ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, PHÂN BỐ CỦA CÂY NGẢI CỨU:
Ngải cứu là loại cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ. Cây ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, có thể trồng quanh nhà làm thuốc.
Cách trồng cây ngải cứu: Trồng bằng thân ngầm, cành, ngọn bánh tẻ vào mùa xuân.
Bộ phận cây ngải cứu dùng: Thu hái lá và ngọn có hoa vào mùa hè, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm mát. Ngải cứu phơi khô để lâu năm càng tốt. Lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp. Lá ngải cứu phơi khô vỏ cắt thành bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung.
CÂY NGẢI CỨU TRỊ BỆNH GÌ ?
Công dụng cây ngải cứu có vị đắng, cay ấm, làm thuốc ôn khí huyết, điều kinh, an thai, chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều. Lá ngải sao cháy có tác dụng cầm máu.
LIỀU DÙNG BÀI THUỐC CÓ CÂY NGẢI CỨU:
Mỗi lần 8- 12 g, dưới dạng thuốc sắc hay nước cốt tươi, làm mồi ngải hay điếu ngải dùng để cứu, ngày 1-2 lần, mỗi lần 10-15 phút.
Chú ý: những trường hợp có sốt không nên dùng ngải cứu.
ĐƠN THUỐC CÓ THÀNH PHẦN CÂY NGẢI CỨU
NGẢI CỨU CHỮA BỆNH GAI CỘT SỐNG
Bài thuốc uống
- Nguyên liệu: Chuẩn bị lá ngải cứu và mật ong
- Cách làm: Lấy 300g ngải cứu tươi rửa sạch sau đó giã nát, thêm 2 muỗng mật ong, vắt lấy nước uống trưa, chiều.
- Thời gian điều trị: Uống liên tục trong 1-2 tuần bệnh tình sẽ giảm đi trông thấy!
Cây ngải cứu (còn gọi là ngải diệp) thuộc họ cúc, thường mọc hoang, nhưng nay đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi vì công dụng y học của nó. Ngải cứu vốn được xem là một loại thuốc quý, chữa được nhiều bệnh và là một món ăn bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe.
Thế nhưng, không phải trong mọi trường hợp sử dụng ngải cứu đều có lợi, đôi khi nó có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể con người.
1. Dễ gây sảy thai
Khi có thai, nếu chị em ăn ngải cứu với tần suất 1 đến 2 lần trong tuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân và thai nhi, vì ngải cứu không gây kích thích tử cung. Nó có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Chính vì thế, bà bầu nên chú ý khi ăn ngải cứu để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
2. Gây biến chứng đối với người bị viêm gan
Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.
3. Nguy hiểm đối với người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét