Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Cà gai hoa tím -Solanum indicum L.


Cà gai hoa tím có tên khoa học là Solanum indicum L., Họ Cà Solanaceae, một số nơi gọi cà gai hoa tím là cà dại hoa tím, cà hoang, cà gai.
>> Chia sẻ cách chữa bệnh đau lưng từ bài thuốc nam gia truyền: http://thoaihoacotsong.vn/dau-lung-2/khoi-benh-dau-lung-nho-bai-thuoc-nam-gia-truyen/
Đặc điểm thực vật, phân bố của Cà gai hoa tím: Cà gai hoa tím là cây cỏ, có cành mọc đứng, thân và cành có gai và lông hình sao. Lá mọc so le, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới trắng nhạt, phủ nhiều lông. Cả hai mặt lá đều có gai rải rác ở gân. Hoa màu tím xanh, phủ lông bên ngoài, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả tròn hình cầu màu vàng hay đỏ nhạt, nhẵn. Cây mọc hoang ở khắp nơi.
Cách trồng Cà gai hoa tím: Trồng bằng hạt Cà gai hoa tím ở những quả chín.
Bộ phận dùng, chế biến của Cà gai hoa tím: Rễ Cà gai hoa tím, rửa sạch, thái mỏng,  phơi hay sấy khô. Dùng hạt của những quả chín đỏ.

CÔNG DỤNG, CHỦ TRỊ CÀ GAI HOA TÍM:

+ Rễ cây Cà gai hoa tím làm thuốc chữa ho, hen, sốt, lợi tiểu, có khi dùng để chống nôn và tẩy nhẹ.
+ Hạt Cà gai hoa tím đốt cháy cho lên khói đưa vào miêng để chữa đau răng và sâu răng. Than hạt còn lại giã nhỏ xát lên lợi chỗ đau răng.
Liều dùng Cà gai hoa tím: Ngày uống 6 – 12g, dạng thuốc sắc.
Cây có tác dụng tương tự: Cà gai leo – Solanum Procumbens Lour. Đây là loại dây leo có nhiều gai, hoa tím, quả chín màu vàng như Cà gai. Hay thấy ở miền Trung và Nam Bộ, trong rễ có nhiều Ancaloid, còn dùng chữa rắn cắn, viêm gan B.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét