Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

SA NHÂN

Tên khác: Mắc nồng – Mè trẻ bà – Sục sa mật – Co nảnh (Tày)
Tên khoa học: Amomum xanthioides Wall.
Họ: Gừng (Zingiberaceae)
1. Mô tả, đặc điểm
Cây thảo, cao 1 – 2m, thân rễ nhỏ, mọc bò ngang trên mặt đất. Lá mọc so le, màu xanh thẫm, phiến hình mác rộng, mặt trên nhẵn bóng, đầu lá nhọn. Hoa màu trắng đốm vàng tía, mọc thành chum sát gốc. Quả nang hình cầu, có gai mềm, lúc chín có màu đỏ nâu, trong chứa 3 mảnh hạt.
Cây mọc hoang dưới tán cây râm mát ở các tỉnh miền núi nước ta như: các tỉnh Tây Bắc, Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Thanh Hóa…
cay sa nhan
2. Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng làm thuốc của cây Sa nhân là quả già. Thu hái khi vỏ quả ngoài vàng sam, kẽ gai đã thưa, bóp thấy còn cứng, bóc thấy róc vỏ, hạt hơi có màu vàng, nhấm thấy vị chát, cay nồng và chua là được Hái về, bóc lấy nhân, phơi hay sấy nhẹ cho khô. Dược liệu Sa nhân có mùi thơm, vị cay mát, hơi đắng. Độ ẩm không quá 14%, tro toàn phần không quá 7%, mảnh vụn nát không quá 10%, tạp chất hữu cơ không quá 1 % tỷ lệ hạt non không quá 2%.
Sa nhân đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002),
3. Thành phần hóa học
Sa nhân chứa chủ yếu là tinh dầu, thành phần chính của linh dầu là D-borneol, D-camphor, D-limonen, D-formylacetat, α-pinen, phellandren, paramethoxyethyl cinnamat. nerolidol, linalol.
duoc lieu sa nhan
4. Công dụng, cách dùng
Dược liệu Sa nhân có tác dụng trợ hô hấp, làm âm bụng, giúp tiêu hóa, giảm đau, an thần, chống nôn mửa và an thai. Dùng chữa các chứng bệnh: Bụng đầy trướng ăn không tiêu, đau bụng, nôn mửa, tả lỵ do lạnh, động thai.
Cách dùng:
Ngày dùng 3 – 6g, dạng thuốc sắc cùng các vị thuốc khác hay dạng hoàn tán.
Lưu ý. Người âm hư, nội nhiệt không dùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét