Cam thảo dây có tên khoa học là Abrus precatorius L., Họ Đậu – Fabaceae hay tên khác của cam thảo dây là dây Cườm, dây Chi Chi, Tương tư đậu, Tương tư tử.
>> Tham khảo: Cách chữa đau lưng do ngồi máy tính thường xuyên
Đặc điểm thực vật, phân bố của Cam thảo dây: Cam thảo dây là loại dây leo, thân quấn, phân nhiều nhánh nhỏ. Lá kép lông chim. Hoa màu hồng, mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành, cánh hoa hình cánh bướm. Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi.
Cách trồng Cam thảo dây: TrồngCam thảo dây bằng dây hay hạt. Trồng vào mùa xuân.
Bộ phận dùng, chế biến của Cam thảo dây: Dùng rễ, thân và láCam thảo dây, thu hái lúc cây chớm ra hoa, phơi khô.
Công dụng, chủ trị Cam thảo dây: Thuốc có vị ngọt mát, dùng để chữa ho, giảm nhiệt, giải độc, trị vàng da do viêm gan siêu vi trùng.
Liều dùng Cam thảo dây: Mỗi lần dùng từ 8 – 16g, dưới dạng thuốc sắc, kết hợp với các vị thuốc khác.
Chú ý: Hạt Cam thảo dây có màu đỏ đốm đen, có độc, không dùng làm thuốc.
Bài thuốc giải cảm ho: Lá Cam thảo dây 8 – 10g, nước 450ml, sắc còn 150ml, chia 2- 3 lần uống trong ngày.
Loét dạ dày: dùng cao Cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần hoà tan. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Không uống liên tục quá 3 tuần lễ.
Chữa tâm phế suy nhược, khó thở, mệt xỉu, mạch nhỏ yếu (huyết áp thấp hay hạ đường huyết); dùng Cam thảo 12g, Đương quy 10g, Nhị sâm 8g, tán bột uống mỗi lần 4g, ngày uống 3-4 lần, hay sắc uống lúc nguy cấp.
Chữa mụn nhọt, ngộ độc: dùng cao mềm Cam thảo, ngày uống 1-2 thìa cà phê.
Ghi chú: Người tỳ vị nhiệt, bụng đầy trướng, nôn mửa, người huyết áp thấp, người bệnh đái đường không nên dùng. Không dùng với Đại kích, Nguyên hoa, Cam toại, Hải tảo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét