Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Cây cối xay - Abutilon indicum (L.) Sweet,

Cây cối xay có tên khoa học là Abutilon indicum (L.) Sweet, Họ Bông – Malvaceae hay nhiều người gọi cây cối xay bằng tên Cây Dằng xay, Kim hoa thảo, Nhĩ hương thảo, Ma mãnh thảo.
Đặc điểm thực vật, phân bố của Cối xay: Cây Cối xay mọc thành bụi, cao 1,0 – 1,5m. Toàn thân và các bộ phận của cây đều mang lông măng. Lá mềm, hình tim, đầu nhọn, dài và rộng chừng 10cm. Hoa mọc ở kẽ lá, đơn độc, màu vàng, cuống hoa dài bằng cuống lá. Đài 5 răng, không có tiểu đài, nhị nhiều. Nhụy gồm 20 lá noãn. Quả trông giống cái bánh xe hay cái cối xay. Cây mọc hoang ở khắp nơi trong cả nước.
Cách trồng Cối xay: Trồng Cối xay bằng hạt.
Bộ phận dùng, chế biến của Cối xay: Dùng lá, thân, rễ và quả Cối xay tươi hay khô.
Công dụng, chủ trị Cối xay: Cối xay có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giảm đau do cảm gió, thanh huyết nhiệt, có thể giải độc, lọc máu, khai khiếu, hoạt huyết. Chữa mụn nhọt, thông tiểu tiện, tiểu tiện đỏ, chữa sốt.
Liều dùng Cối xay: Ngày dùng 4 – 6g, dưới dạng thuốc sắc. Dùng lá giã đắp chữa mụn nhọt không kể liều lượng.
Chú ý: Không dùng cho người bị ỉa lỏng, tiểu tiện trong nhiều, phụ nữ có thai cần thận trọng.
Đơn thuốc chữa kiết lỵ: Quả Cối xay, hoa Mào gà mỗi thứ 30g, sắc uống ngày 3 lần cho đến hết triệu chứng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét