ lá xanh rờn quanh các bờ dậu, nhú những chồi non xanh biếc, nở hoa hé nụ vào tháng 5-6, kết quả vào tháng 7,tháng 8 và mãi đến tận khi tuyết rơi đầu tháng 11, những quả tường vi cuối cùng mới chịu lìa cành, rơi xuống ủ trong tuyết để rồi sang xuân, tự nó làm một cuộc đời tường vi mới.
Không biết ai gọi tên loài hoa này là Dã tường vi trong tiếng Việt. Khi nghe tới nó, ta cảm tưởng như đó là một loại hoa thơ mộng nhỏ bé, có thể đem về cắm trong bình, có thể đem tặng nhau những dịp lễ hội…Ngược lại, dã tường vi chỉ là một loại cây mọc bên bờ rào, khỏe khoắn, dẻo dai chịu đựng nắng mưa, chẳng cần được chăm sóc, và tự mình sinh sôi phát triển. Bạn chỉ cần đem mấy hạt cây ủ xuống đất vào cuối mùa thu, sang xuân, tường vi trỗi dậy, và một năm sau, bạn đã có một khóm tường vi cao ngang người, năm sau nữa, tường vi đâm hoa kết trái.Tường vi có thể cao tới 3 m, cành mọc vươn dài, đầy gai nhọn và cứng. Hoa dã tường vi nhỏ, trông tựa hoa hồng /nhưng không có nhiều tầng cánh hoa,/màu hồng phơn phớt trắng, mọc dày xen kẽ lá xanh. Sang thu, hoa rụng, đơm trái. Quả dã tường vi khi chín màu đỏ thẫm, có hạt cứng bên trong. Cây phát triển trong các điều kiện khác nhau, kể cả ở độ cao 2000m so với mặt biển, mọc khắp nơi trên thế giới, từ châu Âu, Á sang tới châu Phi và Bắc Mỹ với nhiều loại khác nhau.
Dã tường vi được gọi là loại thảo dược đặc biệt, chứa rất nhiều Vitamin C, quả có mùi vị thơm dịu, một loại chất bổ quí giá mà không phải ngẫu nhiên, ở châu Âu người ta gọi nó là “ Nữ hoàng của các loại dược liệu”. Từ ngàn đời, người ta đã dùng quả dã tường vi để làm trà uống, làm thuốc chữa bệnh, thậm chí, ngay bây giờ, một số đặc tính của nó vẫn còn chưa được phát hiện hết trong y học. Dân gian dùng nó lúc ban đầu để chữa bệnh chó dại, sau đó, chữa các bệnh khác có hội chứng thiếu Vitamin. Trên thế giới, Tường vi được dùng theo những cách khác nhau như một loại thuốc chữa bệnh quí giá. Chẳng hạn, ở Trung quốc, quả tường vi dùng để chữa các bệnh đường ruột và chống giun sán. Ở Tibet, quả tường vi dùng để chữa bệnh Atherosclerosis, bệnh đau thận và suy nhược thần kinh, còn ở Nga, người ta dùng nó làm trà uống chữa các bệnh như loét dạ dày, ợ chua, bệnh viêm ruột kết và bệnh đau gan. Truyền thống của một số nước châu Âu là dùng quả tường vi như nguồn Vitamin rất lớn làm tăng chất miễn dịch cho các cơ quan nội tạng, đặc biệt vào cuối mùa thu đầu mùa xuân.
Hoa sim
Sim hay hồng sim (Rhodomyrtus tomentosa) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Myrtaceae, có nguồn gốc bản địa ở khu vực Nam và Đông Nam Á. Loài này thường mọc ở ven biển, trong rừng tự nhiên, ven sông suối, trong các rừng ngập nước, rừng ẩm ướt, và tại độ cao đến 2400 m so với mực nước biển.
Người ta hay nhầm lẫn cây sim với một loài cây dại khác là cây mua. Để phân biệt được hai loài cây này, hãy nhìn kỹ vào lá, lá cây mua không có nhiều gân mà có gân lớn dọc theo lá.
Hoa thường nở rộ vào mùa hè với màu tím. Hoa sim là biểu tượng mà nhiều đôi trai gái miền quê dùng để bày tỏ tình cảm và cũng là biểu tượng của sự chung thủy.
Hoa sim cánh mỏng màu hồng tím nhạt, nhìn tựa hoa mai nụ hoa giống hoa đào bông nhỏ... lá trơn có quả ăn được.
Toàn bộ cây sim đều dùng làm thuốc: rễ chữa bệnh đau tim, lá chỉ đau, tán nhiệt độc, cầm huyết, sinh da non; quả ăn được; nụ chữa tiêu chảy…
Cây sim là loại cây nhỏ chỉ cao 1-2m, mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi, nhất là những nơi đồi trọc miền trung du. Cây thường xanh, lá đối nhau, hình bầu dục dài 3-6cm, hoa 5 cánh sắc đỏ, quả hình tròn lúc chín màu tím sẫm có vị ngọt và thơm. Toàn bộ cây sim đều được dùng làm thuốc: rễ chữa bệnh đau tim, lá chỉ đau, tán nhiệt độc, cầm huyết, rút mủ, sinh da non; quả ăn được, làm rượu bổ; nụ chữa tiêu chảy.
Làm thuốc bổ: Quả sim dùng để ăn; hoặc để chế rượu như rượu nho, có màu rất đẹp, dùng để uống. Một số nơi còn dùng quả sim chín đồ lên như đồ xôi, rồi phơi khô để dành dùng dần.
Phụ nữ sau khi sinh thiếu máu, hoặc người bệnh ốm lâu ngày bị suy nhược cơ thể, thì dùng khoảng 40g sắc uống. Một phương thuốc khác thì đem sắc chung quả sim khô với đậu đen, sâm đại hành, lá dâu non (3 thứ đã sao kỹ) làm thuốc bổ uống bồi dưỡng cơ thể.
Chữa tiêu chảy: Ở miền núi và trung du nước ta, nhân dân vẫn thường dùng búp và lá sim non mỗi ngày 20-30 búp dưới dạng thuốc sắc chữa tiêu chảy, hoặc đi lỵ. Một số nơi còn dùng búp sim phối hợp với búp ổi (hoặc vỏ ổi giộp), riềng, chữa tiêu chảy rất có hiệu quả.
Ngoài ra, người ta còn lấy quả và lá sim tươi giã nát đắp vào nơi bị đau. Hoặc dùng lá sim sắc lấy nước dùng rửa vết thương, vết loét ở ngoài da cho mau lành.
Ké hoa đào
Tên gọi khác: Ké hoa đỏ. Tên quốc tế: Urena lobata L. Thuộc họ: Bông (Malvaceae).
Cây nhỏ cao chừng 1m hay hơn. Cành có lông hình sao. Lá mọc so le, chia thuỳ nông, mặt trên xanh, mặt dưới xám, có lông, mép khía răng, gân chính có một tuyến ở gốc. Hoa màu hồng như hoa đào, mọc riêng lẻ hay thành đôi nách lá. Quả hình cầu dẹt, có lông, chia 5 mảnh, phía trên có nhiều gai móc. Hạt có vân dọc.
Tác dụng: Ké hoa đào có vị ngọt dịu, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm trừ thấp, lợi tiểu.
Công dụng: Rễ dùng chữa 1. Thấp khớp, đau khớp; 2. Cảm cúm, viêm amygdal; 3. Viêm ruột, lỵ, tiêu hoá kém; 4 Bạch đới; 5. Sốt rét; 6. Bướu giáp. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc dùng ngoài, lấy toàn cây trị chấn thương bầm giập, gãy, vết thương, viêm vú, rắn cắn. Dùng cành lá giã đắp.
Ở Ấn độ, người ta dùng rễ làm thuốc đắp ngoài trị tê thấp. Người ta thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Để chữa lỵ, thêm lá cây Ba chẽ. Để chữa rong huyết, thêm Mần tưới, Chỉ thiên, Mã đề. Để chữa bạch đới, khí hư, thêm Chua ngút, Bòng bong lá to.
Dân gian còn dùng rễ Ké hoa đào sắc uống chữa hen.
Bụp xước (Xương chua)
Xương chua, Bụp xước - Hibiscus surattensis L., thuộc họ Bông (Malvaceae).
Cây thảo mọc đứng rồi trườn, có gai cong, dễ móc. Lá có phiến chia 5-7 thùy sâu, gốc lá hình tim; cuống dài, lá kèm hình tai. Hoa vàng tươi, tâm đỏ đậm; lá đài phụ đặc sắc, đầu xoan thon và có một phần phụ hình kim đứng cao. Quả nang tròn hay xoan, cao 1-1,5cm, có lông dày. Ra hoa quanh năm.
Nơi sống và thu hái: Loài của Á châu và Phi châu nhiệt đới, thường mọc ở chỗ trảng nắng, từ thấp đến độ cao 1200m, khắp nước ta.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðọt non chua, thường cho vào cari.
Ở đảo Réunion, người ta dùng hoa làm thuốc dịu đau và trị bệnh thuộc về ngực. Thân và lá được dùng nấu nước xúc rửa các loại viêm tấy của cơ quan sinh dục, kể cả đau về hoa liễu và viêm niệu đạo.
Bụp giấm
Bụp giấm hay Bụt giấm (Danh pháp khoa học: Hibiscus subdariffla L.). là loài thuộc họ Bông (Malvaceae) có nguồn gốc ở Tây Phi. Cây sống khoảng một năm, cao từ 1,5 - 2m, phân nhánh gần gốc, màu sắc tím nhạt. Lá hình trứng, nguyên, mép lá có răng. Hoa đơn độc, mọc ở nách, gần như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng hay tía, có khi trắng. Quả nang hình trứng, có lông thô mang đài mầu đỏ sáng tồn tại bao quanh quả. Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10.
Cây được sử dụng phần đài quả và lá làm rau chua. Cây có đặc tính không kén đất, ưa đất đồi núi, khí hậu nóng ẩm. Đài hoa Bụp giấm có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng. Dầu ép từ hạt bụp giấm và chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes,Staphylococcus aureus... và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: aspergillus, trychophyton, cryptococcus...
Cúc liên chi dại
Tên khoa học: Parthenium hysterophorus L., thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Cây thảo phân nhánh cao 0,25 đến 1m; thân có rãnh gần như nhẵn. Lá xẻ hai lần lông chim, dài tới 11cm và rộng tới 6cm, các lá trên nguyên, mặt trên có lông bột, mặt dưới có lông xám. Đầu hoa có 5 góc, đường kính 4-8mm, xếp thành chuỳ thưa ở ngọn cây; lưỡi hoa màu trắng, hình thận, nhỏ; hoa nhỏ màu trắng. Quả bế hình trứng ngược rộng, dài cỡ 2mm, có lông ở đỉnh.
Cây có hoa quả kéo dài từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau.
Ở nước ta, cây ít được dùng, nhưng ở một số nước Trung Mỹ như Jamaica, Đôminica, người ta sử dụng lá, đem giã ra và trộn với dầu thầu dầu để xát kích thích sự giảm bớt sản dịch. Thân mang lá hãm hoặc sắc uống để trị chứng tim đập nhanh. Còn được dùng chữa các vết loét, một số bệnh ngoài da, như bệnh ecpet (mụn rộp loang vòng). Các chiết xuất parthenin được dùng với liều nhỏ tăng dần từ 100mg đến 2g để giúp sự tiêu hoá; còn parthenicin, với liều 1g ngày, dùng để làm thuốc hạ nhiệt, giảm đau; với liều cao nó gây độc.
Rau mác
Rau mác, hay còn gọi là Rau mác thon. Tên tiếng Anh: Arrowleaf False Pickerelweed, Arrow Leaf Pondweed, arrow-leaf monochoria, hastate-leaf pondweed. Monochoria.
Trong số 5 loài rau Mác thuộc họ Pontederiaceae (Lục bình), chuyên sống ở ruộng nước, ao hay mương lạch nước sâu thì cây rau Mác thon (Monochoria hastata) có dạng lá và hoa đẹp nhất. Rau mác thon, miền Bắc gọi là Dong nước, Rau mát, là nê thực vật (cây có rễ, củ ngầm dưới nước, sình lầy), thân đứng ngắn, lá có cuống cao giúp vươn lên khỏi mặt nước. Phiến lá hình tam giác hình mũi tên. Phát hoa thành chùm ngắn, gần như nằm trên cuống lá. Hoa màu xanh lam rất đẹp.
Lá non, cộng, hoa và củ đều làm rau ăn được. Nấu canh, lẩu ăn rất ngon, lại có tác dụng bổ dưỡng, mát và lợi sữa. Toàn dây 50 - 100g sắc uống trị lỵ, viêm ruột, viêm họng, viêm lợi, viêm amiđan, mụn nhọt, rôm sẩy, trúng nắng.
Rau từ cô
Cây này không thuộc họ Lục bình mà thuộc họ Từ cô (Alismataceae), nhưng ở miền Bắc cũng gọi là Rau mác, Rau chóc, Hèo nèo, tên khoa học là Sagittaria sagittaefolia (hay S. sagittafolia, S. montevidensis). Là nê thực vật, thân củ to, có ngó nẩy chồi dưới bùn. Lá hình đầu tên cộng dài. Phát hoa tụ tán, có 3 cánh hoa trắng. Lá non, hoa và củ nấu canh ăn được, có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, trị sạn bàng quang. Nhưng có thai tránh dùng vì gây sanh sớm. Rễ, củ sắc uống có tác dụng trục nhau thai ra mau và cầm máu sau sanh.
Một cây cùng chi, tên là Thuỷ từ cô, miền Bắc cũng gọi là Rau mác, tên khoa học (Sagittaria montevidensis) cùng công dụng như trên.
Thủy từ cô
Một cây cùng chi Từ cô, miền Bắc cũng gọi là Rau mác, tên khoa học là Sagittaria montevidensis.
30. Kèo nèo
Kèo nèo (Limnocharis flava) còn có tên Tai tượng, nê thảo. Lá non, ngó và cộng lá làm rau trong các món ăn lẩu, nhất là lẩu cá kèo.
31. Dây rau mơ
Tên gọi khác: rau Mơ, Mơ dại, Mơ leo.
Tên khoa học: Paederia scandens (Lour.) Merr., thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Dây leo thảo, sống nhiều năm, dài 3-5m, có mùi hôi thối, thân lá không có lông. Lá có cuống dài 1-2cm, phiến lá dài 5-11cm, rộng 3-7cm, có gốc tròn hay tù, mặt dưới không lông hay có lông dày. Chùy hoa ở nách và ở ngọn. Hoa có đài nhỏ, ống tràng to màu tím và có lông mịn ở ngoài; cánh hoa nhẵn, màu vàng ngà, miệng hoa đỏ có lông mịn; nhị 5, không thò ra. Quả hạch màu vàng chứa hai nhân dẹp, màu đen đen.
32. Mơ tam thể
Tên gọi khác: Mơ lông, Rau mơ.
Tên khoa học: Paederia lanuginosa Wall, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Dây leo khoẻ, có mùi mạnh. Nhánh tròn có lông. Lá to, phiến xanh, gốc hình tim, mặt dưới ửng tím đỏ, có lông mịn, gân phụ 7-8 cặp; cuống dài 3-6cm; lá kèm hình tam giác. Cụm hoa chùy ở nách lá và ở ngọn; hoa có tràng thường trắng, có miệng tím, có lông; nhị 5. Quả hình cầu, có đài màu vàng.
Cây mọc hoang ở nhiều vùng và cũng được trồng làm rau gia vị từ đồng bằng đến miền núi.
33. Rau trai
Tên gọi khác: Thài lài.
Tên khoa học: Commelina diffusa.
Cỏ cao 15 - 55cm. Rễ chùm; rễ phụ đôi khi chọc thủng bẹ lá. Thân đơn hay phân nhánh, ít nhiều nằm rạp, nhiều khi gấp khúc, bén rễ ở các mấu. Lá dài 9cm, rộng 2 - 3cm, không cuống, có bẹ dài 2cm, hình trụ có khía.
Cụm hoa là chùm mang 1 - 7 hoa màu xanh lam, đựng trong một cái mo. Lá đài 3. Cánh hoa 3 (- 2), màu xanh. 4 - 6 nhị không bằng nhau; bao phấn màu vàng; 2 nhị lép hay không có nhị lép. Bầu 3 ô, ô ở phía lưng nhỏ hơn, không sinh sản hay đựng 1 noãn; vòi gần hình trụ; đầu nhụy hình đầu. Quả nang dài 6mm, rộng 4mm. Hạt nhỏ, dài 3mm, rộng 2mm, hình thang, vỏ ngoài có mạng lưới.
Loài của miền Viễn Đông. Cũng gặp nhiều ở nước ta. Cây mọc ở chỗ ẩm ướt có đất tốt, ven rừng, ven đường từ miền đồng bằng tới vùng trung du. Ra hoa kết quả gần như quanh năm. Ngọn non có thể làm rau luộc ăn. Dân gian cũng dùng toàn cây giã đắp chữa bỏng, ghẻ lở, sưng tấy.
34. Trinh nữ móc
Tên gọi khác: Trinh nữ thân vuông.
Tên khoa học: Mimosa diplotricha.
Trinh nữ móc cao lớn hơn cây mắc cỡ và có hoa và lá trông rất giống cây mắc cỡ.
35. Cây kế
Tên khoa học: Carduus marianus.
Tên tiếng Anh: Thistle.
Kế thuộc gia đình họ Hoa cúc. Là cây hoa mọc hoang xuất hiện phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, nó từng là biểu tượng của nước Scotland.
Cây kế sữa còn được dùng nhiều trong y học nhằm chiết xuất thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ.
36. Cây chỉ thiên
Tên khoa học: Clerodendrum indicum.
Loài cây dại này mọc nhiều ở nước ta, có hoa màu trắng cuốn dài. Cây được dùng chữa một số bệnh như viêm họng, viêm amedal.
37. Hoa chuông xanh
Tên khoa học: Hyacinthoides non-scripta.
Tên tiếng Anh: Bluebell.
Có một huyền thoại Hy Lạp về loài hoa này kể rằng hoa chuông xanh mọc lên từ những vết máu của hoàng tử Hyacinthus. Người yêu của mình, thần Apollo, đã chảy nước mắt đáng dấu cánh hoa với từ "AIAI" (có nghĩa là than ôi) như là một dấu hiệu sự đau buồn của mình.
38. Cúc bạc đầu
Tên khoa học: Vernonia patula, Conyza patula. Họ: Cúc.
Tên gọi khác: Bạch đầu nhỏ.
Cây thảo sống hằng năm, cao 50-70cm, phần nhánh từ khoảng giữa. Lá hình bánh bò hay hình thoi, thon hẹp dần thành cuống; mép có răng lượn sóng, mặt trên ít lông, mắt dưới đầy lông mềm màu trắng bạc, dài 2,5-5cm, rộng 1-1,5cm. Ngù hoa có lá gồm nhiều cụm hoa đầu, màu tim tím, hình cầu, đường kính 6-8mm, bao chung có lông. Quả bế 4-5 góc, không có khía, nhẵn, có tuyến, dài khoảng 1,5mm, mào lông dài 4-5mm, màu trắng, mau rụng.
Bạch đầu nhỏ có vị đắng, ngọt, tính mát; có tác dụng bổ, hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tán hàn, làm se, cầm ỉa chảy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét