Phân biệt lá ngón và một số cây thuốc
Cây Lá ngón còn có tên là Co ngón, Thuốc rút ruột, Hồ mạn trường, Hồ mạn đằng, Đại trà đằng, Hoàng đằng, Câu vẫn, Đoạn trường thảo..Tên khoa học là Gelsemium elegans Benth (Medica elegans Gardn) Họ Mã tiền (Loganiaceae)
Cây Lá ngón còn có tên là Co ngón, Thuốc rút ruột, Hồ mạn trường, Hồ mạn đằng, Đại trà đằng, Hoàng đằng, Câu vẫn, Đoạn trường thảo..Tên khoa học là Gelsemium elegans Benth (Medica elegans Gardn) Họ Mã tiền (Loganiaceae)
Cây Lá ngón thuộc loại cây bụi, thân gỗ nhỏ thẳng, dựa vào cây khác dài 10-12m. Cành non mầu xanh lục nhạt không có lông. Cành già mầu xám nâu nhạt. Lá mọc đối không có lông, xanh bóng, lá nguyên, hình trứng, thuôn dài về hai phía, mũi lá nhọn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, hoa mầu vàng, mùa hoa từ tháng 6 – 10. Quả nang thon dài 1cm x 0,5cm, mầu nâu xỉn. Hạt nhỏ, hình thận, mầu nâu nhạt, có diềm mỏng giúp phát tán theo gió.
Mặc dù cây Lá ngón mọc tự nhiên, khá phổ biến ở mièn rừng núi nước ta, Trung Quốc, Bắc Mỹ và có tên là Thuốc rút ruột nhưng nhân dân ta không dùng làm thuốc vì là cây cực độc (độc nhất trong các cây độc). Tất cả các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt đều chứa các chất độc nguy hại,.Một người lớn chỉ ăn nhầm phải ba Lá ngón đã có thể bi ngộ độc chết .Người bị ngộ độc Lá ngón có các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, chẩy nước bọt (xều bọt mép), đau bụng dữ dội, mỏi cơ, đứng không vững, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết nhanh.
Họ Lá ngón Gelsemiaceae
Chi Gelsemium lúc trước nằm trong họ Mã tiền Loganiaceae, hiện nay theo phân loại mới đã tách ra thành họ riêng Gelsemiaceae từ 1994 (xem Wikipedia Gelsemiaceae)
Như vậy họ Lá ngón Gelsemiaceae này có 1 loài ở VN là
cây Lá ngón (Đoạn trường thảo) Gelsemium elegans (Gardn. & Champ.) Benth.
hoa nhìn gần
Sau đây là một số né về những cây dễ nhầm lẫn với Lá ngón.
MÃ TIỀN DÂY
Có tên khác là Hoàng đàn, Hoàng nàn, Vỏ dãn, Vỏ doãn. Tên khoa học là Strychnos gauthierana Pierre (Strychnos malaccensis Clarke). Họ Mã tiền: Loganiaceae.
Cây Mã tiền thuộc loại thân gỗ nhỏ, mọc dựa theo cây khác dài tới 20m hoặc hơn nữa, cành mảnh, nhẵn, có những tua cuốn (không dùng để leo), mọc đơn hay mọc đối ở đầu cành non. Cành non mầu xanh lục hơi đậm, không có lông. Cành già mầu xanh vàng xỉn, có những đám mầu vàng đỏ. Lá mọc đối không có lông, mép nguyên, nhẵn, dai, hình bầu dục, hơi thon về hai phía, mũi lá nhọn, ba gân chính, hai gân bên hình vòng cung ôm lấy gân giữa, nổi rõ ở mặt dưới lá. Hoa chùm ở đầu cành, mầu hồng nâu hay vàng nâu đậm. Quả hình cầu, đường kính 5-6cm, vỏ cứng mầu xanh khi còn non, khi chín mầu đỏ cam. Hạt dẹt hình khuy áo, đen, ánh bạc, rất cứng.
Cây Mã tiền dây mọc tự nhiên ở vùng rừng núi nước ta, có nhiều ở Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An.
Hai bộ phận của cây được nhân dân ta thu hái về làm thuốc là vỏ với tên là Hoàng nàn, hạt với tên là Mã tiền. Cả Hoàng nàn và Mã tiền đều là những dược liệu có độc tính rất mạnh.(Xếp vào bảng độc A nguyên chất). Thành phần hoá học của Hoàng nàn và Mã tiền tương tự nhau cẩ về số chất và hàm lượng từng chất. Theo những thầy thuốc Y học cổ truyền có kinh nghiệm thì Hoàng nàn và Mã tiền có thể dùng thay thế nhau. Hoàng nàn sống (chưa qua bào chế) chỉ dùng ngoài (không được uống), ngâm rượu làm thuốc xoa bóp giảm đau hay tán bột rắc vào chỗ da bị tổn thương để chữa hủi và các bệnh ngoài da khó chữa Hoàng nàn chế (xếp bảng độc B) là Hoàng nàn đã được bào chế, sao tẩm đúng quy cách dùng để chữa dau nhức cơ, xương, khớp, phong thấp, bại liệt, đau bụng, đi ngoài; liều dùng tối đa một lần là 0,10g, tối đa 1 ngày (24 giờ) là 0,40g; nhất thiết không được dùng quá liều lượng. Người bị ngộ độc Hoàng nàn, Mã tiền có các triệu chứng như ngáp, nước bọt nước dãi chẩy nhiều, nôn mửa, đồng tử giãn rộng, gân cơ bị co rút, suy tuần hoàn, suy hô hấp, chết ngay. Có thể nói triệu chứng ngộ độc Lá ngón gần giống với triệu chứng ngộ độc Hoàn nàn, Mã tiền.
Có thể nêu ở đây một thực tế nhầm lẫn giữa cây Lá ngón và Mã tiền. Những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX trước ngày gỉai phóng Sài Gòn, khi đi tìm kiếm và thu hái cây thuốc trong rừng, tôi tình cờ gặp những người dân địa phương cũng đi thu hái cây thuốc. Qua chuyện trò, tôi tận mắt thấy một số người đã lấy rễ, cành (cả vỏ) cây Củ chi (Mã tiền) về làm thuốc không những chữa đau nhức mỏi cơ, xương, khớp, phong thấp, bại liệt mà còn làm thuốc bổ chữa suy nhược thần kinh, thiếu máu do sốt rét, yếu thận, yếu tim, huyết áp thấp. Việc sử dụng rễ, cành cây Củ chi theo kinh nghiệm để chữa bệnh như vậy tương đối sát hợp với mục đích sử dụng Mã tiền theo Tây y. Điều đáng lưu ý ở đây là liều lượng và cách bào chế.
Trở lại bài “Thang thuốc bổ” của tác giả Chu Bá Nam đăng trên CTQ số 9/2002,thang thuoco bổ đực quảng cáo “hết hẳn đau nhức” đã làm cho vài người bị tử vong do ngộ độc. Phải chăng người khai thác dược liệu và sản xuất “Thang thuốc bổ” ấy đã nhầm cây Lá ngón với cây Mã tiền. Giữa cây Lá ngón và cây Mã tiền có nhiều điểm khác nhau về lá, hoa, qủa và hạt, ngược lại về rễ, thân, cành lại có những điểm khó phân biệt.
DÂY ĐAU XƯƠNG.
Tên khác là Khoan cân đằng; Tên khoa học là Tinospora sinensis Merr., họ Tiết dê (Menispermaceae).
Dây Đau xương mọc hoang hay trồng ở nhiều nơi, là một loại dây leo dài 7-8m, đường kính thân có thể tới 2-3cm. Cành dài rũ xuống, lúc còn non mọng nước, có lông, sau hết lông. Vỏ non có mầu xanh lục đậm, già mầu nâu xám, có nốt sần. Mặt cắt thân có hình nan hoa bánh xe, mầu trắng hoặc ngà vàng. Lá mọc so le, hình tim, phía cuống tròn, hõm lại, mũi lá nhọn, có 5 gân hình chân vịt nổi rõ. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, mầu vàng lục. Quả hạch hình cầu, khi chín mầu đỏ.
Bộ phận dùng làm thuốc là toàn thân, có thể cả lá phơi, sấy khô, thu hái quanh năm, để chữa phong tê thấp, đau nhức các khớp xương.
Mặt cắt thân xốp, có hình nan hoa bánh xe là đặc điểm nhận dạng cơ bản quan trọng để phân biệt với thân cành lá Ngón
.
HOÀNG ĐẰNG
Tên khác: Nam hoàng liên, Thích hoàng liên. Tên khoa học: Fibraurea tinctoria Lour (Fibraurea recisa Pierr). Họ Tiết dê (Menispermaceae)
Hoàng đằng mọc hoang ở các vùng rừng núi nơi ẩm mát, là một loại dây leo to, đường kính thân tới hơn 10cm, chiều dài thân lên tới 20-30m hoặc hơn. Cành non khá mập, vươn dài mầu xanh lục nhạt, khi già mầu vàng xỉn. Mặt cắt thân hình nan hoa bánh xe mầu vàng tươi. Lá mọc so le, cứng, nhẵn, phiến lá hình hơi bầu dục, phía cuống tròn, thuôn, nhọn về phía mũi, có ba gân chính nổi rõ. Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành chùm, phân nhánh 2-3 lần, dài 30-40cm ở kẽ lá đã rụng. Quả hạch.
Bộ phận dùng là thân, rễ phơi hoặc sấy khô, thu hái chủ yếu vào mùa thu, để chiết xuất lấy panmatin hoặc làm thuốc chữa đau mắt, mụn nhọt, kiết lỵ, sốt do nhiễm trùng, ngộ độc thức ăn.
Hoàng đằng có thể nhầm lẫn với lá Ngón vì lá Ngón còn có tên là Hoàng đằng. Thực tế, Hoàng đằng thân cây to, mặt cắt thân có hình nan hoa bánh xe, mầu vàng tươi, dễ dàng nhận biết và phân biệt với cây lá Ngón.
Mặc dù cây Lá ngón mọc tự nhiên, khá phổ biến ở mièn rừng núi nước ta, Trung Quốc, Bắc Mỹ và có tên là Thuốc rút ruột nhưng nhân dân ta không dùng làm thuốc vì là cây cực độc (độc nhất trong các cây độc). Tất cả các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt đều chứa các chất độc nguy hại,.Một người lớn chỉ ăn nhầm phải ba Lá ngón đã có thể bi ngộ độc chết .Người bị ngộ độc Lá ngón có các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, chẩy nước bọt (xều bọt mép), đau bụng dữ dội, mỏi cơ, đứng không vững, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết nhanh.
Họ Lá ngón Gelsemiaceae
Chi Gelsemium lúc trước nằm trong họ Mã tiền Loganiaceae, hiện nay theo phân loại mới đã tách ra thành họ riêng Gelsemiaceae từ 1994 (xem Wikipedia Gelsemiaceae)
Như vậy họ Lá ngón Gelsemiaceae này có 1 loài ở VN là
cây Lá ngón (Đoạn trường thảo) Gelsemium elegans (Gardn. & Champ.) Benth.
hoa nhìn gần
Sau đây là một số né về những cây dễ nhầm lẫn với Lá ngón.
MÃ TIỀN DÂY
Có tên khác là Hoàng đàn, Hoàng nàn, Vỏ dãn, Vỏ doãn. Tên khoa học là Strychnos gauthierana Pierre (Strychnos malaccensis Clarke). Họ Mã tiền: Loganiaceae.
Cây Mã tiền thuộc loại thân gỗ nhỏ, mọc dựa theo cây khác dài tới 20m hoặc hơn nữa, cành mảnh, nhẵn, có những tua cuốn (không dùng để leo), mọc đơn hay mọc đối ở đầu cành non. Cành non mầu xanh lục hơi đậm, không có lông. Cành già mầu xanh vàng xỉn, có những đám mầu vàng đỏ. Lá mọc đối không có lông, mép nguyên, nhẵn, dai, hình bầu dục, hơi thon về hai phía, mũi lá nhọn, ba gân chính, hai gân bên hình vòng cung ôm lấy gân giữa, nổi rõ ở mặt dưới lá. Hoa chùm ở đầu cành, mầu hồng nâu hay vàng nâu đậm. Quả hình cầu, đường kính 5-6cm, vỏ cứng mầu xanh khi còn non, khi chín mầu đỏ cam. Hạt dẹt hình khuy áo, đen, ánh bạc, rất cứng.
Cây Mã tiền dây mọc tự nhiên ở vùng rừng núi nước ta, có nhiều ở Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An.
Hai bộ phận của cây được nhân dân ta thu hái về làm thuốc là vỏ với tên là Hoàng nàn, hạt với tên là Mã tiền. Cả Hoàng nàn và Mã tiền đều là những dược liệu có độc tính rất mạnh.(Xếp vào bảng độc A nguyên chất). Thành phần hoá học của Hoàng nàn và Mã tiền tương tự nhau cẩ về số chất và hàm lượng từng chất. Theo những thầy thuốc Y học cổ truyền có kinh nghiệm thì Hoàng nàn và Mã tiền có thể dùng thay thế nhau. Hoàng nàn sống (chưa qua bào chế) chỉ dùng ngoài (không được uống), ngâm rượu làm thuốc xoa bóp giảm đau hay tán bột rắc vào chỗ da bị tổn thương để chữa hủi và các bệnh ngoài da khó chữa Hoàng nàn chế (xếp bảng độc B) là Hoàng nàn đã được bào chế, sao tẩm đúng quy cách dùng để chữa dau nhức cơ, xương, khớp, phong thấp, bại liệt, đau bụng, đi ngoài; liều dùng tối đa một lần là 0,10g, tối đa 1 ngày (24 giờ) là 0,40g; nhất thiết không được dùng quá liều lượng. Người bị ngộ độc Hoàng nàn, Mã tiền có các triệu chứng như ngáp, nước bọt nước dãi chẩy nhiều, nôn mửa, đồng tử giãn rộng, gân cơ bị co rút, suy tuần hoàn, suy hô hấp, chết ngay. Có thể nói triệu chứng ngộ độc Lá ngón gần giống với triệu chứng ngộ độc Hoàn nàn, Mã tiền.
Có thể nêu ở đây một thực tế nhầm lẫn giữa cây Lá ngón và Mã tiền. Những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX trước ngày gỉai phóng Sài Gòn, khi đi tìm kiếm và thu hái cây thuốc trong rừng, tôi tình cờ gặp những người dân địa phương cũng đi thu hái cây thuốc. Qua chuyện trò, tôi tận mắt thấy một số người đã lấy rễ, cành (cả vỏ) cây Củ chi (Mã tiền) về làm thuốc không những chữa đau nhức mỏi cơ, xương, khớp, phong thấp, bại liệt mà còn làm thuốc bổ chữa suy nhược thần kinh, thiếu máu do sốt rét, yếu thận, yếu tim, huyết áp thấp. Việc sử dụng rễ, cành cây Củ chi theo kinh nghiệm để chữa bệnh như vậy tương đối sát hợp với mục đích sử dụng Mã tiền theo Tây y. Điều đáng lưu ý ở đây là liều lượng và cách bào chế.
Trở lại bài “Thang thuốc bổ” của tác giả Chu Bá Nam đăng trên CTQ số 9/2002,thang thuoco bổ đực quảng cáo “hết hẳn đau nhức” đã làm cho vài người bị tử vong do ngộ độc. Phải chăng người khai thác dược liệu và sản xuất “Thang thuốc bổ” ấy đã nhầm cây Lá ngón với cây Mã tiền. Giữa cây Lá ngón và cây Mã tiền có nhiều điểm khác nhau về lá, hoa, qủa và hạt, ngược lại về rễ, thân, cành lại có những điểm khó phân biệt.
DÂY ĐAU XƯƠNG.
Tên khác là Khoan cân đằng; Tên khoa học là Tinospora sinensis Merr., họ Tiết dê (Menispermaceae).
Dây Đau xương mọc hoang hay trồng ở nhiều nơi, là một loại dây leo dài 7-8m, đường kính thân có thể tới 2-3cm. Cành dài rũ xuống, lúc còn non mọng nước, có lông, sau hết lông. Vỏ non có mầu xanh lục đậm, già mầu nâu xám, có nốt sần. Mặt cắt thân có hình nan hoa bánh xe, mầu trắng hoặc ngà vàng. Lá mọc so le, hình tim, phía cuống tròn, hõm lại, mũi lá nhọn, có 5 gân hình chân vịt nổi rõ. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, mầu vàng lục. Quả hạch hình cầu, khi chín mầu đỏ.
Bộ phận dùng làm thuốc là toàn thân, có thể cả lá phơi, sấy khô, thu hái quanh năm, để chữa phong tê thấp, đau nhức các khớp xương.
Mặt cắt thân xốp, có hình nan hoa bánh xe là đặc điểm nhận dạng cơ bản quan trọng để phân biệt với thân cành lá Ngón
.
HOÀNG ĐẰNG
Tên khác: Nam hoàng liên, Thích hoàng liên. Tên khoa học: Fibraurea tinctoria Lour (Fibraurea recisa Pierr). Họ Tiết dê (Menispermaceae)
Hoàng đằng mọc hoang ở các vùng rừng núi nơi ẩm mát, là một loại dây leo to, đường kính thân tới hơn 10cm, chiều dài thân lên tới 20-30m hoặc hơn. Cành non khá mập, vươn dài mầu xanh lục nhạt, khi già mầu vàng xỉn. Mặt cắt thân hình nan hoa bánh xe mầu vàng tươi. Lá mọc so le, cứng, nhẵn, phiến lá hình hơi bầu dục, phía cuống tròn, thuôn, nhọn về phía mũi, có ba gân chính nổi rõ. Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành chùm, phân nhánh 2-3 lần, dài 30-40cm ở kẽ lá đã rụng. Quả hạch.
Bộ phận dùng là thân, rễ phơi hoặc sấy khô, thu hái chủ yếu vào mùa thu, để chiết xuất lấy panmatin hoặc làm thuốc chữa đau mắt, mụn nhọt, kiết lỵ, sốt do nhiễm trùng, ngộ độc thức ăn.
Hoàng đằng có thể nhầm lẫn với lá Ngón vì lá Ngón còn có tên là Hoàng đằng. Thực tế, Hoàng đằng thân cây to, mặt cắt thân có hình nan hoa bánh xe, mầu vàng tươi, dễ dàng nhận biết và phân biệt với cây lá Ngón.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét